Hoàn thiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con

Một phần của tài liệu Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 90 - 108)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con

Có thể thấy, các quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con của Luật HN&GĐ năm 2014 đã khá hoàn thiện, nhiều quy định phù hợp với thực tế đời sống. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quy định cần được sửa đổi, bổ sung để hợp lý hơn, tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể trong mối quan hệ này. Sau đây tác giả luận văn xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con.

Thứ nhất, cần hướng dẫn rõ ràng hơn về những hành vi của cha, mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Hiện nay những trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên chỉ được quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2014. Những hành vi này có thể xảy ra hàng ngày, hàng giờ ở nhiều nơi. Tuy nhiên, thế nào là “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con”, thế nào là “Phá tán tài sản của con” và thế nào là “Có lối sống đồi trụy” thì cần được hướng dẫn cụ thể. Tránh trường hợp hiểu không đúng dẫn đến sự tùy tiện ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, thậm chí là khơng đúng quy định pháp luật. Đáng lẽ, tính chất mức độ hành vi của cha, mẹ là chưa nghiêm trọng hoặc chưa thể coi là phá tán tài sản của con… nhưng Tòa án ra quyết định hạn chế quyền trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục hoặc hạn chế quyền quản lý tài sản riêng của con... hoặc ngược lại nhưng Tịa án khơng chấp nhận u cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.

Thứ hai, về vấn đề cấp dưỡng của cha mẹ đối với con, nhất là trường hợp cấp dưỡng nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn:

- Cần nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về cách tính mức cấp dưỡng dựa trên tỷ lệ % thu nhập của người phải cấp dưỡng, đưa ra mức cấp dưỡng tối thiểu và tối đa để Tòa án áp dụng thống nhất khi xét xử loại việc này và quy định thêm việc thay đổi mức cấp dưỡng căn cứ vào trượt giá hoặc mức lương, mức thu nhập của người cấp dưỡng thay đổi. Về vấn đề này, tác giả luận văn ủng hộ quan điểm của tác giả Ngô thị Vân Anh viết trên tạp chí nghiên cứ lập pháp số 16 năm 2018 bàn về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi cho rằng “cần có hướng dẫn cụ thể hơn về mức cấp dưỡng tối thiểu. Theo cách thức mà rất nhiều Toà án đã đưa ra, mức cấp dưỡng có thể được tính theo mức lương cơ sở theo từng thời điểm khác nhau. Trong hoàn cảnh các nhu cầu cần được đáp ứng ngày càng mở rộng, mức cấp dưỡng khơng nên thấp hơn ¾ mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Mặc dù bên cấp dưỡng hay bên trực tiếp ni dưỡng đều có nghĩa vụ đóng góp tài sản để ni dạy con, tuy vậy, mức cấp dưỡng bằng ½ mức lương cơ sở như trong nhiều trường hợp là chưa thực sự đảm bảo quyền lợi của con”[1].

- Bổ sung quy định cho phép Tòa án can thiệp khi cha và mẹ thỏa thuận mức cấp dưỡng cho con q thấp, khơng đảm bảo sự phát triển bình thường của con chung. Trong thực tế, có những trường hợp cha và mẹ thỏa thuận về mức cấp dưỡng nuôi con, tuy nhiên mức cấp dưỡng này quá thấp so với nhu cầu thiết yếu của con. Do các bên tự nguyện thỏa thuận về mức cấp dưỡng nên các Tịa án thường cơng nhận thỏa thuận. Theo tác giả luận văn, cần bổ sung quy định cho phép Tịa án có quyền can thiệp, xác định mức cấp dưỡng phù hợp mà không công nhận thỏa thuận của cha mẹ về mức cấp dưỡng. Có thể quy định như sau: “Trong trường hợp xét thấy sự thỏa thuận về mức cấp dưỡng của cha và mẹ quá thấp, khơng đảm bảo sự phát triển bình thường của con chung thì Tịa án có thể xem xét, quyết định mức cấp dưỡng ni con cho hợp lý vì lợi ích và sự phát triển của trẻ em”.

- Cần bổ sung quy định vợ hoặc chồng phải cấp dưỡng nuôi con chung từ thời điểm vợ chồng sống ly thân để đảm bảo quyền lợi cho con.

