Khái niệm và đặc điểm thực hiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 28 - 32)

Bảng 2.3 Sự biến động hộ nghèo huyện Đà Bắc từ 201 5 2019

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Thực hiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm thực hiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo

Khái niệm: Thực hiện pháp luật về XĐGN cịn được hiểu là q trình

đưa pháp luật về XĐGN vào thực tiễn đời sống xã hội, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể pháp luật.

Thực hiện pháp luật về XĐGN có đặc điểm của thực hiện pháp luật nói chung, ngồi ra cịn có những đặc điểm riêng bởi vị trí, vai trị của nó trong đời sống xã hội. Vì thế, thực hiện pháp luật về XĐGN có đặc điểm sau:

- Thứ nhất, thực hiện pháp luật về XĐGN là hành vi hợp pháp của các

chủ thể pháp luật về XĐGN. Hành vi đó là tồn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của chủ thể trong một hoàn cảnh cụ thể, nghĩa là những hành vi mang tính pháp lý phù hợp với các quy định của pháp luật, cũng có thể hiểu là hành vi làm đúng theo những gì mà pháp luật quy định. Như vậy, một chủ thể thực hiện pháp luật XĐGN phải bằng hành vi hợp pháp, có thể là hành vi hành động hoặc không hành động nhưng phải làm đúng, làm đủ, không trái với những quy định của pháp luật về XĐGN.

- Thứ hai, thực hiện pháp luật về XĐGN là hoạt động có mục đích, mục

tiêu cụ thể.

Trong những u cầu đặt ra đối với việc xây dựng pháp luật về XĐGN, vấn đề trọng tâm là đưa ra các biện pháp để thực hiện yêu cầu đó sao cho phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, việc thực hiện pháp luật về XĐGN là nhằm thực hiện các mục tiêu mà XĐGN tạo ra, đó là phát triển tồn diện con người, giải quyết nạn đói nghèo, coi con người là động lực, là nhân tố quan trọng nhất để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội; giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp...

Mục tiêu của việc ban hành pháp luật XĐGN là giúp xóa bỏ đói nghèo, nâng cao đời sống nhân dân gắn với việc bảo đảm các quyền của con người, vì sự phát triển tồn diện của con người, hướng tới phát triển kinh tế, xã hội.

Do đó, việc tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, hệ thống pháp luật về XĐGN phải tuân theo những nguyên tắc, quy định chung của Luật pháp quốc tế nói chung và đất nước nói riêng. Cơng dân ứng xử với nhau theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải tôn trọng pháp luật một cách triệt để, phải xử sự theo đúng yêu cầu của pháp luật, địi hỏi mọi cơng dân có trách nhiệm tham gia vào quản lý các cơng việc của Nhà nước.

- Thứ ba, q trình thực hiện pháp luật về XĐGN được đảm bảo thực

hiện bằng pháp luật của Nhà nước. Chính sự đảm bảo của Nhà nước mới làm cho pháp luật về XĐGN có mơi trường thực thi bình đẳng, cơng bằng về quyền, nhiệm vụ pháp lý. Việc đảm bảo có thể là đảm bảo chung (đảm bảo pháp lý, tổ chức, xã hội) hoặc xuất phát từ đặc tính các quan hệ xã hội được pháp luật XĐGN điều chỉnh hoặc tùy vào chủ thể chịu sự tác động của pháp luật XĐGN mà Nhà nước đưa ra biện pháp phù hợp.

Các quy phạm pháp luật về XĐGN là những quy tắc xử sự của mọi công dân, của các nhà chức trách có thẩm quyền, là những quy định về nội dung chương trình, phương thức hoạt động, bộ máy quản lý nhà nước, những quy định về địa vị pháp lý của các chủ thể khác nhau… trong lĩnh vực XĐGN. Do đó, nó có tính bắt buộc thực hiện đối với mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, bảo đảm tính quyền lực của Nhà nước được thực thi trong đời sống thực tiễn.

1.2.2. Nguyên tắc thực hiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo

1.2.2.1. Pháp luật về xóa đói giảm nghèo trong phạm vi cả nước phải được nhận thức đúng đắn và thống nhất từ quan điểm đến nội dung của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước, các Điều ước quốc tế có nợi dung liên quan đến XĐGN mà Việt Nam là thành viên.

