- Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng;
1.1.3. Vai trò thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở
Hoạt động hòa giải ở cơ sở mang lại những ý nghĩa xã hội sâu sắc và hết sức to lớn, vai trò của thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở được thể hiện như sau:
1.1.3.1. Thực hiện pháp luật về hịa giải ở cơ sở góp phần phát huy truyền thống đoàn kết, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ở cơ sở Dân
tộc Việt Nam vốn là một dân tộc có truyền thống đồn kết, thương u, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Một dân tộc bất khuất, kiên cường trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và cũng là một dân tộc ln giàu lịng nhân ái, vị tha, suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, lịch sử dân tộc ta đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh khốc liệt, nhân dân ta đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư - đó là một tài sản q báu ln được giữ gìn và phát huy. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, “Một điều nhịn, chín điều lành”, “Em thuận, anh hịa là nhà có phúc”, “Dĩ hịa vi q”… những đạo lý đó đã khắc sâu và trở thành tiềm thức trong lòng nhiều người dân Việt Nam. Bởi thế, dân tộc ta ln biết sống đồn kết gắn bó với nhau, xây dựng tình làng nghĩa xóm, xây dựng nền tảng xã hội vững chắc. Đó chính là sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh nhất.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, trong từng gia đình, khu dân cư, lúc này hay lúc khác không tránh khỏi nảy sinh những mâu thuẫn, va chạm, xích mích. Đó có thể là những tranh chấp, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình hoặc giữa những người hàng xóm láng giềng trong quan hệ về dân sự, hơn nhân gia đình, đất đai hoặc những việc vi phạm nhỏ (như trộm cắp vặt, gây mất trật tự công cộng, va quệt xe cộ, đánh nhau gây thương tích nhẹ…). Những mâu thuẫn ấy nếu khơng được giải quyết tận gốc và triệt để ngay từ đầu có thể trở thành những vụ việc phức tạp, thậm chí phát sinh thành
27
những vụ án hình sự nghiêm trọng. Đây là một trong những yếu tố gây mất ổn định và trật tự an toàn xã hội ở cơ sở, làm xói mịn tình đồn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư. Với truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay, trong thực tế nhân dân ta đã tự giúp nhau dàn xếp, khuyên bảo nhau “bớt giận làm lành”, “chín bỏ làm mười” để hịa giải, trở lại hòa thuận, để cịn “tối lửa tắt đèn có nhau”. Vì thế, mọi vi phạm pháp luật, mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân không phải lúc nào cũng được giải quyết ổn thỏa bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng một bản án hay một quyết định mà nhiều khi được giải quyết ổn thỏa bằng hịa giải. Vì hịa giải sẽ giúp các bên đạt được thỏa thuận, tự giải quyết với nhau tận gốc rễ các mâu thuẫn, tranh chấp và có tác dụng khơi phục, giữ gìn tình đồn kết, tương thân tương ái, giữ gìn được tình cảm trong gia đình, hàng xóm láng giềng.
Trong quản lý xã hội hiện nay, để đạt được hiệu quả tối ưu, bên cạnh việc đề cao pháp luật cần kết hợp với giáo dục đạo đức. Do đó, trong thực hiện pháp luật phải hướng con người đến chân, thiện, mỹ; phải chú ý đến việc giáo dục, cảm hóa đối với người lầm lỗi, sai phạm. Thực hiện pháp luật hịa giải ở cơ sở khơng những góp phần phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư mà cịn có tác dụng giáo dục, cảm hóa con người, giáo dục ý thức pháp luật, khơi dậy tình cảm, đạo đức tốt đẹp.
Như vậy, thực hiện pháp luật hịa giải ở cơ sở có vai trị rất quan trọng trong việc xây dựng tình làng, nghĩa xóm đầm ấm, đùm bọc, giúp đỡ nhau, xây dựng cộng đồng xã hội bình yên, giàu mạnh, tăng cường tình đồn kết trong nhân dân và phát huy khối đại đồn kết tồn dân. Hịa giải làm cho con người sống với nhau có nghĩa có tình, ứng xử với nhau trong quan hệ hàng ngày phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. Mọi người có ý thức giữ gìn đồn kết, tình làng, nghĩa xóm, đảm bảo trật tự, an tồn xã hội. Bản thân mỗi gia đình có ý thức giáo dục, nhắc nhở người thân, con cháu
sống và làm việc theo pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội, góp phần hình thành nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa.
