7. Kết cấu của luận văn
1.2. Giáodục pháp luật quyền con người tại các trường trung cấp nghề ở cấp
1.2.2. Hình thức giáodục pháp luật về quyền con người tại các trường trung
trung cấp nghề cấp tỉnh
Có rất nhiều hình thức giáo dục pháp luật về quyền con người khác nhau như: Trực tiếp truyền đạt nội dung pháp luật cho người nghe (tuyên truyền miệng), sử dụng báo chí và hệ thống truyền thanh cơ sở, biên soạn và phát hành các loại tài liệu pháp luật về quyền con người truyền đạt nội dung pháp luật thông qua các phương pháp sư phạm (giáo dục pháp luật trong nhà trường); tổ chức các hình thức thi tìm hiểu pháp luật về quyền con người; tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật về quyền con người; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý; hịa giải cơ sở; thơng qua các hình thức văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống. Những phương pháp được đánh giá là có hiệu quả nhất là giảng dạy theo dự án được cố định trong các mục đích mang tính cảm xúc và kết nối với hành động. Phương pháp giáo dục theo hướng để mở và có
33
thể được thảo luận mà khơng bị trừng phạt nhưng cũng có thể có sự gặp gỡ hai phía giữa hiệu trưởng, các thầy, cơ, học sinh và phụ huynh. Như vậy, trong số các phương pháp trên, phương pháp giáo dục theo dự án ngày/dự án tuần, cùng hành động, giảng dạy định hướng hành động, thảo luận, làm việc với các chuyên gia bên ngồi, thảo luận lớp, chơi đóng vai, mơ phỏng được nhiều người áp dụng. Cùng với sự trợ giúp của các trích đoạn phim và phiếu phỏng vấn, giờ giảng sẽ được phân tích và đánh giá với cường độ cao. Ngồi ra, hiệu quả giảng dạy cũng tăng lên trong các trường hợp người giảng áp dụng các phương pháp khuyến khích sự tích cực và cộng tác của người học.
Một yêu cầu cần thiết đối với sự khảo cứu quyền con người là đòi hỏi niềm tin riêng. Thông qua các nỗ lực đạt được bởi một khơng khí giáo dục tốt, các trường thực hiện dự án giáo dục của UNESCO mong muốn đạt được các điều kiện cơ bản đối với khả năng hiểu biết về quyền con người. Điều này đòi hỏi các quyền và nghĩa vụ của các học sinh, sinh viên cần được tôn trọng. Một trong những giá trị đối với giáo dục quyền con người là: ấn tượng cơ bản mang tính tích cực đối với các vấn đề của quyền con người phải thuyết phục được người học mà ở đó người ta để cho người học có thể thu lượm được những hiểu biết và kinh nghiệm cùng với chủ đề quyền con người. Có lẽ thuận lợi nhất là khuyến khích sự độc lập của họ. Vì vậy, cần lựa chọn phương pháp giáo dục quyền con người ln tùy thuộc vào mục đích, nội dung giáo dục và phù hợp với từng đối tượng nhất định.
1.2.3. Nội dung giáo dục pháp luật về quyền con người tại các trường trung cấp nghề cấp tỉnh
Theo Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, giáo dục pháp luật về quyền con người là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với
34
mơi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hồn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
Giáo dục pháp luật về quyền con người gồm 03 cấp trình độ đào tạo: Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng được thực hiện trong các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng, các doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam. Từng cấp trình độ đào tạo được xác định mục tiêu riêng: đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các cơng việc đơn giản của một nghề; đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các cơng việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số cơng việc có tính phức tạp của chun ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, cơng nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; và đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các cơng việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các cơng việc có tính phức tạp của chun ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện cơng việc.
Như vậy, đối tượng giáo dục pháp luật về quyền con người ở các trường trung cấp nghề cấp tỉnh rất rộng và đa dạng, bao gồm toàn bộ cá nhân
trong các trường trung cấp nghề cấp tỉnh. Ngoài ra, giáo viên, nhà giáo và những nhà quản lý, người sử dụng lao động cũng là những đối tượng quan trọng cần tập trung giáo dục pháp luật về quyền con người. Họ vừa là chủ thể giáo dục, vừa là đối tượng giáo dục.
