1.4. Nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng công chức ở một số quốc gia
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Văn phịng Chính phủ
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về việc nâng cao chất lượng công chức trong bối cảnh xây dựng CPĐT có thể rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, thực hiện công khai, minh bạch, coi trọng thực tài trong tuyển
dụng, thăng hạng, bổ nhiệm cản bộ, công chức. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy để có được đội ngũ cơng chức có chất lượng, vấn đề quyết định là nằm ở khâu tuyển chọn. Do đó, phải tiếp tục hồn thiện các quy định về tuyển dụng bao gồm tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng và thanh tra thường xuyên hơn việc thực hiện các quy định tuyển dụng của cơ quan, cơng chức có trách nhiệm.
Thứ hai, bố trí, sử dụng cơng chức phải khoa học, hợp lý, đúng người,
đúng việc nhằm phát huy tối đa năng lực, sở trường của mỗi cá nhân.
Thứ ba, rà soát, thiết kế lại và thực hiện nghiêm túc sự phân công, phân
cấp hợp lý hệ thống đào tạo, bồi dưỡng công chức. Đồng thời, cần tăng cường áp dụng thành công thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức.
Thứ tư, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đội ngũ cơng chức
theo hướng số hóa. Nếu hệ cơ sở dữ liệu này được xây dựng thì khơng chỉ các bộ, các cơ quan quản lý tốt đội ngũ cơng chức của mình mà cịn tạo thuận lợi cho việc chia sẻ thơng tin giữa các cơ quan, giúp ngăn ngừa và đấu tranh với nạn tham nhũng.
Thứ năm, có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với công sức mà công chức
đã bỏ ra, đảm bảo đời sống của công chức ngày càng được cải thiện, đặc biệt là tiền lương để công chức yên tâm công tác, nỗ lực và cống hiến. Thực hiện khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, khách quan, đúng quy định.
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1 tác giả đã trình bày, phân tích một số nội dung cơ bản về cơng chức hành chính, CPS, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cơng chức trong bối cảnh xây dựng chính phru số; chất lượng cơng chức cũng, những tiêu chí đánh giá chất lượng, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng chức hành chính đặt trong bối cảnh xây dựng CPS. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã trình bày một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng công chức hành chính trong bối cảnh xây dựng CPS của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm. Với những nội dung về lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng cơng chức hành chính đã được trình bày ở chương 1 sẽ là luận cứ khoa học để tác giả có thể tiến hành phân tích, khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng công chức tại VPCP ở chương 2, cũng như việc xây dựng phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng cơng chức hành chính tại VPCP ở chương 3.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CƠNG CHỨC TẠI VĂN PHỊNG CHÍNH PHỦ