Xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh

Một phần của tài liệu Quyền khai sinh theo pháp luật việt nam (Trang 46 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát pháp luật về quyền khai sinh

2.1.2. Xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì cá nhân từ khi sinh ra có quyền đƣợc khai sinh.

Quyền đƣợc khai sinh là một trong những quyền quan trọng của mỗi cá nhân để khẳng định sự tồn tại của cá nhân đó trong một Nhà nƣớc và dƣợc Nhà nƣớc công nhận là một cơng dân của Nhà nƣớc đó. Quyền đƣợc khai sinh là cơ sở pháp lý quan trọng để cá nhân thực hiện các quyền khác nhƣ quyền có họ tên, có quốc tịch và các quyền dân sự khác.

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc, quốc tịch, quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của ngƣời đó.

Để thực hiện quyền đƣợc khai sinh đối với trẻ em pháp luật về quản lý và đăng ký hộ tịch quy định trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ khơng thể đi khai sinh, thì ơng, bà hoặc những ngƣời thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.

Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014 thì thẩm quyền đăng ký khai sinh đƣợc quy định nhƣ sau: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của

người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh” [27].

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cƣ trú của ngƣời mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định đƣợc nơi cƣ trú của ngƣời mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cƣ trú của ngƣời cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Trong trƣờng hợp không xác định đƣợc nơi cƣ trú của ngƣời mẹ và ngƣời cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Trƣờng hợp không thực hiện việc đăng ký khai sinh trong thời hạn quy định thì phải đăng ký theo thủ tục đăng ký quá hạn.

Thẩm quyền đăng ký khai sinh quá hạn quy định như sau:

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh thực hiện việc đăng ký khai sinh quá hạn.

Trong trƣờng hợp ngƣời đã thành niên đăng ký khai sinh q hạn cho mình, thì có thể đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi ngƣời đó cƣ trú.

Khi đăng ký khai sinh quá hạn cho ngƣời đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân nhƣ: sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, mà trong các hồ sơ, giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán thì đăng ký đúng theo nội dung đó. Trƣờng hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của ngƣời đó khơng thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ đƣợc lập đầu tiên. Trong trƣờng hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai về q quán đƣợc ghi theo địa danh hiện tại. Phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh đƣợc ghi theo thời điểm đăng ký khai sinh quá hạn.

Thẩm quyền đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngồi

Đối với trƣờng hợp có yếu tố nƣớc ngồi thì sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết theo quy định sau:

“Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cƣ trú của ngƣời cha hoặc ngƣời mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trƣờng hợp sau đây:

1. Trẻ em đƣợc sinh ra tại Việt Nam:

a) Có cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam còn ngƣời kia là ngƣời nƣớc ngồi hoặc ngƣời khơng quốc tịch;

b) Có cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam cƣ trú ở trong nƣớc còn ngƣời kia là cơng dân Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngồi;

c) Có cha và mẹ là cơng dân Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngồi;

d) Có cha và mẹ là ngƣời nƣớc ngồi hoặc ngƣời không quốc tịch.

2. Trẻ em đƣợc sinh ra ở nƣớc ngoài chƣa đƣợc đăng ký khai sinh về cƣ trú tại Việt Nam:

a) Có cha và mẹ là cơng dân Việt Nam;

b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam”.

Ngồi ra tại Khoản 1, 2 Điều 8 Thơng tƣ số 04/2020/TT-BTP ngày 28/05/2020 của Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP còn hƣớng dẫn đăng ký khai sinh trong trƣờng hợp ngƣời mẹ có nơi đăng ký thƣờng trú, nhƣng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi ngƣời mẹ đăng ký tạm trú cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em và một số trƣờng hợp khai sinh có liên quan đến yếu tố nƣớc ngoài đƣợc thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện do đƣợc phân cấp.

Một phần của tài liệu Quyền khai sinh theo pháp luật việt nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w