1.1.3.2. Thực hiện pháp luật về hịa giải ở cơ sở góp phần trực tiếp giải quyết tranh chấp và mâu thuẫn trong nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở
Trong cuộc sống hàng ngày, do khác nhau về quan niệm sống, nhận thức, tình cảm, lợi ích kinh tế… nên việc nảy sinh mâu thuẫn tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, giữa các hộ gia đình, giữa các cá nhân với nhau trong cộng đồng dân cư là điều khó tránh khỏi. Những mâu thuẫn, tranh chấp đó có thể giải quyết bằng nhiều hình thức khác nhau: một là tự thỏa thuận giữa các bên; hai là đơn phương chấm dứt xung đột “một câu nhịn, chín câu lành”; ba là nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương thơng qua hịa giải
ở cơ sở; bốn là khiếu kiện ra Tòa án nhân dân hoặc các cơ quan Nhà nước khác. Rất ít trường hợp sau khi xảy ra tranh chấp mà các bên tự dàn xếp thỏa thuận được, hoặc một bên chịu từ bỏ lợi ích của mình để đơn phương chấm dứt xung đột, vì thế thường thì phải nhờ đến sự can thiệp của một bên thứ ba mới có thể giải quyết được mâu thuẫn. Nếu vụ việc bị đưa ra tịa án thì sẽ càng phức tạp hơn vì phải tuân theo một trình tự thủ tục tố tụng chặt chẽ, cả người đi kiện và người bị kiện chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để theo đuổi vụ kiện đến cùng. Hơn nữa, đối với những vi phạm pháp luật chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử lý hành chính thì những vi phạm đó nên được giải quyết bằng hịa giải. Vì thế trong các hình thức trên, hịa giải ở cơ sở là một phương pháp hữu hiệu được sử dụng vì nó vừa hợp đạo lý, tâm lý của người Việt vừa phát huy được những điểm tích cực của mình.
Thực tế những vi phạm pháp luật và mâu thuẫn nhỏ nếu không kịp thời giải quyết thấu đáo có thể dẫn đến những hành vi tội phạm. Phần lớn các hành vi phạm tội, đặc biệt là tội giết người, tội cố ý gây thương tích… đều phát sinh từ những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ, sự bất đồng chính kiến, thói ghen
29
ghét nhau của người dân do khơng được kịp thời hịa giải đã gây ra những hành động đáng tiếc. Hiện nay, một số tranh chấp đặc biệt là tranh chấp về đất đai, là một trong những tranh chấp dai dẳng, quyết liệt và phức tạp. Những tranh chấp này nếu không kịp thời giải quyết sẽ dẫn đến nguy cơ khiếu kiện tập thể, tụ tập đông người gây rối ở các cơ quan hành chính Nhà nước, trở thành điểm nóng chính trị ở nhiều địa phương trong thời gian gần đây. Thông qua việc phát hiện và giải quyết tận gốc những mâu thuẫn, tranh chấp sẽ góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền tăng cường cơng tác quản lý xã hội ở cơ sở.
Vì vậy, thực hiện tốt pháp luật về hịa giải ở cơ sở khơng những góp phần giải quyết kịp thời các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư mà cịn có tác dụng triệt tiêu mầm mống dẫn đến tội phạm và những bất ổn xã hội, góp phần phịng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở cơ sở. Từ đó có thể thấy, hịa giải ở cơ sở khơng những là một hình thức giải quyết tranh chấp mà nó cịn là một nguyên tắc quản lý xã hội trong mọi thời đại.
1.1.3.3. Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở góp phần hạn chế đơn thư khiếu kiện trong nhân dân, giảm bớt tình trạng gửi đơn khiếu kiện lên Tịa án, cơ quan hành chính cấp trên, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của nhân dân và Nhà nước
Trong các hình thức giải quyết tranh chấp, hình thức giải quyết bằng cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tịa án, cơ quan hành chính nhà nước) là hình thức đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhân danh Nhà nước, được quyền phân xử để đưa ra các phán quyết có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên tranh chấp. Các phán quyết này thể hiện quyền lực Nhà nước với tư cách là cơ quan bảo vệ pháp luật. Nếu các phán quyết này khơng được thi hành thì Nhà nước có một cơ chế để đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế.
