Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của một số

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của uỷ ban nhân dân thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 51)

một số bộ, ngành và địa phương

1.4.1 Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu

Trao đổi các văn bản, tài liệu chính thức giữa các CQNN thuộc tỉnh hoàn toàn dưới dạng điện tử

Việc cung cấp thông tin, trao đổi các văn bản, tài liệu điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chủ yếu qua các kênh phổ biến: Trang TTĐT, hệ thống thư điện tử, phần mềm quản lý văn bản điều hành eOffice và trở thành kênh chính thống của chính quyền Bà Rịa - Vũng Tàu trong việc cung cấp các chính sách, quy định pháp luật và TTHC, DVCTT phục vụ công dân, tổ chức và doanh nghiệp. Đồng thời, để góp phần đẩy mạnh hoạt động trao đổi văn bản điện tử, Sở TT&TT đã triển khai tích hợp hệ thống thư điện tử vào phần mềm quản lý văn bản (eOffice) đang triển khai ở hầu hết các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Ứng dụng hệ thống quản lý văn bản điều hành:

Hệ thống quản lý văn bản điều hành (Phần mềm văn phòng điện tử eOffice) đã được triển khai tại 22 cơ quan hành chính cấp tỉnh; Trên 80 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh và các sở, ngành; 8/8 huyện, thành phố; 82/82 đơn vị cấp xã (triển khai sử dụng trên máy chủ tập trung của UBND cấp huyện); Việc ứng dụng phần mềm ngày càng được cải thiện, nhiều sở, ngành triển khai phần mềm đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc để nâng cao hiệu quả quản lý và chỉ đạo điều hành (máy chủ tập trung tại sở, ngành). Đặc biệt tại các Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, nhiều đơn vị sự nghiệp đã triển khai và khai thác hiệu quả tiện ích của phần mềm cho công tác quản lý điều hành của sở, tiết kiệm chi phí in ấn, giảm thời gian giải quyết công việc hơn so với trước đây: Sở Y tế triển khai tại 15 đơn vị trực thuộc (Sở đã tổng kết từ việc tổ chức khảo sát tại các đơn vị đều đã sử dụng tốt các tiện ích của phần mềm); Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai cho 45 đơn vị trực thuộc (không sử dụng nguồn CNTT do UBND tỉnh giao).

Các cơ quan đã ứng dụng chữ ký số và con dấu điện tử trong việc phát hành văn bản đi trên phần mềm eOffice có: Sở Cơng thương, TT&TT, Nội vụ, Ngoại vụ, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Cơng nghệ, Văn hóa thể thao và du lịch, Lao động – Thương binh và xã hội, Tài chính, Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, Đài Phát thanh truyền hình Tỉnh, Ban Quản lý các khu cơng nghiệp. Trong đó, Văn phòng UBND Tỉnh, Sở Xây dựng chỉ sử dụng con dấu điện tử (lãnh đạo chưa sử dụng chữ ký điện tử).

1.4.2. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin của thành phố Đà Nẵng

Trong 7 năm liền từ 2009 đến 2015, Đà Nẵng liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam (Vietnam ICT Index) khối các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; mạng đô thị, mạng không dây thành phố, trung tâm thông tin dịch vụ công... được đưa vào hoạt động ổn định, hiệu quả. Trong khu vực và quốc tế, Đà Nẵng cũng là địa phương duy nhất của Việt Nam đến nay đã nhận được giải thưởng của Tổ chức FutureGov vào năm 2011 và giải thưởng xuất sắc trong việc thu hẹp khoảng cách số của tổ chức Chính quyền điện tử thế giới (WeGO) năm 2014. Đà Nẵng là địa phương đầu tiên tổ chức khánh thành Hệ thống thơng tin Chính quyền điện tử vào ngày 22/7/2014, đánh dấu bước phát triển mới trong tiến trình xây dựng chính quyền điện tử của thành phố.

Đạt được kết quả này, các đơn vị, sở, ban, ngành đã thực hiện nghiêm túc việc ứng dụng CNTT tại đơn vị mình, đưa vào sử dụng các phần mềm nền tảng của Hệ thống thơng tin chính quyền điện tử mà thành phố đã đầu tư như: phần mềm quản lý văn bản và điều hành mới, có khả năng liên thơng văn bản giữa các đơn vị; một cửa điện tử tập trung tại Trung tâm hành chính; phần mềm quận, phường điện tử; phần mềm đánh giá kết quả làm việc; hệ thống dịch vụ công trực tuyến... góp phần cải cách TTHC, nâng cao hiệu quả hoạt

động, hiệu quả chỉ đạo điều hành của hệ thống các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính cơng, giảm thiểu các chi phí cho người dân và các doanh nghiệp trong quá trình sử dụng các dịch vụ cơng. Đồng thời, tạo mơi trường bình đẳng, cơng khai, minh bạch trong việc tiếp cận thơng tin của chính quyền đối với người dân và doanh nghiệp.