Trên cơ sở xác định chủ thể và đối tượng giáo dục pháp luật về quyền con người, căn cứ theo nội dung Quyết định số 1309/QĐ-TTg phê duyệt Đề
3 5
án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, cần xác định cụ thể nội dung và chương trình giáo dục pháp luật về quyền con người trong các trường trung cấp nghề cấp tỉnh như sau:
Về nội dung giáo dục pháp luật về quyền con người:
- Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên: Nội dung cơ bản của pháp luật về quyền con người, quyền cơng dân; Quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước Việt Nam về pháp luật về quyền con người, đặc biệt là pháp luật về quyền con người trong lĩnh vực GDNN, việc làm; Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên; Các văn kiện của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về quyền lao động.
- Đối với học viên: Nội dung cơ bản của pháp luật về quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyèn con người trong lĩnh vực GDNN, việc làm; Các cơ chế bảo vệ quyền con người; Kỹ năng ứng dụng pháp luật về quyền con người trong hoạt động nghề nghiệp; giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động; Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
Về Chương trình giáo dục pháp luật về quyền con người:
- Đối với cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên: cần được cung cấp tài liệu bồi dưỡng kiến thức về pháp luật về quyền con người cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên.
- Đối với học viên:
+ Học viên hệ Sơ cấp: Chương trình lồng ghép về QCN vào nội dung
đào tạo để người học có năng lực thực hiện được các cơng việc đơn giản của một nghề vừa nhận thức về quyền và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả cơng việc, sản phẩm của mình với việc tơn trọng quyền của người khác, thúc đẩy
36
sự phát triển của bản thân phấn đấu trở thành thành viên có trách nhiệm trong xã hội.
+ Học viên hệ Trung cấp: Chương trình lồng ghép QCN vào nội dung
đào tạo để người học năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số cơng việc có tính phức tạp của chun ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, cơng nghệ vào cơng việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. Bên cạnh đó, người học cần được bổ sung kiến thức về quyền của người lao động, quyền của người sử dụng lao động, an toàn lao động…
1.2.4. Phương pháp giáo dục pháp luật về quyền con người tại các trường trung cấp nghề cấp tỉnh
Đối với học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề do đặc điểm riêng biệt do vậy, việc xác định và thực hiện đúng các phương pháp giáo dục pháp luật quyền con người lại càng có ý nghĩa quan trọng.
Phương pháp giáo dục quyền con người cho học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề cấp tỉnh được xây dựng căn cứ vào những quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo nước nhà, xây dựng cho học sinh, sinh viên có năng lực lĩnh hội và thực hành kiến thức khoa học, đạo đức và pháp luật. Những phương pháp cơ bản của hoạt động giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề:
- Bảo đảm sự phù hợp giữa mục tiêu giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề với mục tiêu giáo dục toàn diện trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề là sự cụ thể hóa mục tiêu giáo dục đạo đức các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân
37
cách con người Việt Nam của giáo dục nghề nghiệp. Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề đặt trọng tâm vào việc hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức quyền con người vào từng trường hợp cụ thể, từ đó giúp học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề chủ động trong việc tự học, sử dụng kiến thức quyền con người.
Nội dung giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề là một nội dung - thành tố của giáo dục nghề nghiệp, được kết cấu lồng ghép trong nhiều nội dung của chương trình giáo dục nghề nghiệp. Sự gắn kết chặt chẽ giữa phương pháp giáo dục nghề nghiệp và phương pháp giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, sinh viên trường cao đẳng nghề, nghĩa là phương pháp giảng dạy quyền con người cho học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề được sử dụng phổ biến là phương pháp thuyết giảng. Hoạt động giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề góp phần quan trọng vào việc hình thành mục tiêu phát triển nhân cách cho học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề.
- Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề được tiến hành thường xuyên và có hệ thống.
Giáo dục quyền con người nói chung, giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề nói riêng là một chỉnh thể thống nhất, có sự gắn bó chặt chẽ giữa giáo dục quyền (những việc được làm và được tôn trọng) với giáo dục nghĩa vụ (những việc phải làm, phải tuân thủ vì lợi ích chung, lợi ích cộng đồng hoặc lợi ích của người khác) với giáo dục trách nhiệm quyền con người. Trách nhiệm đối với quyền con người không chỉ bao hàm trách nhiệm pháp lý mà còn cả trách nhiệm đạo đức trong quan hệ gia đình, dịng họ, làng xóm, bạn bè; trách nhiệm cộng đồng, xã hội.