Trong thực tế, nhiều trường hợp trước khi ly hôn, vợ chồng đã có thời gian sống ly thân; trong thời gian này, chỉ một bên cha hoặc mẹ nuôi con và chịu tất cả các chi phí ni con. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về thời điểm mà người cha hoặc mẹ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng ni con. Các Tịa án quyết định khác nhau: có Tịa án quyết định nghĩa vụ cấp dưỡng bắt đầu tính từ ngày tun án; có Tịa án quyết định nghĩa vụ cấp dưỡng tính từ ngày bản án ly hơn có hiệu lực pháp luật… Để thống nhất trong việc giải quyết vấn đề này và bảo đảm quyền lợi của con cũng như quyền lợi của người trực tiếp nuôi con, cần bổ sung quy định theo hướng nghĩa vụ cấp dưỡng phải được thực hiện từ khi người cha hoặc mẹ không nuôi con hoặc khơng cấp dưỡng ni con; nếu có sự kiện ly thân thì tính từ ngày vợ chồng ly thân.

- Cần bổ sung quy định theo hướng buộc người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con không phụ thuộc vào việc người cha hay người mẹ đang trực tiếp nuôi con có u cầu cấp dưỡng hay khơng.

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình, khoản 4 Điều 68 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình”. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn có những trường hợp khi vợ chồng ly hơn, vì lý do nào đó mà người cha/mẹ trực tiếp ni con khơng u cầu bên kia cấp dưỡng ni con. Các Tịa án có xu hướng giải quyết theo hướng dẫn trước đây của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 với nội

dung: “Người không trực tiếp ni con có nghĩa vụ cấp dưỡng ni con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, khơng phân biệt người trực tiếp ni con có khả năng kinh tế hay khơng, người khơng trực tiếp ni con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Tồ án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện ni dưỡng con thì Tồ án khơng buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con”. Việc người cha, mẹ không trực tiếp nuôi con không cấp dưỡng nuôi con sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của con trước mắt cũng như lâu dài. Do đó, cần bổ sung quy định cho phép Tịa án xem xét, quyết định vì lợi ích tốt nhất của con. Theo tác giả luận văn, có thể bổ sung quy định như sau: “Trong trường hợp bên có quyền trực tiếp ni con khơng u cầu bên kia cấp dưỡng nuôi con, nếu xét thấy việc không yêu cầu cấp dưỡng ni con khơng vì lợi ích của con thì Tịa án có thể buộc bên khơng trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con”.

- Bổ sung quyền, nghĩa vụ của cha mẹ khi giao con cho người thứ ba trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng.

Thứ ba, cần hồn thiện, sửa đổi một số nội dung trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình như: Quy định rõ hơn về cơng tác hịa giải trong phịng chống bạo lực gia đình; bổ sung nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; bổ sung quy định về khen thưởng, đền bù thiệt hại cho người tham gia cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình; bổ sung quy định khuyến khích xã hội hóa cơng tác phịng, chống bạo lực gia lực gia đình. Đây là nền tảng pháp lý quan trọng nhất để xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và cũng góp phần ni dưỡng nhân cách văn hóa, giáo dục đạo đức, nếp sống văn minh của con người.

Cần thay đổi mức xử phạt đối với người có hành vi bạo lực gia đình được quy định trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình. Mức xử phạt quy định tại các Điều 52, 53, 54, 55 từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng là quá thấp so với điều kiện kinh tế hiện tại của gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó, với những người có điều kiện kinh tế, mức xử phạt quá thấp khơng đủ sức răn đe, cịn với những người có hồn cảnh kinh tế khó khăn thì áp lực sẽ đè nặng lên cả gia đình. Các thành viên gia đình có mối quan hệ ràng buộc nhau về kinh tế. Như vậy, việc phạt tiền người có hành vi bạo lực thì nạn nhân ít nhiều cũng sẽ phải gánh chịu. Vậy, nên thay thế bằng các hình thức xử lý khác hiệu quả hơn như: Lao động cơng ích tại nơi cư trú, đọc trên loa truyền thanh tại nơi cư trú, thông báo đến nơi làm việc (trong trường hợp người vi phạm có nơi làm việc).

3.2.2. Nâng cao hiệu quả thực hiện và áp dụng pháp luật về HN&GĐ

Để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện theo pháp luật HN&GĐ đến từng cá nhân hộ gia đình và tồn xã hội được hiệu quả và có ý nghĩa thực tiễn trong q trình thực thi thì theo tác giả luận văn, cần có những giải pháp sau:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về HN&GĐ; Luật phịng chống BLGĐ; Luật bình đẳng giới qua các kênh thơng tin, đồng thời phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng.