Đà Nẵng chú trọng đầu tư cho hạ tầng CNTT và truyền thông; đầu tư, trang bị các trang thiết bị tại từng sở, ban ngành, UBND cấp huyện, cấp xã với tỷ lệ trang bị máy tính đạt 1 máy tính/1 CB,CC,VC. Đồng thời, xây dựng Mạng đơ thị thành phố (Mạng MAN) với chiều dài gần 300km cáp quang ngầm, băng thông mạng trục đạt tốc độ 20Gbps, kết nối 95 cơ quan nhà nước, từ UBND thành phố đến các sở, ban, ngành, quận huyện, xã, phường; xây dựng Trung tâm dữ liệu với dung lượng lưu trữ giai đoạn đầu đến 100TB phục vụ cho việc phát triển chính quyền điện tử tại Đà Nẵng. Hệ thống kết nối không dây công cộng (hệ thống wifi) với tổng cộng 430 điểm phát sóng wifi phủ sóng tại tất cả các sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường, các khu vực trung tâm của thành phố, các địa điểm du lịch, khu vực công cộng và đang được xúc tiến bổ sung trạm thu phát để nâng cao chất lượng, mở rộng vùng phủ sóng. Ứng dụng phần mềm “một cửa điện tử” tại quận, huyện, xã, phường đã hỗ trợ đến 234 TTHC, trong đó có 141 TTHC đã được xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức 3. Hệ thống thư điện tử @danang.gov.vn được cung cấp miễn phí cho tồn bộ cán bộ, cơng chức, viên chức của tất cả các cơ quan với khoảng 9.000 tài khoản và tỷ lệ khai thác thường xuyên đạt trên 70%. Thành phố cũng đã triển khai nhiều dịch vụ công trực tuyến trong các lĩnh vực như cấp phép lái xe, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép kinh doanh, cấp phép đầu tư, hộ tịch, y tế… Những dịch vụ này góp phần tạo thuận tiện, giảm thời gian và chi phí cho người dân

và doanh nghiệp trong việc sử dụng các dịch vụ hành chính cơng do các cơ quan nhà nước cung cấp. Các ứng dụng tiêu biểu của thành phố gần như đáp ứng đầy đủ theo các quy định của Nghị định số 64 và của Bộ Thông tin và Truyền Thơng. Bên cạnh đó, các ứng dụng chuyên ngành mà thành phố đang triển khai hướng đến mơ hình của một thành phố thơng minh hơn như quản lý xe buýt công cộng, chiếu sáng đơ thị, hệ thống thốt nước, chất lượng nước… cũng là một điểm khác biệt so với các địa phương khác. Điều này thể hiện rõ ứng dụng CNTT hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý của các ngành, lĩnh vực khác.

Nhà nước luôn ưu tiên cho việc ứng dụng và phát triển CNTT trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại.

1.4.3. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

Để nâng cao hiệu quả cơng việc, tiết kiệm thời gian, chí phí và góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, các đơn vị thuộc Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ứng dụng các phần mềm quản lý như: (i) Hệ thống phần mềm tổng hợp báo cáo giao ban tuần, tháng, quản lý tài sản, kế toán, nhiệm vụ khoa học và công nghệ … ; (ii) Phần mềm văn phòng điện tử dùng chung; (iii) Trao đổi văn bản điện tử trên mơi trường mạng. Hiện có khoảng 60% các loại văn bản truyền thống như: Giấy mời, tài liệu hội họp, văn bản (để biết, để báo cáo), thông báo chung, tài liệu cần trao đổi trong xử lý công việc, văn bản hành chính, hồ sơ cơng việc,… là dạng văn bản điện tử được lưu thông qua thư điện tử, văn phòng điện tử; Văn bản đi/đến được chuyển hoàn tồn trên mơi trường mạng (hồn tồn khơng dùng văn bản giấy) trên tổng số văn bản đi/đến với các cơ quan bên ngoài là 40%; Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua đường công văn trực tiếp trên tổng số văn bản đi/đến trong nội bộ cơ quan là

45%; Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua đường công văn trực tiếp trên tổng số văn bản đi/đến với cơ quan bên ngoài là 30%.

Thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg về tăng cường sử dụng thư điện tự công vụ trong hệ thống cơ quan nhà nước, hệ thống thư điện tử của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện đang sử dụng phần mềm quản lý thư điện tử Microsoft Exchange 2007 với tên miền là @mard.gov.vn cùng với 5 máy chủ vận hành, phục vụ. Chất lượng thư điện tử đã được cải thiện đáng kể so với những năm trước, đặc biệt từ khi có chỉ thị số 34 của Thủ tướng Chính phủ thì số lượng cán bộ, cơng chức, viên chức thuộc Bộ đăng ký sử dụng ngày càng tăng, đã cung cấp hơn 6.800 tài khoản địa chỉ email cho các đơn vị quản lý nhà nước của Bộ, bên cạnh đó cung cấp hòm thư điện tử tới các đơn vị cấp Viện nghiên cứu, Trường đào tạo thuộc Bộ, với tần xuất giao dịch hàng ngày khoảng 650 người dùng.

Với 90 % CBCCVC của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ được cấp hòm thư điện tử công vụ (@mard.gov.vn). Tuy nhiên, tỷ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng hòm thư công vụ trong công việc mới chỉ đạt 60%.

