Sự lãnh đạo của Đảng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai ở tỉnh quảng ngãi (Trang 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các điều kiện bảo đảm thựchiện pháp luật về phòng, chống thiên tai

1.3.1. Sự lãnh đạo của Đảng

Trong hệ thống chính trị ở nước ta, Đảng lãnh đạo, Nhà nước thực thi quyền lực của nhân dân. Ngồi ra hệ thống chính trị bao gồm: Mặt trận, cơng đồn, Đồn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân và Hội Cựu chiến binh. Đảng cũng có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp trong việc phịng, chống thiên tai hiệu quả, từ đó Nhà nước sẽ cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật phòng, chống thiên tai một cách cụ thể, thể hiện ý chí chung của

tồn xã hội, tạo nên sự hồn thiện thống nhất trong hệ thống pháp luật phịng, chống thiên tai. Một hệ thống pháp luật hồn thiện sẽ hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật phịng, chống thiên tai.

Có thể nói, những định hướng tính chiến lược của Đảng đã và đang được thể chế hóa thơng qua việc xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống thiên tai từng bước luật hóa để nâng cao nhận thức của người dân trong việc xây dựng một cộng đồng an tồn trước thiên tai góp phần hồn thành những mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới.

1.3.2. Mức độ hồn thiện của pháp luật về phịng, chống thiên tai

Pháp luật có vai trị quan trọng trong việc điều hành các mối quan hệ xã hội, tạo ra trật tự và ổn định cho xã hội nhất là trong việc ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng vi phạm pháp luật. Các văn bản pháp luật được kiện toàn và hoàn thiện, đầy đủ, thống nhất, cụ thể và có tính khả thi cao hướng tới các giá trị nhân văn cùng với hệ thống pháp luật phòng, chống thiên tai nhằm ngăn chặn các nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm pháp luật, đặc biệt hệ thống pháp luật phịng, chống thiên tai từng bước ngày càng hồn thiện đã góp phần đẩy mạnh các hoạt động quản lý nhà nước về thiên tai một cách hiệu quả nhằm hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về phịng, chống thiên tai.

Có thể nói, đây là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai, bởi các quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai là cơ sở pháp lý cho quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai, để các cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan tới lĩnh vực này tn thủ trong q trình thực thi pháp luật.

Có nhiều tiêu chuẩn để xác định mức độ hồn thiện của một hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về phịng, chống thiên tai nói riêng, trong đó có

bốn tiêu chuẩn cơ bản là: Tính tồn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật lập pháp.

Thứ nhất, tính tồn diện là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn

thiện của pháp luật về phịng, chống thiên tai. Có thể nói, đây là tiêu chuẩn để định lượng pháp luật về phòng, chống thiên tai. Nếu pháp luật về phịng, chống thiên tai mà tồn diện thì tính hiệu quả sẽ rất cao, và việc tổ chức thực hiện nó cũng đơn giản hơn, gặp ít vướng mắc, khó khăn hơn.

Thứ hai, tính đồng bộ của pháp luật về phịng, chống thiên tai thể hiện sự

thống nhất của nó. Khi xem xét mức độ hồn thiện của pháp luật về phòng, chống thiên tai cần phải chú ý xem giữa các bộ phận của hệ thống pháp luật về phịng, chống thiên tai có trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn khơng.

Thứ ba, tính phù hợp của pháp luật thể hiện sự tương quan giữa nội dung

của pháp luật về phòng, chống thiên tai với trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Pháp luật về phòng, chống thiên tai phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội, nó khơng thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện nhiều mặt. Vì vậy khi xem xét tiêu chuẩn này cần chú ý đến các mặt và giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật về phịng, chống thiên tai với kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyền thống và các quy phạm xã hội khác.

Thứ tư, trình độ kỹ thuật lập pháp: Kỹ thuật lập pháp là một vấn đề rộng

lớn, phức tạp trong đó có ba điểm quan trọng, cần thiết phải chú ý khi xây dựng và hồn thiện pháp luật về phịng, chống thiên tai, gồm (1) Kỹ thuật lập pháp thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hồn thiện pháp luật; (2) Trình độ kỹ thuật lập pháp thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật; (3) Cách biểu đạt bằng ngơn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cơ đọng, lơ gíc, chính xác và một nghĩa.

Hệ thống pháp luật về phịng, chống thiên tai càng tồn diện, mức độ hồn thiện của pháp luật càng cao thì giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật về

phịng, chống thiên tai càng hiệu quả, góp phần mang lại lợi ích cho Nhà nước, lợi ích của các tổ chức và cá nhân. Ngược lại, với một hệ thống pháp luật về phịng, chống thiên tai ở mức hồn thiện thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai, làm cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân bị trì trệ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, cá nhân đó. Tuy nhiên, để pháp luật về phòng, chống thiên tai đi vào đời sống của người dân không chỉ địi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hồn thiện mà phải có sự kết hợp nhiều yếu tố với nhau.

