Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng bình (Trang 44 - 47)

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình

2.1.2. Đặc điểm xã hội

Năm 2019, dân số của tỉnh Quảng Bình là 896.601 người; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 516.097 người (258.408 nam và 257.689 nữ; 105.341 người ở thành thị và 410.756 người ở nơng thơn). Dân tộc ít người ở Quảng Bình thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều với những tộc người như: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem,... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã miền Tây các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cư phân bố không đều, 79,01% sống ở vùng nông thôn và 20,99% sống ở thành thị. Các dân tộc sống trên mảnh đất Quảng Bình từ thế hệ này qua thế hệ khác, lăn lộn trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, xã hội..., tất cả đã chan hòa, thân ái trong cộng đồng các dân tộc người Việt ở Quảng Bình. Định cư trên vùng đất hoang dã, thiên tai khắc nghiệt, giặc giã liên miên, con người Quảng Bình từ ngày xưa đã biết tương thân, tương ái. Cộng đồng các dân tộc ở Quảng Bình từ lâu đã diễn ra quá trình đan xen văn hóa, giao lưu, vay mượn, học hỏi lẫn nhau giữa các tộc người thiểu số với tộc người thiểu số, giữa các tộc người thiểu số với người Việt và cả quan hệ xuyên quốc gia với các dân tộc ở Lào. Ngày nay do tác động của tồn cầu hóa, q trình đó lại càng được thúc đẩy, phát triển mạnh mẽ.

Hiện nay, tỉnh Quảng Bình có 6 huyện là huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa và huyện Minh Hóa; 01 thành phố Đồng Hới; 01 thị xã Ba Đồn. Tồn tỉnh có 159 xã, phường, thị trấn. Đến ngày 23 tháng 01 năm 2017, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 37/QĐ-BXD và số 38/QĐ-BXD về việc công nhận 2 thị trấn Kiến Giang mở rộng (huyện Lệ Thủy) và Hoàn Lão mở rộng (huyện Bố Trạch) đạt tiêu chuẩn đơ thị loại IV.

Dải đất Quảng Bình như một bức tranh hồnh tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng như đèo Ngang,

đèo Lý Hòa, cửa biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.

Vùng đất Quảng Bình có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời ngay từ thời đại đồ đá, thuộc giai đoạn Văn hóa Hịa Bình muộn cách đây gần 10.000 năm và là nơi giao hội giữa nhiều nền văn hóa lớn của đất nước, dân tộc, chủ yếu từ nền văn hóa Đơng Sơn và Sa Huỳnh và được phát triển liên tục có tính hệ thống cho đến ngày nay. Chính vì vậy, vùng đất này chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa vật chất và tinh thần rất độc đáo của dân tộc.

Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hóa Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hóa Hồ Bình và Đơng Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh... Trong q trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hóa nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như “Bát danh hương”: “Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Cổ - Kim”. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hóa - xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp... Chính lịch sử, thiên nhiên đã tạo nên khơng gian văn hóa Quảng Bình đa sắc màu, khắc nghiệt của thiên nhiên, thử thách ác liệt của lịch sử đã gây ra biết bao gian khổ, đau thương, mất mát, hy sinh đè nén lên mỗi người dân Quảng Bình nhưng khơng bao giờ khuất phục được họ, bởi nơi đây đã tơi luyện, hun đúc nên con người có sức sống bền bỉ và đức tính cần cù, nhẫn nại, ý chí và nghị lực phi thường, anh dũng, kiên cường, bất khuất, với truyền thống yêu nước nồng nàn, tận trung với nước, tận hiếu với dân, giàu lòng nhân ái và lao động sáng tạo để vượt

qua mọi khó khăn, thử thách, vươn lên trong cuộc sống, góp phần dựng nước, giữ nước, xây dựng và bảo vệ quê hương.

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Hệ thống trường, lớp, quy mô giáo dục tiếp tục ổn định, phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng và nâng cao trình độ đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển KT-XH. Chất lượng giáo dục mũi nhọn có nhiều tiến bộ, học sinh giỏi đạt kết quả khá cao trong các kỳ thi cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Năm 2020, 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, giáo dục tiểu học và giáo dục THCS mức độ III; 47,3% trường mầm non, 90% trường tiểu học, 59% trường THCS, 42,4% trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Đào tạo đại học, cao đẳng, đào tạo nghề từng bước đáp ứng nhu cầu của người học và thị trường lao động. Lĩnh vực KH&CN có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển KT-XH của tỉnh.

Việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng với chất lượng khám chữa bệnh có nhiều tiến bộ và ngày một nâng cao ở các tuyến với tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế đổi mới tích cực. Cơng tác phịng, chống dịch bệnh, vệ sinh an tồn thực phẩm, chương trình mục tiêu y tế - dân số được thực hiện có hiệu quả. Năm 2020, có 92,45% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 100% trạm y tế có bác sĩ làm việc; 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế; tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi giảm dưới 10‰ và dưới 5 tuổi giảm dưới 15‰.

Hoạt động văn hóa, thể thao đã có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Nhân dân. Đặc biệt, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt kết quả tích cực và đời sống văn hóa cơ sở tiếp tục được

nâng lên; đã có những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển với bảo tồn di sản văn hóa.

Lĩnh vực thơng tin và truyền thơng đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhất là hoạt động báo chí, thơng tin đối ngoại, thơng tin cơ sở, thông tin điện tử được chú trọng, thông tin đại chúng đã có bước phát triển mạnh mẽ; việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin được đẩy mạnh, tích cực xây dựng chính quyền điện tử; hạ tầng nền tảng của chính quyền điện tử được triển khai, đầu tư; đẩy mạnh trao đổi văn bản trên môi trường mạng thay văn bản giấy, họp trực tuyến, họp không giấy, cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4; kết nối liên thông với trục quốc gia.

Công tác giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, an sinh xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hiện tỷ lệ hộ nghèo tồn tỉnh giảm bình qn 2,1%/năm; hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm 4,6%/năm; hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 2,81%/năm. Các chính sách an sinh xã hội, chính sách người có cơng, cơng tác giúp đỡ các đối tượng có hồn cảnh khó khăn, các đối tượng dễ bị tổn thương, cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới được quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời, đồng bộ hơn..., đời sống Nhân dân được cải thiện.

Một phần của tài liệu Quản lý khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh quảng bình (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w