- Phần mềm CSDL Thống kê: đã vận hành, đáp ứng được mục tiêu

tổng hợp, xử lý báo cáo thống kê của 63 tỉnh, thành; Phân hệ chức năng cập nhật trực tuyến số liệu về kết quả thực hiện thống kê, kiểm tra, thanh tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản đã được cài đặt và vận hành tốt.

- Hệ thống phần mềm thư viện điện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT:

Đã được vận hành, nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu, chỉ đạo điều hành của Bộ Nơng nghiệp và PTNT.

Hình thành hệ thống liên thơng thư viện trong ngành nhằm tăng cường mối liên kết, huy động nguồn lực, cung cấp tài liệu và thông tin của ngành phục vụ cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác quản lý, nghiên cứu, tham gia sản xuất trong và ngoài ngành, xây dựng kho tư liệu số thống nhất trong ngành Nông nghiệp và PTNT, tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác thư viện của ngành và cải tạo hệ thống phòng đọc và phòng làm việc của thư viện.

- Cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh: Số liệu thu thập, lưu

trữ trong CSDL này được lấy từ nguồn số liệu thống kê chính thức, tư liệu kinh tế xã hội các tỉnh/thành phố và số liệu điều tra nông nghiệp nông thôn, điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê và nguồn từ các cơ quan, địa phương. Nội dung gồm dữ liệu từ năm 2000 cho tới năm 2013 với hơn 330 chỉ tiêu được phân loại cụ thể.

- Cơ sở dữ liệu thông tin thị trường: được hỗ trợ từ nguồn vốn của

ngân hàng phát triển châu Á (ADB) để xây dựng phần mềm và kinh phí Xúc tiến thương mại để thu thập giá của các mặt hàng nông sản tại 17 tỉnh thành trên cả nước và các sàn giao dịch trên thế giới nhằm hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ cũng như Ban chỉ đạo thị trường nông sản thực hiện một cách kịp thời.

- Nhiều phần mềm ứng dụng, tiện ích phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, sản xuất, phục vụ công việc chuyên môn trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản,… cũng đã được triển khai nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành chung của Bộ. Các phần mềm CSDL chuyên ngành, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành, nghiên cứu khoa học tại các đơn vị thuộc Bộ đã cập nhật kịp thời các kết luận giao ban, nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ giao cho các đơn vị, hệ thống văn bản quy phạm pháp

luật, các thông báo, báo cáo, chương trình cơng tác của Bộ, các sự kiện thời sự nổi bật của ngành, tình hình bão lụt, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi…

1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Từ việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW và kinh nghiệm thực tiễn ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan nhà nước trong thời gian qua cho thấy: để nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan nhà nước cần có quyết tâm chính trị cao của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của tồn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, sự tham gia tích cực, chủ động của các doanh nghiệp CNTT và người dân. Bài học kinh nghiệm chung để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT cho cơ quan nhà nước là:

- Thứ nhất, về kinh phí thực hiện: thực tiễn trong nhiều năm cho thấy,

hầu hết các chương trình, đề án, dự án về CNTT không đạt được hiệu quả cao là do vấn đề kinh phí triển khai. Nhiều hạng mục trong các chương trình, đề án, dự án khơng được bố trí vốn hoặc bố trí khơng đủ dẫn đến việc thực hiện các hạng mục với quy mô và kết quả không như mong muốn.

- Thứ hai, về nhân lực triển khai việc ứng dụng CNTT : đặc biệt là vai

trò lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền các cấp đối với cơng tác ứng dụng, phát triển CNTT là một yếu tố quyết định để triển khai thành cơng các chương trình, đề án, dự án về CNTT. Vì vậy, người đứng đầu các cấp, các ngành phải chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo ứng dụng, phát triển CNTT nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, đơn vị được giao phụ trách.

- Thứ ba, về đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò của CNTT: các tổ

chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồn thể nhân dân, doanh nghiệp và toàn xã hội phải thường xuyên quán triệt sâu, rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước về CNTT; về vị trí, vai trò của CNTT; về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển CNTT trong quá trình phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế.

- Thứ tư, công tác điều phối và phối hợp để triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án về CNTT: là rất quan trọng, đặc biệt là cơ chế

phối hợp giữa các cơ quan Đảng, giữa các bộ ngành, giữa các cấp chính quyền trung ương và địa phương và cơ chế phối hợp giữa các cấp có thẩm quyền quản lý tài chính, đầu tư với cơ quan chủ trì triển khai các chương trình, kế hoạch, dự án. Do đó, Chính phủ phải đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành của Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về an tồn, an ninh thơng tin cũng như hồn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật về CNTT.

- Thứ năm là tăng cường thực hiện cơ chế kiểm tra, đánh giá: cùng với việc tạo điều kiện về nguồn lực tài chính và con người thì việc có một cơ chế kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, đề án, dự án về CNTT với các tiêu chí cụ thể là hết sức cần thiết.

Tiểu kết chương 1

Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước góp phần

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của uỷ ban nhân dân thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w