Đây là yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trước hết nó địi hỏi tất cả các quan hệ xã hội quan trọng nói chung phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Nhà nước phải xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật tạo ra sự

thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về XĐGN. Từ cơ sở có hệ thống pháp luật hồn chỉnh và đầy đủ thì việc nhận thức đúng đắn và thống nhất những quy định của pháp luật về XĐGN phải được thực hiện trên phạm vi cả nước, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo – nơi tập trung đông đảo người dân nghèo để mọi cá nhân, mọi tổ chức phải nhận thức đúng đắn về tư tưởng, nội dung và ý nghĩa của pháp luật về XĐGN để làm cơ sở cho việc thực hiện trong thực tiễn.

Hiến pháp và Luật là những văn bản thể hiện một cách tập trung ý chí và những lợi ích cơ bản của nhân dân lao động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là những văn bản có giá trị pháp lý cao, là cơ sở của hệ thống pháp luật, do đó, các văn bản khác phải tuân thủ nghiêm túc những quy định của Hiến pháp và Luật trong phạm vi cả nước. Điều này đảm bảo tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật, sự thơng suốt trong quy trình quản lý đất nước của Nhà nước.

Việc xây dựng và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về XĐGN cần được được xem xét trên cơ sở bảo đảm tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc Việt Nam có thể tham gia và phải có tính khả thi, phù hợp với văn hóa, xã hội và điều kiện kinh tế tại Việt Nam.

1.2.2.2. Thực hiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo phải được thực hiện mợt cách chính xác, cơng bằng, cơng khai và minh bạch.

Pháp luật về XĐGN là cơ sở để thực hiện trong thực tế nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trên lĩnh vực XĐGN. Điều này có nghĩa là khi một văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành nó phải thể hiện được một cách chính xác, triệt để nội dung, tinh thần của pháp luật, thể hiện được tính khả thi trong thực tế. Để đảm bảo tính chính xác, triệt để trong việc thực hiện pháp luật về XĐGN đòi hỏi các chủ thể trong mọi hoạt động của mình phải tuân theo những quy định của pháp luật, thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ theo pháp luật về XĐGN.

Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện cho mọi người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Với việc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, người dân sẽ dễ dàng ý thức được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo các quy định của pháp luật, đồng thời cũng đòi hỏi cơ quan nhà nước và các cán bộ, công chức nhà nước thực hiện đảm bảo dựa theo các quy định của pháp luật.

Trong công tác XĐGN, công khai, minh bạch sẽ làm cho các cơng chức nhà nước có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách cơng vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định. Bởi vì, mọi hành vi vi phạm, phiền hà sách nhiễu hay lợi dụng chức trách tư lợi đều có thể bị phát hiện và xử lý. Để công khai theo đúng nghĩa thì cần có những hình thức nhất định và cụ thể. Mục đích và u cầu của các hình thức ấy phải đảm bảo thơng tin "khơng giấu diếm, bí mật mà cho mọi người cùng biết", thực hiện thơng qua nhiều hình thức, đặc biệt là hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

1.2.2.3. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về xóa đói giảm nghèo.

Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có ảnh hưởng khơng tốt đến q trình thực hiện những quy định của pháp luật về điều chỉnh các quan hệ xã hội trên lĩnh vực XĐGN. Nó gây ra những tổn thất cho xã hội, xâm phạm sở hữu Nhà nước và công dân như là lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng vị trí, chức năng cơng tác có hành vi vi phạm pháp luật để trục lợi cá nhân, thực hiện hành vi tham nhũng, gây lãng phí, thất thốt ngân sách nhà nước. Với những hành vi vi phạm pháp luật như trên cần được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Những khiếu nại, tố cáo các vấn đề có liên quan đến XĐGN phải được cấp có thẩm quyền xem xét và giải quyết nhanh chóng, đúng đắn theo quy định của pháp luật.

1.2.2.4. Thực hiện pháp luật về xóa đói giảm nghèo phải được kiểm tra, thanh tra và giám sát một cách thường xuyên

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát là một hoạt động phải được tiến hành thường xuyên nhằm đánh giá việc thực hiện những quy định của pháp luật về XĐGN; xem xét các biện pháp hoạt động của các cấp, các ngành, cũng như phát hiện những hạn chế để từng bước củng cố bộ máy quản lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật, phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả trong thực hiện pháp luật về XĐGN. Thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát giúp cho chủ thể quản lý thấy được những điểm chưa phù hợp, thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật, khắc phục được các kẽ hở của pháp luật để ngăn ngừa mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w