Để pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con và quyền, nghĩa vụ của con đối với cha mẹ được hiều đúng, hiều đủ và sâu rộng tới quần chúng nhân dân Nhà nước cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật tới từng hộ gia đình. Hình thức giáo dục, tuyên truyền cần được chú trọng hơn, không chỉ thực hiện cho phong phú, đa dạng mà cần phải đầu tư cho các hình thức đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông như báo, đài; thơng qua các cơ quan,

tổ chức có chun mơn và các tổ chức xã hội như: Trung tâm trợ giúp pháp lý, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ., Với sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng xã hội như facebook, zalo, Instagram ngày càng phổ biến, có nhiều người dùng ở nhiều lứa tuổi, tầng lớp trong xã hội nên tầm ảnh hưởng rất sâu rộng và có sức lan truyền nhanh chóng. Thiết nghĩ, các cơ quan nhà nước có thể tạo lập các tài khoản trên mạng xã hội để thực hiện tuyên truyền, đưa các nội dung tuyên truyền về Luật HN&GĐ; Luật phòng chống BLGĐ để cộng đồng mạng chia sẻ là một trong những biện pháp rất hữu hiệu.

Các cơ quan tổ chức có chun mơn cần thực hiện thường xuyên các chuyên mục về giới thiệu, giải thích pháp luật về HN&GĐ, về nghĩa vụ của cha mẹ đối với con và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ cho từng loại đối tượng, đặc biệt là những người trẻ mới lập gia đình hoặc sắp bước vào độ tuổi kết hơn. Qua đó nêu lên những tấm gương tốt để mọi người noi theo và thực hiện đồng thời lên án mạnh mẽ những vi phạm và biểu hiện tiêu cực trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ để giáo dục và răn đe.

Các cơ quan, đoàn thể đặc biệt là hệ thống các cơ quan từ cấp tỉnh trở xuống ít nhất mỗi năm một hoặc hai lần tổ chức các cuộc thi có giải tìm hiểu về pháp luật HN&GĐ, đồng thời đối với các cơ quan chuyên môn cần cử cán bộ có chun mơn xuống tận cơ sở để thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy con tốt nhất là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các giải pháp xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, tiến bộ, bền vững; phát huy các giá trị truyền thống, chuẩn mực, nền nếp, các mối quan hệ trong gia đình, đặc biệt là vai trị nêu gương của ơng, bà, cha mẹ. Đẩy mạnh thực hiện các nội dung về xây dựng gia đình văn hóa và các chương trình, cuộc vận động phụ nữ đảm đang, xây dựng gia đình hạnh phúc, tuyên truyền, phát

huy những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của Phụ nữ Việt Nam trong vai trò người vợ, người mẹ.

Phát huy tốt hơn nữa vai trò của các đoàn thể quần chúng trong việc tuyên truyền pháp luật về HN&GĐ. Công tác trẻ em phải được tổ chức thành các phong trào quần chúng sâu rộng và thường xuyên. Bên cạnh đó cần phát huy nội lực của các gia đình trong việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con cái. Thực hiện tốt công tác trợ giúp pháp lý cho những người thuộc đối tượng được trợ giúp liên quan đến lĩnh vực HN&GĐ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các em.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải tại cơ sở để có đủ kiến thức, năng lực, khả năng, giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật. Thực tế, đội ngũ tuyên truyền viên tại các thơn, xóm, tổ dân phố chủ yếu là kiêm nhiệm, trình độ hạn chế, bình quân độ tuổi thường cao, phụ cấp ít ỏi hoặc khơng có phụ cấp khiến mạng lưới cộng tác viên hoạt động không ổn định, thay đổi thường xuyên, ảnh hưởng đến chất lượng cơng tác gia đình ở cơ sở. Vì vậy, đội ngũ này cần được thay đổi căn bản: Tăng số lượng cán bộ, công chức chuyên trách; tăng mức phụ cấp để nâng cao trách nhiệm của họ; đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng vận động, giáo dục, tuyên truyền pháp luật.

Hai là, đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực HN&GĐ.

Trong quá trình thực hiện các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014; Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Luật phịng chống BLGĐ năm 2007; Luật bình đẳng giới về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con, Nhà nước cần bổ sung thêm các chính sách cụ thể, những biện pháp hữu hiệu để thực hiện có hiệu quả các quy định đó. Trong q trình thực thi pháp luật cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường, các cơ quan chức năng và tồn xã hội nhất là việc phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi

Một phần của tài liệu Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 90 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w