Các nhân tố tác động đến việc xây dựng mơ hình chính quyền đô thị tạ

Một phần của tài liệu Xây dựng chính quyền đô thị tại thành phố đà nẵng (Trang 42 - 50)

ĐẶT RA

2.1. Các nhân tố tác động đến việc xây dựng mơ hình chính quyền đơ thị tạithành phố Đà Nẵng thành phố Đà Nẵng

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 ở Việt Nam sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phịng về đơ thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Nằm trên bờ Biển Đơng có cửa sơng Hàn, Đà Nẵng là một trong những thành phố cảng có vị trí chiến lược của miền Trung Việt Nam và là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 128.488 ha (1.284,88 km2), trong đó huyện đảo Hồng Sa 30.500 ha. Thành phố có 06 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ và 02 huyện: Hịa Vang và huyện đảo Hồng Sa (tổng diện tích trên đất liền: 97.988 ha).

Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 92 km, có vịnh nước sâu với cảng biển Tiên Sa, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200 m thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với nước ngồi. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có giá trị lớn cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.

Khu vực Đà Nẵng mở rộng gồm 4 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi với tổng dân số khoảng 5,8 triệu người. Các thành phố chính của khu vực Đà Nẵng mở rộng trong phạm vi 100km là Huế, Hội An và Tam Kỳ.

Cảng Đà Nẵng là cảng chính ở miền Trung Việt Nam và là cảng lớn thứ 3 tại Việt Nam. Cảng Đà Nẵng hiện là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics của khu vực miền Trung Việt Nam. Cảng Đà Nẵng cũng được chọn là điểm cuối cùng của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước Myanmar, Thailand, Lào và Việt Nam, là cửa ngõ chính ra Biển Đơng cho tồn khu vực. Hệ

thống cảng biển gắn với dịch vụ gogistics được xác định là 1 trong 5 mũi nhọn kinh tế được nêu trong Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Các sân bay và cảng biển ở khu vực Đà Nẵng mở rộng hiện được kết nối tốt bằng Đường cao tốc và Quốc lộ. Như vậy, bằng cách tích hợp các cơ sở hạ tầng quan trọng này và tăng cường kết nối giữa chúng, sẽ gia tăng tiềm năng du lịch và logistics cho Đà Nẵng. Qua đó, sẽ tạo ra một cụm logistics mạnh mẽ cho khu vực Đà Nẵng mở rộng.

Cảnh quan xung quanh Đà Nẵng là kết hợp của cảnh quan đồi núi trong đất liền và đồng bằng ven biển. Điều này hạn chế sự phát triển tiềm năng trong các khu vực, tạo ra sự phát triển không liên tục giữa các tỉnh, dẫn đến sự tập trung phát triển dọc theo bờ biển.

2.1.1.2. Quan hệ vùng

Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung tâm địa lý của Việt Nam. Đây là một trong

63tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và là kinh tế - xã hội lớn của miền Trung. Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông, nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng khơng. Đà Nẵng được định hình là một nút đơ thị quan trọng tại miền Trung Việt Nam để bổ sung cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngồi ra, Đà Nẵng cịn là trung điểm của 3 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng nằm trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế trọng yếu, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển sôi động và bền vững.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội

Sau 25 năm chia tách, bên cạnh những thuận lợi cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội, thành phố phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, nhất là sự thay đổi chiến lược của các nước lớn và bất ổn trên biển Đông. Kinh tế thành phố tăng trưởng nhưng quy mô nhỏ và chưa bền vững. Thiên tai, dịch bệnh, cùng nhiều khó khăn mới nảy sinh, nhất là dịch bệnh Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, khó lường với đỉnh điểm bùng phát tâm dịch khá

nghiêm trọng tại thành phố từ cuối tháng 7 năm 2020, đã ảnh hướng sâu rộng đến tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, thành phố đã vượt qua khó khăn, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nỗ lực phấn đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; chủ động giải quyết những vấn đề có tính cơ bản, bền vững và tham mưu Trung ương ban hành cơ chế thuận lợi nhằm tạo động lực tăng trưởng mới, góp phần cùng cả nước xây dựng đất nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

2.2.2.1. Kinh tế

Kinh tế duy trì nhịp độ tăng trưởng khá, các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng cơng nghệ cao được trú trọng phát triển

Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) giai đoạn 2016- 2019 ước tăng bình qn 7,5%/năm (NQ:8-9%) với quy mơ GRDP (giá hiện hành) năm 2019 ước đạt khoảng 110.792 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2015.

