.Thực trạng thực hiện nội dungGDKNS chohọc sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở quận Đống Đa, Hà Nội (Trang 63 - 66)

cho rằng “Trong quá trình em học kỹ năng sống các thầy, cô dạy kỹ năng sống đã hướng dẫn chúng em rằng, kỹ năng sống không đơn thuần là hiểu mà quan trọng là em cần rèn luyện thường xuyên, liên tục để giúp em có được những kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng xác định mục tiêu... từ đó em có thể chủ động hơn trong học tập và cuộc sống”.

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

GDKNS còn thể hiện ở nội dung cụ thể về GDKNS, có rất nhiều KNS theo các quan điểm khác nhau, nhưng để phù hợp với từng lứa tuổi thì người làm cơng tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần xác định được những nhóm kỹ năng sống nào phù hợp với lứa tuổi THCS. Tìm hiểu vấn đề này qua câu hỏi 2, phụ lục 1 chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5.Thực trạng thực hiện nội dung GDKNS cho học sinhT T

T

Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Mức độ thực hiện Th bậc Tốt Khá Trung bình Yếu ĐT B SL % S L % SL % S L % 1 Nhóm kỹ năng tự nhận thức bản thân 73 25.3 5 85 29.5 1 79 27.4 3 19 6.60 2.83 2 2 Nhóm kỹ năng giao tiếp,

ứng phó với các tình huống trong cuộc sống 81

28.1 3 88 30.5 6 75 26.0 4 12 4.17 2.93 1 3 Nhóm kỹ năng hợp tác và chia sẻ 68 23.6 1 83 28.8 2 89 30.9 0 16 5.56 2.79 3 4 Nhóm kỹ năng kiên định và ra quyết định 62 21.5 3 83 28.8 2 92 31.9 4 19 6.60 2.73 4 Trung bình 24.6 5 29.4 3 29.0 8 5.73 2.82

Kết quả hiện thị ở bảng trên cho thấy: nhìn chung nội dung GDKNS của học sinh các trường THCS quận Đống Đa, Hà Nội được thực hiện ở mức khá với ĐTB chung là 2.82.

Có 2 nhóm kỹ năng sống được thực hiện tốt nhất ở các trường THCS quận Đống Đa theo ý kiến của cán bộ quản lý và GV đó là:

Nhóm kỹ năng giao tiếp, ứng phó với các tình huống trong cuộc sống được thực hiện tốt nhất với ĐTB là 2.93. Trong đó có 28.13% ý kiến cho rằng nội dung này thực hiện ở mức tốt. học sinh THCS trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn các em gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp với thầy, cô, với cha mẹ và với bạn bè do tự ý thức các em phát triển các em có nhu cầu muốn được làm người lớn nên khi giao tiếp với thầy, cô và cha mẹ nếu vẫn coi các em như trẻ con sẽ khiến các em cảm thấy chưa được tôn trọng, chưa kể cảm xúc của các em không ổn định “sáng nắng, chiều mưa” nên khi giao tiếp với thầy cô và cha mẹ rất dễ dẫn đến những quan điểm khác biệt giữa các em và người lớn vì vậy có thể các em sẽ dễ có những mâu thuẫn trong quá trình giao tiếp. Vì vậy, khi giáo dục kỹ năng giao tiếp cho các em sẽ giúp các em hiểu được các nguyên tắc giao tiếp, quá trình giao tiếp và những kỹ năng cần thiết trong quá trình giao tiếp như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phi ngơn ngữ trong q trình giao tiếp giúp các em giao tiếp chủ động hơn với các thầy, cô giáo và với cha mẹ.

Tuổi THCS, hoạt động chủ đạo là hoạt động giao tiếp với bạn bè. Ở lứa tuổi này các em có lý tưởng trong tình bạn là chia ngọt sẻ bùi, các em tin bạn cịn hơn cả thầy, cơ hay cha mẹ. Nhưng các em cũng rất dễ bị tổn thương trong giao tiếp với bạn. Bởi vì các em chưa biết cách thiết lập mối quan hệ với bạn nhất là bạn mới, các em chưa biết cách kết bạn và rất dễ ngộ nhận về tình bạn, các em dễ bị lôi kéo bởi những bạn xấu ở ngồi cổng trường nhất là với những em có kết quả học tập không tốt, không được bạn bè trong lớp chấp nhận, hoặc bị tẩy chay thì sẽ rất nguy hiểm cho các em ở lứa tuổi này. Vì vậy, cần cung cấp cho các em về kỹ năng giao tiếp và ứng phó với những tình huống nảy sinh trong cuộc sống để giúp các em hình dung ra được những khó khăn và cách thức các em vượt qua tình huống khó khăn. Phỏng vấn sâu một em học sinh lớp 8 trường THCS Láng Hạ, em cho rằng “Khi em chưa học kỹ năng giao tiếp em chưa biết cách giao tiếp

với bố mẹ, nhưng khi em được học kỹ năng sống em đã hiểu được cách thức có thể giao tiếp với bố mẹ giúp em hiểu được em cần tôn trọng bố mẹ, cần đồng cảm với những vất vả của bố mẹ em từ đó khi về nhà em đã chủ động giao tiếp với bố mẹ em và em đã hiểu được mong muốn của bố mẹ với em”.

Nhóm kỹ năng tự nhận thức bản thân là nội dung được thực hiện tốt thứ 2 với ĐTB là 2.83 với 28.13% ý kiến đánh giá ở mức tốt.

Nhận thức bản thân trong đó nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là một trong kỹ năng rất cần thiết đối với học sinh lứa tuổi THCS, khi các em có kỹ năng này các em sẽ biết cách xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. học sinh hiểu được rằng có những điểm mạnh liên quan đến hình thức như chiều cao, đẹp trai, xinh gái, sức khoẻ tốt, điểm mạnh về học tập nhưng có cả điểm mạnh về tính cách như nghị lực của bản thân. Từ đó giúp cho học sinh tự tin hơn và cảm thấy mình có giá trị hơn, đồng thời cũng giúp em nhìn nhận và đánh giá được điểm mạnh của những người xung quanh, từ đó học sinh sẽ bớt kỳ thị nhau và tôn trọng sự khác biệt từ người khác.

2.3.3 Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Giáo dục KNS cho học sinh THCS muốn đạt được hiệu quả cần phải xác định được các hình thức giáo dục kỹ năng sống phù hợp. Mỗi hình thức giáo dục kỹ năng sống có ưu và nhược điểm riêng và cần có sự đa dạng về hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. Tìm hiểu vấn đề này qua câu hỏi 3, phụ lục 1 chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở quận Đống Đa, Hà Nội (Trang 63 - 66)

w