1.3.3. Văn hóa pháp luật về phịng, chống thiên tai

Văn hóa pháp luật về phịng, chống thiên tai được hình thành từ tổng thể các hoạt động xã hội - pháp luật trên cả phương diện lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai.

Đó chính là hệ thống các giá trị, chuẩn mực pháp luật được kết tinh từ trí thức pháp luật, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật về phịng, chống thiên tai và hành vi pháp luật trong lĩnh vực phịng, chống thiên tai; có ảnh hưởng sâu rộng tới các hình thức thực hiện pháp luật từ tuân thủ, chấp hành, sử dụng, cho tới áp dụng pháp luật về phịng, chống thiên tai. Văn hóa pháp luật được thể hiện ra trong đời sống pháp luật thơng qua q trình thực hiện pháp luật (hành vi pháp luật và lối sống theo pháp luật của các chủ thể). Giữa văn hóa pháp luật và hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Văn hóa pháp luật là cơ sở nền tảng khuôn mẫu tư duy và chuẩn mực hành vi của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, có định hướng đúng đắn. Ngược lại hoạt động thực hiện pháp luật có tác dụng bổ sung làm phong phú sâu sắc thêm cho các giá trị chuẩn mực của văn hóa pháp luật.

Văn hóa pháp luật là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa dân tộc và hàm chứa trong nó ba yếu tố: Ý thức pháp luật; hệ thống pháp luật và trình độ, kỹ năng, nghệ thuật áp dụng pháp luật trong đời sống xã hội.

Như vậy, văn hóa pháp luật về phịng, chống thiên tai là một thể thống nhất bao gồm các thành tố cơ bản, giữa chúng vừa có mối liên hệ hữu cơ, chịu sự tác động thường xuyên của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia, dân tộc và thời đại. Hệ thống pháp luật về phòng, chống thiên tai được thể hiện với ý nghĩa là các sản phẩm vật chất của ý thức pháp luật về phòng, chống thiên tai, của trình độ nhận thức, hiểu biết về pháp luật về phịng, chống thiên tai của cán bộ, cơng chức cơng tác trong lĩnh vực phịng, chống thiên tai và của cả các tổ chức và cá nhân chịu sự tác động của pháp luật phòng, chống thiên tai.

Đồng thời, ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức; của cộng đồng và chất lượng của hệ thống văn bản pháp luật chính là những tiền đề quan trọng bảo đảm cho hoạt động thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai đạt được kết quả cao trong thực tiễn. Sự hiểu biết pháp luật phịng, chống thiên tai của cán bộ, cơng chức; người dân trong lĩnh vực này càng đầy đủ, sâu sắc, toàn diện, hệ thống văn bản pháp luật càng đúng đắn, nhân văn, tiến bộ thì hoạt động thực thi pháp luật về phịng, chống thiên tai, bảo vệ pháp luật phòng, chống thiên tai càng trở nên chủ động, tự giác, tích cực. Và việc tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống thiên tai của các cơ quan, tổ chức và mỗi cá nhân cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, cũng như lối sống theo pháp luật, trình độ vận dụng pháp luật trong quá trình quản lý xã hội là một kết quả tất yếu của quá trình nhận thức, nắm bắt kiến thức pháp luật và là yếu tố không thể thiếu được của văn hóa pháp luật về phịng, chống thiên tai.

Tóm lại, nếu như văn hóa pháp luật về phịng, chống thiên tai cao thì việc thực hiện pháp luật về phịng, chống thiên tai cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn và được diễn ra chủ động và tích cực hơn. Ngược lại, nếu như văn hóa pháp luật về phịng, chống thiên tai thấp thì hoạt động thực thi pháp luật về phòng, chống thiên tai được diễn ra sẽ khơng tồn diện, sẽ mang tính tiêu cực nhiều hơn.

1.3.4. Năng lực thực hiện pháp luật về phịng, chống thiên tai của các chủ thể có thẩm quyền

Năng lực thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai của các chủ thể có thẩm quyền trước hết là việc đảm bảo điều kiện thi hành văn bản quy phạm pháp luật về phịng, chống thiên tai. Đó là năng lực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với chủ thể pháp luật, nhất là chủ thể thực hiện pháp luật. Và quan trọng nhất trong thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về phịng, chống thiên tai nói riêng, chính là khả năng theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật, trong đó quan trọng là khả năng xây dựng khung theo dõi thi hành pháp luật và hệ thống thu thập dữ liệu về thi hành pháp luật.

Như vậy, nếu như chủ thể có thẩm quyền trong thực hiện pháp luật về phịng, chống thiên tai có năng lực tổ chức thực hiện pháp luật thì pháp luật về phịng, chống thiên tai sẽ được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi tới mọi người dân, mọi cơ quan, tổ chức. Và khi các chủ thể có thẩm quyền theo dõi và đánh giá thi hành pháp luật về phòng, chống thiên tai thì sẽ cho ra được những thơng số có ý nghĩa quan trọng giúp các nhà làm luật xây dựng và điều chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Ngược lại, nếu như năng lực thực hiện pháp luật về phịng, chống thiên tai kém thì pháp luật về phòng, chống thiên tai chỉ là ở trên trang giấy, là lời nói sng; nguy cơ các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai sẽ diễn ra thường xuyên hơn hoặc sẽ không được xử lý, không được phòng ngừa. Và thực trạng các văn bản pháp luật của lĩnh vực về phịng, chống thiên tai lỗi thời, khơng hợp lý hoặc chồng chéo, mâu thuẫn không được phản ánh với các cơ quan có thẩm quyền để được sửa đổi, bổ sung kịp thời.

1.3.5. Sự phát triển của khoa học, cơng nghệ và ứng dụng trong lĩnh vực phịng, chống thiên tai

Đây là một yếu tố mới nhưng hết sức cần thiết trong tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai. Với đóng góp tích cực của các chun

gia, nhà khoa học; sự phát triển của khoa học, cơng nghệ sẽ góp phần thiết thực vào việc tạo lập cơ sở lý luận và thực tiễn đồng thời đưa ra những giải pháp mang tính khoa học hỗ trợ cơ quan tổ chức hữu quan trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thiết lập cơ chế hữu hiệu bảo đảm phịng, chống thiên tai có hiệu quả.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về phịng, chống thiên tai với thơng tin được tích hợp đầy đủ và thống nhất từ cơ sở dữ liệu tại 63 tỉnh, thành phố. Chuẩn hóa và thống nhất nghiệp vụ phịng, chống thiên tai trên phạm vi tồn quốc mang tính khả thi và có hiệu quả cao phần lớn là phụ thuộc vào các ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

Ứng dụng triệt để khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong xử lý nghiệp vụ phòng, chống thiên tai nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống thiên tai. Như vậy, khi ứng dụng khoa học công nghệ phát triển, việc tổ chức thực hiện pháp luật phịng, chống thiên tai sẽ hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai.

Hệ thống thông tin phục vụ quản lý nhà nước và hoạt động phòng, chống thiên tai bao gồm:

Cơ sở hạ tầng thông tin gồm hệ thống thông tin công cộng và trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; thiết bị quan trắc tự động truyền tin; hệ thống thông tin cảnh báo sớm;

Cơ sở dữ liệu về thơng tin gồm cơ sở dữ liệu về khí tượng, thủy văn, hải văn, động đất, sóng thần; cơ sở dữ liệu về thiên tai và thiệt hại thiên tai; cơ sở dữ liệu về hệ thống cơng trình phịng, chống thiên tai; cơ sở dữ liệu về cơng trình hạ tầng có liên quan đến phịng, chống thiên tai; số liệu quan trắc và truyền phát tự động tại thời điểm thiên tai đang diễn ra…

1.3.6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai

Vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động phòng, chống thiên tai bao gồm vật tư, phương tiện, trang thiết bị của Nhà nước; huy động của tổ chức, cá nhân trên địa bàn; của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự chuẩn bị.

Nhu yếu phẩm của tổ chức, cá nhân và hàng hóa, vật tư, thiết bị thuộc dự trữ quốc gia của cơ quan nhà nước phục vụ cho hoạt động phòng, chống thiên tai bao gồm lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, hóa chất, thiết bị xử lý nước, thuốc khử trùng và vật phẩm cần thiết khác để bảo đảm đời sống nhân dân khi thiên tai xảy ra.

Để đảm bảo thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai đạt hiệu quả cao nhất thì cơng tác đảm bảo tài chính là khâu quan trọng, nguồn tài chính phục vụ cho cơng tác này được sử dụng từ các nguồn: Ngân sách nhà nước; Quỹ phịng, chống thiên tai; Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân. Trong đó:

- Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai bao gồm ngân sách nhà nước theo dự tốn chi hàng năm và dự phịng ngân sách nhà nước.

Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai theo dự toán chi hàng năm được sử dụng cho xây dựng chiến lược, kế hoạch phòng, chống thiên tai; đầu tư, xây dựng, tu bổ, nâng cấp cơng trình phịng, chống thiên tai; hoạt động phòng, chống thiên tai; hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai các cấp.

Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Dự phòng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng theo quy định sau đây:

Căn cứ vào hoạt động ứng phó, mức độ thiệt hại, nhu cầu cứu trợ và các chế độ, chính sách, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) quyết định cấp dự phòng ngân sách của địa phương để xử lý các nhu cầu khẩn cấp cho ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ngồi dự tốn chi hàng năm đã được phê duyệt;

Trường hợp dự phịng ngân sách địa phương đã chi hết nhưng khơng đủ đáp ứng cho các nhu cầu khẩn cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ. Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai tổng hợp tình hình thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ của địa phương và đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định.

-Quỹ phòng, chống thiên tai

Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ được thành lập ở cấp tỉnh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý. Quỹ phòng, chống thiên tai không bao gồm ngân

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai ở tỉnh quảng ngãi (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w