ĐVT: %

Hình 2.1. Tăng trƣởng kinh tế các năm 2016-2021

(Nguồn: cucthongke.danang.gov.vn)

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng “Dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp” Cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch theo định hướng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; các loại hình doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngồi giữ vai trị quan

trọng trong nền kinh tế.

Hình 2.2. Quy mơ và cơ cấu kinh tế năm 2021

(Nguồn: cucthongke.danang.gov.vn)

Trong ba yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế, yếu tố vốn có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình qn 5 năm 20216-2020 tăng cao nhất, bình quân 5 năm 2016- 2020 tăng 9,5%; lao động tăng 1,4% và yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) tăng 1,7% song về xu hướng đã có sự cải thiện đáng kể của TFP với tỷ lệ đóng góp là 27,6%, tăng 12,5 điểm % so với giai đoạn 2011-2915 (đóng góp của yếu tố vốn là 58,2%, lao động là 14,2%). Năng suất lao động toàn nền kinh tế (giá hiện hành) có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm với năng suất lao động năm 2020 ước đạt 171,6 triệu đồng/lao động (tương đương 7.242 USD/lao động), gấp 1,2 lần so với năm 2016 và là địa phương có mức năng suất lao động cao nhất trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.

a)Việt thực hiện đột phát thứ nhất về phát triển ngành dịch vụ, nhất là du lịch

đạt nhiều kết quả. Giá trị gia tăng khu vực dịch vụ ước tăng bình quần 4,7%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế thành phố.

b) Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ổn định, cơ cấu các ngành cơng nghiệp chuyển dịch tích cực, cơng nghiệp cơng nghệ thông tin phát triển tốt, đột phá về thu hút đầu tư công nghiệp công nghệ cao có nhiều khởi sắc.

d) Kinh tế biển và cảng biển có bước phát triển, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng và khai thác hiệu quả.

d) Nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tái cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, phát triển sản phẩm chủ lực, đặc trưng phục vụ du lịch và đô thị.

đ) Công tác quản lý điều hành thu, chi ngân sách được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định, cơ cấu nguồn thu chuyển dịch theo hướng bền vững.

2.1.2.2. Quy hoạch và đầu tư

Quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng được xác lập và điều chỉnh theo hướng bền vững, hướng đến cộng đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị Đà Nẵng trong giai đoạn mới. Tiếp tục thực hiện hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, không gian kiến trúc. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, khắc phục những bất cập trong quy hoạch, hướng đến phát triển bền vững, phục vụ tốt hơn cho cộng đồng và mục tiêu xây dựng thành phố sinh thái, môi trường.

Việc thực hiện đột phá thức hai về xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đơ thị được triển khai đồng bộ, có trọng điểm.

Công tác quản lý đất đai, tài nguyên bảo đảm đúng các quy định của pháp luật. Thực hiện Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường” đạt được những kết quả tích cực.

2.1.2.3. Thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển

Thành phố tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung triển khai nhiều biện pháp tạo lập mơi trường đầu tư, kinh doanh thơng thống, nâng cao năng lực cạnh tranh, gắn với hỗ trợ khởi nghiệp, thu hút các nguồn vốn trong và ngồi nhà nước.

Cơng tác đối ngoại được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa. Thành phố đã tổ chức thành cơng nhiều hoạt động đối ngoại lớn, tích cực gia nhập các mạng lưới, diễn đàn của khu vực và thế giới; thực hiện tốt nội dung hợp tác đã ký kết với các địa phương trong và ngoài nước, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hợp tác phát triển.