38
Để cho quá trình nhận thức về quyền con người đòi hỏi việc giáo dục quyền con người phải được tiến hành song song với quá trình giáo dục nghề nghiệp, là quá trình phát triển liên tục của quá trình nhận thức, phù hợp với đặc điểm nhận thức, tâm lý học sinh, sinh viên. Từ việc mở rộng các quan hệ xã hội, môi trường sống và các yếu tố tác động đến nhận thức và thực hành về quyền con người của học sinh, sinh viên cũng phát triển theo.
- Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề phải bảo đảm tính linh hoạt, gắn kết giữa giáo dục lý luận với giáo dục thực tiễn.
Trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, việc trang bị kiến thức được coi trọng hơn việc trang bị, giáo dục kỹ năng sống, cách hành xử, lối suy nghĩ dựa trên quyền con người. Nội dung giáo dục quyền con người cho học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề cần đảm bảo tính thiết thực, liên quan đến cuộc sống hàng ngày của các em, các em đều có thể trải nghiệm thực tế.
Bảo đảm sự kết hợp hài hịa giữa giáo dục quyền con người chính thức do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện với giáo dục quyền con người do các tổ chức đại diện của học sinh phổ thơng như Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,… là một trong những nội dung quan trọng giúp cho việc gắn kết việc bảo vệ quyền con người với thực tiễn và phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Sự tham gia của các tổ chức chính trị- xã hội đại diện cho học sinh, sinh viên vào hoạt động giáo dục quyền con người rất đa dạng như tham vấn về nội dung giáo dục quyền con người, hỗ trợ hoạt động giáo dục quyền con người chính thức trên lớp học.
- Bảo đảm sự tham gia chủ động của học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề vào hoạt động giáo dục pháp luật về quyền con người.
Với tư cách là đối tượng được giáo dục pháp luật về quyền con người, hoạt động giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, sinh viên
39
trường trung cấp nghề phải tạo được mơi trường có tính tranh luận để học sinh, sinh viên có thể tự do phát biểu quan điểm, chính kiến của mình về các vấn đề liên quan đến quyền con người. Tạo lập môi trường cho học sinh, sinh viên được chủ động trong hoạt động giáo dục quyền con người đòi hỏi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải xây dựng được mơi trường giáo dục vì con người, tơn trọng con người và cho con người. Học sinh, sinh viên trường trung cấp nghề phải được tôn trọng trong môi trường giáo dục nghề nghiệp. Sự tham gia chủ động của học sinh, sinh viên vào hoạt động giáo dục quyền con người được thể hiện qua nhiều phương thức như: Chủ động xây dựng tình huống; tham gia thuyết trình về quyền con người; tham gia giải quyết các bài tập tình huống dưới sự hướng dẫn của giáo viên, cán bộ làm công tác thực tiễn.
Bảo đảm sự tham gia chủ động của học sinh, sinh viên vào hoạt động giáo dục quyền con người cần được tiến hành song song với qua trình đổi mới hoạt động giáo dục nghề nghiệp, coi học sinh, sinh viên là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục, coi trọng việc gây dựng, rèn luyện kỹ năng sống dựa trên cơ sở quyền con người. Khi được tham gia chủ động vào hoạt động giáo dục quyền con người, học sinh, sinh viên có điều kiện thực hành các lý thuyết quyền con người, vận dụng pháp luật quyền con người vào việc gây dựng, duy trì quan hệ xã hội hịa bình, khả năng chung sống, hịa nhập vào các mơi trường văn hóa khác nhau.
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục quyền con người tại các trường trung cấp nghề cấp tỉnh
Giáo dục pháp luật về quyền con người với tư cách là một trong những biện pháp đi đầu, tạo lập tiền đề cho quá trình tổ chức thực thi chính sách, pháp luật chịu sự tác động nhất định của các nhân tố khách quan và chủ quan. Do vậy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật về
40
quyền con người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không thể tách rời việc nhận diện những nhân tố tác động đó ở cả khía cạnh tích cực và khơng tích cực để có phương châm, giải pháp phù hợp.
* Giá trị truyền thống
Trong truyền thống của người Việt có khơng ít những yếu tố thể hiện tính nhân văn sâu sắc và đặc thù, rất thuận lợi cho việc giáo dục tình cảm nhân đạo, cơng bằng, hướng thiện - những nhân tố giá trị liên quan mật thiết với giáo dục pháp luật về quyền con người. Từ những truyền thuyết, cổ tích như Thánh Gióng, Chuyện Trầu Cau, Tấm Cám… đến những câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng