Chính quyền cấp tỉnh được tổ chức bộ máy hành chính đạt hiệu quả cao khi được tạo điều kiện thuận lợi trong mơi trường mà nó tồn tại.
Mơi trường làm việc là các yếu tố xung quanh, các yếu tố mà ở đó diễn ra hoạt động của CBCC, người làm việc trong chính quyền tỉnh. Căn cứ vào yếu tố tác động thì mơi trường làm việc của chính quyền cấp tỉnh bao gồm môi trường làm việc bên trong và môi trường làm việc bên ngoài.
Mơi trường bên ngồi là những yếu tố xung quanh công sở; bao gồm môi
trường tự nhiên, văn hóa-xã hội, kinh tế, chính trị. Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp tỉnh.
- Mơi trường tự nhiên bao gồm đất đai, vị trí địa lý, khí hậu, khung cảnh làm việc của CBCC. Mơi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất cao, kèm theo đó là những địi hỏi phù hợp như: Vị trí khung cảnh nơi làm việc của cán bộ công chức bao gồm các yếu tố làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn ảnh hưởng đến tâm lý, thể trạng, thể lực và năng suất lao động của cán bộ, cơng chức. Nếu bố trí nơi làm việc của cán bộ cơng chức khơng hợp lý thì năng suất lao động của tổchức sẽ bị hạn chế, ngược lại nếu nơi làm việc của công chức, nhân viên nhà nước được bố trí hợp lý thì sẽ kích thích tinh thần và thái độ làm việc của cán bộ cơng chức, làm cho cơng chức gắn bó hơn với công sở.
- Môi trường xã hội bao gồm yếu tố xã hội, văn hóa ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy hành chính của chính quyền cấp tỉnh.
- Mơi trường pháp lý: Mọi cơ quan nhà nước trong tổ chức và hoạt động
đều phải tuân theo những quy định cụ thể của luật pháp. Vì vậy, đề cập tới mơi trường pháp lý là nói đến pháp luật, tức là hệ thống thể chế, khung pháp lý,
23
những quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền nói chung. Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là phạm trù rộng lớn liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, do đó được điều chỉnh ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Hệ thống pháp lý càng hoàn thiện, đầy đủ, rõ ràng, quy định cụ thể về chính quyền ở từng khu vực cụ thể thì càng dễ thực hiện và áp dụng trong thực tiễn đối với các cấp chính quyền.
- Mơi trường kinh tế: Các điều kiện kinh tế tạo thuận lợi phát triển về cơ sở hạ tầng, trụ sở cho các cơ quan của chính quyền cấp tỉnh. Các cơ quan nhà nước có trụ sở tại vùng có mơi trường kinh tế phát triển thường thuận lợi hơn cho công tác quy hoạch, xây dựng.
Mơi trường bên trong
Mơi trường bên trong của chính quyền cấp tỉnh là mối quan hệ giữa các cá nhân, các cơ quan của chính quyền cấp tỉnh với nhau, là cơ chế vận hành, điều hành, chỉ huy và chấp hành hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh, là các chuẩn mực xử sự, nghi thức giao tiếp, các phương thức giải quyết các mâu thuẫn, ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ, công chức, phong cách lãnh đạo, điều hành của những người đứng đầu cơ quan...
Các mối quan hệ nội bộ trong chính quyền cấp tỉnh bao gồm các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các nhân viên và các cơ quan chuyên môn với nhau. Trong cơ quan HCNN, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới là mối quan hệ phục tùng, nhân viên phải chấp hành mệnh lệnh và quyết định của lãnh đạo. Những mối quan hệ còn lại là quan hệ phối hợp, ngang cấp cùng hỗ trợ, tạo điều kiện để giải quyết công việc. Các mối quan hệ nội bộ bên trong chính quyền được giữ ổn định và đảm bảo trật tự là điều kiện để bộ máy chính quyền hoạt động tốt. Ngoài ra sự khuyến khích về vật chất, khen thưởng góp phần tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức và là một yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần, trách nhiệm làm việc của họ, bao gồm chế độ,
24
chính sách về tiền lương, thưởng, các khoản thu nhập tăng thêm, các phúc lợi khác trong q trình cơng tác, cơng tác khen thưởng, biểu dương kịp thời đối với những cá nhân có thành tích.
Các nội quy, quy chế làm việc quyết định đến cách thức chấp hành và làm việc của CBCC. Các quy chế đề ra yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá, mối quan hệ trong cơ quan, trách nhiệm của CBCC là chuẩn mực để CBCC làm việc đạt hiệu quả cao. Các quy định càng cụ thể, phù hợp với thực tế yêu cầu công việc, thẩm quyền được giao thì hiệu quả cơng việc càng cao.
1.2.3. Yếu tố điều kiện làm việc, phương tiện làm việc
Điều kiện làm việc là các yếu tố vật chất tác động đến quá trình làm việc. Cụ thể là khung cảnh, phịng làm việc và cách bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc trong các cơ quan, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức trong công sở. Phương tiện làm việc là tất cả các yếu tố vật chất, trang thiết bị làm việc, cơng cụ, máy móc để trợ giúp cho các hoạt động diễn ra, là yếu tố tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả. Điều kiện và phương tiện làm việc là yếu tố quan trọng giúp nhà lãnh đạo, quản lý hoàn thành tốt công tác quản lý; giúp cán bộ công chức nâng cao năng suất lao động, hoàn thành yêu cầu công việc được giao; giúp cán bộ công chức giữ gìn sức khỏe, chống lại sự mệt mỏi trong cơng việc hàng ngày; giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian, giảm hao tổn sức lực trong lao động; tạo ra sự linh hoạt hơn trong cơng việc. Chính quyền huyện, cần chú trọng đầu tư hơn tới điều kiện và phương tiện làm việc để nâng cao hiệu quả QLNN.
1.3. Thực tiễn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á
1.3.1. Việt Nam
Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, chính quyền địa phương ở
25
Việt Nam có ba cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quận và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương), cấp xã (xã, phường, thị trấn). Ngoài ba cấp này thì chính quyền địa phương cịn có các Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
Điều 111 Hiến pháp năm 2013 nước Việt Nam quy định: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”. Như vậy, chế định chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 2013 đã có sự phát triển mới khi quy định linh hoạt về đơn vị hành chính.Văn bản pháp luật Việt Nam từ khi thành lập đến nay đều ln áp dụng mơ hình tổ chức chính quyền địa phương các cấp bao gồm Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân. Mỗi một chủ thể đó được xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.
1.3.2. Hàn Quốc
Mặc dù Hội đồng địa phương và cơ quan hành pháp địa phương thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, song đều có quyền giám sát hoạt động của nhau trên cơ sở nguyên tắc cân bằng quyền lực pháp lý, không chồng chéo chức năng nhằm hoạt động có hiệu quả và hướng tới phục vụ nhu cầu của người dân được tốt hơn. Ngày nay, Chính phủ Hàn Quốc đang tiến hành cải cách mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người dân. Cơ cấu hành chính của chính quyền địa phương thường gồm ba cấp:
1. Thành phố thủ phủ Seoul, tỉnh thành thủ phủ; 2. Thành phố, hạt, quận tự trị;
26
3. Eup, Myon và Dong. Bên cạnh những cấp này thì các đơn vị hành chính với dân số hơn nửa triệu dân thường sẽ có 4 cấp. Chính quyền địa
phương Hàn Quốc tổ chức theo hệ thống Hội đồng - Thị trưởng, thành viên của hệ thống này gồm có:
Uỷ viên Hội đồng địa phương và lãnh đạo cơ quan hành pháp địa phương. Hội đồng địa phương là người đại diện cho quyền lợi dân chúng ở địa phương. Số lượng Uỷ viên Hội đồng địa phương thường có 11 người, với cách bầu là 10 trong số 11 uỷ viên được bầu bằng việc bỏ phiếu phổ thơng, cịn 1 uỷ viên còn lại được bầu theo hệ thống thành phần đại diện (tức các đảng chính trị có thể đề cử các ứng cử viên tranh cử vào chức uỷ viên này). Cơ quan hành pháp địa phương điều hành các cơng việc hành chính trong phạm vi pháp lý của chính quyền địa phương. Các thành viên của cơ quan này hoạt động theo nhiệm kỳ. Cứ 4 năm được bầu lại một lần theo phương thức bầu cử phổ thông đầu phiếu.
Chính phủ Hàn Quốc đã xác định 4 vấn đề cơ bản trong cuộc cải cách: Một là, chuyển dần từ mơ hình nhà nước - đơn vị sản xuất cung cấp hàng hố, dịch vụ cho người dân sang mơ hình đưa người dân vào tự sản xuất hàng hoá và dịch vụ công nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Theo đó, người dân có thể tự do lựa chọn đơn vị sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của họ.
Hai là, Luật “Tăng cường trao quyền cho chính quyền địa phương” ban hành vào tháng 01/1999 đã hướng tới việc thay đổi mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Nội dung cơ bản là, chính quyền trung ương mạnh dạn trao quyền cho chính quyền địa phương tự quyết định những vấn đề cơ bản liên quan đến đời sống của người dân ở địa phương.
27
Ba là, xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lượng đời sống của người dân như phát triển nhà ở, xây dựng cơng sở, đường sá, cầu cống...mà chính quyền địa phương phải tự đặt trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nội dung này. Tuy nhiên, chính quyền địa phương chưa đủ sức để một lúc làm hết các phần việc nói trên. Vấn đề cải cách ở đây là tạo cho người dân nhiều cơ hội để họ làm việc này, tự nâng cao chất lượng đời sống của bản thân và cộng đồng.
Bốn là, xu hướng toàn cầu hố và xã hội thơng tin trong tương lai đã tác động đến cách điều hành và quản lý của chính quyền địa phương. Do đó, khơng cịn cách nào khác chính quyền địa phương phải tự cải cách, thay đổi cách quản lý cho phù hợp. Tức là phải quản lý bằng cơng nghệ thơng tin thơng qua chính quyền điện tử và quản lý điện tử.
1.3.3. Trung Quốc
Điều 30 Hiến pháp Trung Quốc hiện hành phân chia đơn vị hành chính như sau:
1. Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương; 2. Tỉnh, khu tự trị chia thành châu tự trị, huyện, huyện tự trị, thành phố; 3. Huyện, huyện tự trị chia thành hương, hương dân tộc, trấn.
Về cách thức tổ chức chính quyền được quy định như sau: các tỉnh, thành phố trực thuộc, huyện, thị, khu trực thuộc tỉnh, hương, hương dân tộc, trấn thành lập Đại hội đại biểu nhân dân và Chính phủ nhân dân địa phương.
Đại hội đại biểu nhân dân các cấp địa phương và tổ chức Chính phủ nhân dân các cấp địa phương do pháp luật quy định. Khu tự trị, châu tự trị, huyện tự trị thành lập các cơ quan tự trị. Đại hội đại biểu nhân dân các cấp địa phương là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Đại hội đại biểu nhân dân cấp huyện trở lên thành lập Ủy ban thường vụ. Chính phủ nhân dân các cấp địa phương là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước các cấp địa phương, là cơ quan hành chính các cấp địa phương. Chính phủ nhân dân
28
các cấp địa phương thực hiện chế độ chủ tịch tỉnh, chủ tịch thành phố, chủ tịch huyện, chủ tịch khu, hương trưởng, trấn trưởng chịu trách nhiệm. Chính phủ nhân dân các cấp địa phương có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ Đại hội đại biểu nhân dân các cấp địa phương. Có thể nói mơ hình tổ chức chính quyền địa phương các nước XHCN trước đây và hiện nay vẫn duy trì nguyên tắc tập quyền trong tổ chức chính quyền địa phương.
Theo cơ chế này các cơ quan hành chính địa phương ở Trung Quốc không chỉ phải chấp hành Hiến pháp, pháp luật mà còn phải chấp hành mọi quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan nhà nước trung ương và các cơ quan hành chính ở cấp trên. Tổ chức bộ máy hành chính địa phương của Trung Quốc cũng như các quốc gia khác là chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính để cai quản. Ở Trung Quốc Chính phủ nhân dân các cấp ở địa phương là cơ quan hành chính được lập ra theo các đơn vị hành chính lãnh thổ, gồm có 4 cấp, ở tất cả các cấp đều thành lập Đại hội đại biểu nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu nên, cịn Chính phủ nhân dân do Đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp bầu ra. Chính phủ nhân dân các cấp ở địa phương là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Chính những quy định này tạo nên cơ chế “song trùng trực thuộc” của các Chính phủ địa phương, một mặt trực thuộc vào Đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp, mặt khác trực thuộc Chính phủ địa phương cấp trên và tất cả chịu sự lãnh đạo thống nhất của Quốc vụ viện Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh cho tỉnh Bo Kẹo, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
Nghiên cứu tổ chức bộ máy hành chính của chính quyền địa phương và chính quyền cấp tỉnh nói riêng tại một số nước trên thế giới, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
29
Thứ nhất, tổ chức bộ máy hành chính của chính quyền địa phương một
số nước được tổ chức đa dạng, tùy thuộc vào quan điểm chính trị của các nhà quản lý và cách thức áp dụng nguyên tắc tổ chức chính quyền địa phương. Vì vậy, việc tổ chức bộ máy hành chính của chính quyền địa phương gồm: quản lý của chính quyền trung ương cảu chính quyền tự quản địa phương.
Thứ hai, mỗi nước có những đặc điểm khác nhau về điều kiện địa lý,
kinh tế, tự nhiên, văn hóa, truyền thống... nên khơng có tổ chức và hoạt động thống nhất cho chính quyền địa phương nói chung và chính quyền cấp tỉnh nói riêng.
Thứ ba, tổ chức bộ máy hành chính của chính quyền địa phương của các
nước có xu hướng sự phân công chia quyền lực theo nguyên tắc pháp quyền, đề cao tính đại diện của chính quyền địa phương (đặc biệt là cấp tỉnh) của nhân dân, thực hiện phân quyền mạnh hơn cho địa phương và tăng cường giámsát của các cơ quan cấp trên.
Thứ tư, trong điều kiện hội nhập quốc tế, để thực hiện tốt các nhiệm vụ
của chính quyền địa phương, địi hỏi chính quyền địa phương đặc biệt là cấp tỉnh phải tự đổi mới cách điều hành và quản lý cho phù hợp. Từ những kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương nói chung và chính quyền cấp tỉnh nói riêng của các nước, có thể nhận thấy rằng chính quyền cấp tỉnh phải thực sự là nơi để nhân dân thực hiện quyền làm chủ thực sự của mình; thu hút nhân dân thực hiện quyền tham gia QLNN, quản lý