2.1.2.4. Văn hóa – xã hội, xây dựng và phát triển con người Đà Nẵng

a) Lĩnh vực giáo dục – đạo tạo được quan tâm phát triển; chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng cao với nhiều đổi mới trong công tác quản lý, dạy và học ở các bậc,

ngành học. Việc thực hiện đột phá thứ ba về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tạo sự chuyển biến về chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

b) Hoạt động khoa học và công nghệ được chú trọng, nhiều đề tài khoa học và cơng nghệ được ứng dụng vào thực tiễn. Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các chương trình trọng điểm về khoa học và công nghệ cấp quốc giá; xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tạo cơ chế thuận lợi để hỗ trợ hình thành và tăng số lượng doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ.

c) Chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được nâng lên đáng kể, đảm bảo thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn và góp phần giảm tải cho tuyến trên.

d) Lĩnh vực văn hóa được chú trọng chỉ đạo và quan tâm đầu tư phát triển. Quan điểm “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” (Nghị quyết số 33-NQ/TW (khóa XI)) và “Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phịng, an ninh và quốc phịng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” được nhận thức sâu sắc và chú trọng triển khai. Thực hiện Đề án “Xây dựng nếp sống văn hóa – văn minh đơ thị” gắn với Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”, mang lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa. Đời sống văn hóa ở cơ sở, mơi trường văn hóa có sự chuyển biến tích cực; các quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh ngày càng thâm nhập trong sâu ý thức của mỗi người dân.

đ) Các chính sách an sinh xã hội mang đậm tính nhân văn được duy trì thực hiện; tiếp tục phát huy thành quả của các chương trình thành phố “5 khơng”, “3 có”, chương trình “An sinh xã hội” (thuốc Chương trình thành phố “4 an”), đã góp phần thúc đẩy, bổ sung các chính sách an sinh xã hội nhằm phát triển xã hội bền vững.

2.1.3. Thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức trong việc xây dựng mơ hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 01/01/1997; hiện có 08 quận, huyện và 56 phường, xã, là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương. Tổng dân số thành phố là 1.134.310 người (thống kê 01/4/2019); trong đó, dân số thành thị là gần 990.000 người (87,3%). Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị khố IX về xây dựng và phát triển thành phố Đà

Nẵng trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, Đà Nẵng đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một thành phố năng động, sáng tạo, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh. Kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh, tốc độ tăng giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt khoảng 9,8%/năm, GRDP bình quân đầu người tăng 6,6 lần so với năm 2003. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, trong đó ngành dịch vụ du lịch dẫn đầu về tỉ trọng và tốc độ tăng trưởng; dịch vụ thương mại, thông tin và truyền thơng, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo, y tế đều phát triển với tốc độ cao; du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có thương hiệu, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Ngành cơng nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá, cơng nghiệp cơng nghệ cao, công nghệ thông tin được chú trọng phát triển. Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển ngày càng được phát huy. Hạ tầng kinh tế - xã hội, diện mạo đô thị thay đổi nhanh chóng và tương đối hiện đại. Chỉ số cạnh tranh, chỉ số phát triển con người được nâng lên; duy trì được vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và các chỉ số về cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và hành chính cơng, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Xây dựng nơng thơn mới đạt được hồn thành sớm mục tiêu đề ra. Lĩnh vực văn hoá - xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế, cơng tác xố đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng lên. Chính trị - xã hội được duy trì ổn định, quốc phịng, an ninh được củng cố, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Đà Nẵng từng bước khẳng định vai trị là đơ thị lớn, đầu tàu, động lực phát triển, trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung - Tây Nguyên và của cả nước.

Tổ chức bộ máy cơ quan đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị từng bước được sắp xếp lại; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ được nâng lên. Các Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, khoá XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng được triển khai nghiêm túc, bài bản. Cơng tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính đạt nhiều kết quả tích cực. Chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được nâng cao; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Đà Nẵng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Trong mơ hình quản lý hiện nay phát sinh những vướng mắc, bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực quản lý, đặc biệt là các vướng mắc phát sinh từ sự

phối hợp chưa đồng bộ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo vùng lãnh thổ; sự chồng chéo, chưa tách bạch giữa quản lý sự nghiệp và quản lý nhà nước... Kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội chưa tương xứng với sự phát triển của xã hội, giữa các vùng, các địa phương của thành phố không đồng đều, thiếu đồng bộ, chưa có sự khớp nối giữa các khu vực đơ thị. Các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân có sự đan xen giữa các yếu tố đô thị và nông thôn và ngày càng chuyển dịch theo

Một phần của tài liệu Xây dựng chính quyền đô thị tại thành phố đà nẵng (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w