Các điều kiện bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình

Một phần của tài liệu Quyền của bị can trong tố tụng hình sự trên địa bàn huyện Cư Jút , tỉnh Đak Nông (Trang 37 - 42)

hình sự

1.4.1. Hệ thớng pháp luật

Hệ thống pháp luật là tập hợp tất cả các quy phạm, văn bản pháp luật tạo thành một cấu trúc tổng thể, được phân chia thành các bộ phận có sự thống nhất nội tại theo những tiêu chí nhất định như bản chất, nội dung, mục đích.

Hệ thống pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Hệ thống pháp luật là cơ sở, căn cứ cho việc bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự là các quy định pháp luật. Hệ thống pháp luật sẽ chỉ rõ những quyền nào của bị can, bị cáo cần được bảo đảm và tất cả các chủ thể có liên quan phải thực hiện theo những quy định này. Tất cả các chủ thể xâm hại đến quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự đều bị pháp luật xử lý, trừng trị.

1.4.2. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong áp dụng pháp luật tố tụng hình sự

Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án sẽ tác động đến việc đảm bảo quyền bị can, bị cáo, được thể hiện ở các khía cạnh gồm:

Các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo quyền của bị can, bị cáo.

Chủ thể thực hiện cụ thể trong các cơ quan ở trên là những người tiến hành tố tụng và trình độ, năng lực của những người tiến hành tố tụng sẽ ảnh hưởng đến kết quả quá trình đảm bảo quyền của bị can, bị cáo. Trong một số trường hợp, người tiến hành tố tụng sẽ lợi dụng quyền lợi của họ để xâm phạm quyền bị can, bị cáo để trục lợi riêng.

1.4.3. Dư luận xã hội

Dư luận xã hội có một vai trị rất lớn trong q trình đảm bảo quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Vai trị của dư luận xã hội trong việc đảm bảo quyền bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Dư luận xã hội có thể tạo sức ép để các cơ quan có thẩm quyền thay đổi các quyền của bị can, bị cáo trong hệ thống pháp luật.

Dư luận xã hội sẽ giúp các cơ quan, cá nhân thực hiện tố tụng hình sự đảm bảo các quyền của bị can, bị cáo.

1.4.4. Năng lực pháp luật bị can, bị cáo

Năng lực pháp luật của bị can, bị cáo cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo quyền của họ trong quá trình tố tụng hình sự. Nếu bị can, bị cáo có năng lực pháp luật tốt, hiểu rõ những quyền của họ trong quá trình tố tụng hình sự thì đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo những quyền của họ. Ngược lại, nếu bị can, bị cáo ít hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là

quyền của họ trong quá trình tố tụng hình sự thì đây sẽ là một bất lợi trong việc đảm bảo các quyền của họ.

1.4.5. Người bào chữa

Ngồi các yếu tố trên, thì yếu tố “người bào chữa” cũng có tác động đến việc đảm bảo quyền của bị can, bị cáo. “Người bào chữa” thường là những người am hiểu hệ thống pháp luật, trong quá trình tố tụng hình sự, họ sẽ yêu câu các quyền lợi chính đáng của bị can, bị cáo trước các Cơ quan thực hiện tố tụng hình sự.

1.4.6. Cơng tác kiểm sát, kiểm tra tố tụng hình sự của các cơ quan chức năng có liên quan

Cơng tác kiểm sát, kiểm tra cũng tác động đến quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Tác động của cơng tác kiểm sát, kiểm tra đến quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự được thể hiện ở các khía cạnh là:

- Cơng tác kiểm sát, kiểm tra sẽ giúp phát hiện các sai sót trong q trình thực hiện các hoạt động liên quan đến quyền bị can, bị cáo và đây sẽ là cơ sở để chỉnh sửa, điều chỉnh các sai sót, từ đó giúp quyền của bị can, bị cáo được đảm bảo tốt hơn.

- Ngồi ra, cơng tác kiểm sát, kiểm tra cũng sẽ tạo ra sự răn đe, điều này làm cho các cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện tố tụng hình sự tuân thủ tốt hơn các quy định của pháp luật, từ đó quyền của bị can, bị cáo cũng được đảm bảo hơn.

1.4.7. Vai trị của các tổ chức chính trị, xã hội

Ngồi ra, các tổ chức chính trị, xã hội cũng có thể tác động đến quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Các tổ chức chính trị, xã hội, đặc biệt là Mặt trận tổ quốc Việt Nam, thơng qua việc tham dự, giám sát q trình tố tụng hình sự và đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan tố tụng hình sự, các

quyền lợi chính đáng của bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng hình sự cũng sẽ được bảo đảm tốt hơn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền của bị can, bị cáo là một bộ phận của quyền công dân. Khi một công dân trở thành bị can, hay bị cáo, quyền công dân của họ sẽ bị giới hạn lại và được pháp luật quy định cụ thể. Các quyền chủ yếu của bị can, bị cáo được ghi nhận trong tố tụng hình sự là quyền bào chữa, quyền được suy đốn vơ tội, quyền im lặng, quyền không bị kết án hai lần về một tội phạm và được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 61 BLTTHS.

Tố tụng hình sự là quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm xác định một hành vi (chuỗi hành vi) của cá nhân hoặc một nhóm người có vi phạm quy định của pháp luật hình sự hay khơng để có biện pháp xử lý phù hợp, kết thúc một vụ việc cụ thể. Theo quy định của BLTTHS, các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự là các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng.

Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm các quyền của bị can, bị cáo được thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Những điều kiện bảo đảm quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự gồm: Hệ thống pháp luật; Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hình sự; Dư luận xã hội; Năng lực pháp luật bị can, bị cáo; Người bào chữa; Công tác kiểm tra, thanh tra tố tụng hình sự của các cơ quan chức năng có liên quan; Vai trị của các tổ chức chính trị, xã hội.

CHƯƠNG 2.

THƯC TRẠNG THƯC HIỆN QUYỀN CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SƯ Ở HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu Quyền của bị can trong tố tụng hình sự trên địa bàn huyện Cư Jút , tỉnh Đak Nông (Trang 37 - 42)