Tổ chức thực hiện:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế của doanh nghiệp tại cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 25 - 27)

Quyết định hoặc phân cấp, phân quyền cho Tổng cục Thuế thực hiện một số nhiệm vụ đặc thù, cụ thể trong lĩnh vực thuế thuộc thẩm quyền.

Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, cơng khai thủ tục hành chính thuộc ngành thuế và cơng tác quản lý nợ của doanh nghiệp. Trình Chính phủ quyết định chủ trương, biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế để kết nối, học hỏi, hợp tác các chính sách quản lý nợ đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính

3.3.2. Kiến nghị đối với Tổng cục Thuế

Tổng cục Thuế thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Để hồn thiện hệ thống quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp nói riêng, Tổng cục Thuế cần hướng tới cải cách quản lý dựa trên 3 trụ cột chính là thể chế, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin. Cụ thể như sau:

Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính dự thảo thơng tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý nợ của Tổng cục Thuế, xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của Tổng cục Thuế, ban hành văn bản hướng dẫn chun mơn, quy trình quản lý nợ, văn bản quy phạm nội bộ và văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý quản lý nợ đối với doanh nghiệp; Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quản lý thu ngân sách ngay từ đầu năm để phấn đấu hồn thành nhiệm vụ dự tốn ngân sách nhà nước các năm, trong đó có dự tốn thu nợ đối với doanh nghiệp. Tổng cục Thuế cần đề ra các mục tiêu cụ thể, ví dụ như phấn đấu đến năm 2025 thu nợ đối với doanh nghiệp đạt tối thiểu 80% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12

23

năm trước chuyển sang, tỷ lệ này đến năm 2030 đạt tối thiểu 90%.

Thực hiện tốt chương trình xây dựng thể chế, chính sách pháp luật về quản lý thuế và quản lý nợ. Kịp thời triển khai áp dụng các văn bản, chính sách pháp luật vào cuộc sống, đảm bảo minh bạch, công bằng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp, tăng cường quản lý thu ngân sách ngay từ những ngày đầu năm để phấn đấu hồn thành nhiệm vụ. Song hành với đó là nghiên cứu các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế khác nhau tùy theo tính chất của khoản nợ (theo tuổi nợ, loại nợ, địa bàn và mức độ phức tạp) để tăng hiệu quả trong quản lý nợ thuế.

Tiếp tục kiện toàn, tinh gọn bộ máy cơ quan thuế các cấp, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, thông suốt, đáp ứng tốt nhất yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành thuế. Có các giải pháp cụ thể, hiệu quả trong việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương công vụ đối với cơng chức viên chức trong tồn ngành Thuế. Theo đó, cần tăng cường giám sát, kiểm tra nội bộ ngành định kỳ thường xuyên. Đồng thời đẩy mạnh học hỏi các quốc gia phát triển về thuế, đề xuất các chương trình học dành cho cán bộ thuế trình độ cao ở nước ngồi, vừa tạo điều kiện cho cán bộ công chức vừa đem lại nguồn nhân lực chất lượng cho ngành thuế.

Phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính và Cục Kế hoạch - Tài chính báo cáo Bộ Tài chính về kế hoạch đầu tư, nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin ngành Thuế, đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý thuế, đồng thời, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế. Cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp cũng hướng đến mục tiêu đơn giản hoá các thủ tục dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu thời gian xử lý công việc, giảm nợ đọng thuế của doanh nghiệp. Xây dựng các kênh truyền thông để tuyên truyền pháp luật thuế. Tiếp tục thực hiện chuyên mục “Thuế và cuộc sống” trên kênh truyền hình, tiếp tục nâng cao thêm chất lượng và nội dung chương trình. Vận hành và sử dụng hiệu quả hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS).

24

KẾT LUẬN

Quản lý thu nợ thuế là một trong những chức năng chính và cơ bản của công tác quản lý thuế, nhằm ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm về thuế, chống thất thu thuế, đảm bảo nguồn thu cho NSNN đồng thời hỗ trợ nâng cao nhận thức về việc chấp hành chế độ chính sách pháp luật của doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Chính phủ đề ra.

Căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng, từ đó xác định các quan điểm về giải pháp, đề xuất phương hướng và các khuyến nghị nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nợ thuế trên địa bàn TP Đà Nẵng những năm tới.

Dù rất cố gắng để nội dung đề tài đảm bảo tính lý luận và thực tiễn cao, song do đối tượng nghiên cứu đề tài có nhiều biến động thay đổi theo thời gian, do hạn chế về thời gian nghiên cứu, nguồn tài liệu tham khảo nên không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo nhiều hơn nữa để đề tài hồn thiện hơn.

Tơi xin trân trọng cảm ơn Nhà trường, người hướng dẫn khoa học TS. Phan Đặng My Phương đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế của doanh nghiệp tại cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(27 trang)
w