BÀI 5: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
3.4. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC QUA CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ, PHONG KIẾN VÀ TƯ SẢN
VÀ TƯ SẢN
3.4.1. Bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ
- Đặc điểm: sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây, cụ thể:
+ Ở phương Tây, hình thức nhà nước da dạng hơn so với phương Đông, sự chuyên mơn hóa trong hoạt động của nhà nước ngày càng cao. Cơ quan xét xử tách ra khỏi cơ quan hành chính. Xuất hiện nhiều cơ quan mới trong bộ máy nhà nước (Hội đồng 5 quan giám sát ở Sparte, Hội đồng 10 tướng lĩnh ở Athen, Hội đồng quan án, quan bảo dân ở La Mã).
+ Ở phương Đơng, phổ biến hình thức qn chủ chun chế trung ương tập quyền. Bộ máy nhà nước mang nặng tính chất quân sự, chịu ảnh hưởng sâu sắc của tơn giáo. Tổ chức bộ máy nhà nước cịn sơ khai và đơn giản. Chức vụ và quan chế chưa rõ ràng. Địa phương chỉ là sự mô phỏng và sao chép trung ương.
3.4.2. Bộ máy nhà nước phong kiến
- Đặc điểm: bộ máy nhà nước phong kiến mang nặng tính chất quân sự, gắn liền với chế
độ đẳng cấp phong kiến. Các cơ quan cưỡng chế (như quân đội, nhà tù…) là những bộ phân chủ đạo.
- Cấu trúc cơ bản của nhà nước bao gồm:
+ Quốc vương: Giữa địa vị cao nhất trong bộ máy nhà nước, quyền lực của nhà vua không hạn chế.
+ Bộ máy giúp việc ở trung ương
3.4.3. Bộ máy nhà nước tư sản
- Đặc điểm: bộ máy nhà nước tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Giữa ba
phân hệ lập pháp, hành pháp, tư pháp có sự kiềm chế và kiểm soát lẫn nhau. - Về cơ cấu gồm có ngun thủ quốc gia, nghị viện, chính phủ và tòa án.
+ Nguyên thủ quốc gia: Trong nhà nước quân chủ lập hiến là vua, kiến lập theo nguyên tắc thừa kế quyền lực. Trong nhà nước cộng hòa dân chủ tư sản là tổng thống, kiến lập theo phương thức bầu cử bởi nghị viện (nhà nước cộng hòa đại nghị), hoặc bởi đại cử tri (nhà nước cộng hòa tổng thống), hoặc bởi cử tri (nhà nước cộng hòa hổn hợp).
+ Nghị viện: Là cơ quan đại diện quyền lực cao nhất, có quyền ban hành hiến pháp, luật. Có thể tổ chức thành 1 viện hoặc 2 viện.
+ Chính phủ: Có thể do nghị viện bầu và chịu trách nhiệm trước nghị viện (trong nhà nước quân chủ lập hiến, cộng hòa đại nghị, cộng hòa hổn hợp), hoặc do tổng thống thành lập và chịu trách nhiệm trước tổng thống (trong nhà nước cộng hòa tổng thống)
4. CÂU HỎI
4.1. Câu hỏi nhận định
Hãy trình bày quan điểm riêng của anh (chị) về các nhận định sau đây theo hướng đúng hay sai? Giải thích tại sao?
96) Bộ máy nhà nước là tập hợp của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
97) Cưỡng chế là phương pháp duy nhất được sử dụng trong các nhà nước bóc lột. 98) Các nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ áp dụng phương pháp thuyết phục – giáo dục,
mà không cần thiết phải áp dụng phương pháp cưỡng chế.
99) Không nhất thiết cơ quan nhà nước nào cũng mang tính chất quyền lực nhà nước. 100) Hoạt động của cơ quan nhà nước dựa trên ngân sách nhà nước.
101) Mọi thành viên trong cơ quan nhà nước đều phải là công chức, viên chức nhà nước. 102) Hệ thống chính trị là một bộ phận của bộ máy nhà nước.
103) Bộ máy nhà nước là một bộ phận của hệ thống chính trị.
104) Doanh nghiệp nhà nước hình thành và hoạt động dựa trên ngân sách nhà nước vì vậy phải là cơ quan nhà nước.
105) Lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đề cập đến việc phân chia bộ máy nhà nước thành 3 nhánh cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, nhánh hành pháp sẽ có vị trí cao nhất, biểu hiện qua quyền lực của Tổng thống – người đứng đầu cơ quan hành pháp.
106) Lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước địi hỏi sự độc lập tuyệt đối, khơng cần đến sự kiểm soát quyền lực trong hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
107) Lý thuyết chủ quyền nhân dân trong tổ chức bộ máy nhà nước là phù hợp và khả thi đối với các nhà nước xã hội chủ nghĩa, vì theo đó “quyền lực của nhân dân là tối cao và không thể bị chia tách”.
108) Lý thuyết chủ quyền nhân dân trong tổ chức bộ máy nhà nước không chấp nhận sự phân quyền, mà chỉ là sự phân công quyền lực đối với cơ quan hành pháp.
109) Không nhất thiết lúc nào Nghị viện cũng là cơ quan lập pháp, ở nhiều nước Nghị viện chỉ là cơ quan quyết định ngân sách – tài chính.
110) Cơ quan lập pháp ở các nước được chia thành 2 viện thì được gọi là Nghị viện, cịn nếu cơ quan lập pháp chỉ có 1 viện thì được gọi là Quốc hội.
111) Ở những nước mà cơ quan lập pháp có quyền lực lớn nhất thì được gọi là Quốc Hội, cịn “cân bằng” quyền lực với cơ quan hành pháp thì được gọi là Nghị viện.
112) Quốc hội gồm 2 viện chỉ tồn tại ở các quốc gia có hình thức cấu trúc nhà nước liên bang.
113) Cơ quan lập pháp ở các nước về cơ bản đều được hình thành từ việc bầu cử của nhân dân (cả nghị viện, hay đối với hạ nghị viện) cho nên luôn là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước.
4.2. Câu hỏi thảo luận
114) Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích những ưu và khuyết điểm của: + Nguyên tắc tập quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước.
+ Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước.
115) Có quan điểm cho rằng: nguyên tắc phân quyền là dấu hiệu đặc trưng của các nhà nước tư sản (phân chia quyền lực nhà nước thành lập pháp, hành pháp và tư pháp) và tất yếu không thể đáp ứng được nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, không thể phù hợp đối với các nước XHCN.
Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của cá nhân mình theo hướng ủng hộ hoặc phản đối đối với quan điểm trên.
4.3. Câu hỏi tiểu luận, thuyết trình
116) Anh (chị) hãy trình bày những nội dung cơ bản của nguyên tắc “tam quyền phân lập” (hay còn gọi là nguyên tắc “phân chia quyền lực”), trong đó đặc biệt làm rõ tính chất “kiềm chế – cân bằng – đối trọng” giữa các nhánh cơ quan mang quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.