Việc giải quyết tranh chấp thông qua Tịa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền được quy định chặt chẽ và chỉ được tiến hành theo một trình tự thủ tục luật định, để đảm bảo giải quyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật. Những mâu thuẫn, tranh chấp của nhân dân nếu được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ dẫn đến việc tốn hao công sức, tiền bạc, thời gian… của nhân dân và cả cơ quan nhà nước. Thực tế hiện nay, số vụ việc khiếu kiện mà Tòa án hay UBND các cấp phải thụ lý giải quyết đã quá tải, trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện về đội ngũ cán bộ chuyên môn lại chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Đối với nhiều vụ việc, ngun nhân dẫn đến tình trạng khiếu kiện ra Tịa án, khiếu kiện vượt cấp là việc chưa thực hiện tốt hình thức hịa giải ở cơ sở.
Như vậy, thực hiện tốt pháp luật hịa giải ở cơ sở khơng những góp phần giải quyết kịp thời các mâu thuẫn mà thơng qua đó cịn tun truyền pháp luật, giải thích lợi hại của việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải so với giải quyết tranh chấp bằng tòa án. Kinh nghiệm của một số địa phương cho biết, hòa giải viên phải giải thích cho các bên tranh chấp thấy được lợi hại của việc giải quyết bằng hòa giải so với việc giải quyết bằng tòa án về số tiền mà đương sự phải bỏ ra (chi phí dành cho tố tụng thấp nhất cũng gần 1 triệu đồng/vụ). Từ đó làm giảm bớt các vụ việc phải giải quyết của tịa án và các cơ quan hành chính nhà nước, tiết kiệm cho nhân dân về chi phí thưa kiện, thời gian, cơng sức đi lại, hạn chế rủi ro tai nạn giao thông, tránh được “tâm lý thắng thua”, tập trung thời gian và cơng sức làm ăn, phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo ở cơ sở. Hơn nữa, hịa giải thành còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành các kết quả thỏa thuận đó trên thực tế. Khi các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận với nhau về giải quyết vu việc thì họ tự giác thực hiện cam kết mà khơng cần sự tác động, thậm chí cưỡng chế từ phía cơ quan nhà nước.
31
Cơng tác hịa giải ở cơ sở cịn góp phần tiết kiệm thời gian, công sức, cơ sở vật chất của các cơ quan tố tụng, giảm chi tiêu từ ngân sách nhà nước.
1.1.3.4. Thực hiện pháp luật về hịa giải ở cơ sở góp phần tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, từng bước nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, xây dựng thói quen sống và làm việc theo pháp luật
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một khâu của tổ chức thực hiện pháp luật, có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện thơng qua nhiều hình thức: thơng qua phương tiện thơng tin đại chúng, thông qua giảng dạy pháp luật ở các nhà trường, đặc biệt việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cịn được thực hiện thơng qua các hoạt động tư pháp như trợ giúp pháp lý, xét xử, hòa giải… Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau. Để việc thực hiện pháp luật hịa giải ở cơ sở đạt hiệu quả phải có cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật hữu hiệu đưa pháp luật hịa giải vào cuộc sống, trong đó việc tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về hịa giải ở cơ sở nói riêng là khâu khơng thể thiếu. Ngược lại, tổ chức thực hiện pháp luật hịa giải ở cơ sở là một trong những hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hữu hiệu.
Trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục pháp luật không chỉ ngừng lại
ởmức cung cấp các thông tin pháp luật cho mọi đối tượng, giáo dục pháp luật còn phải đáp ứng các nhu cầu hiểu biết đa dạng của từng người dân. Ngày càng nhiều người dân có nhu cầu tìm hiểu pháp luật một cách cụ thể và thiết thực để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi có tranh chấp phát sinh trong giao dịch làm ăn, sinh hoạt dân sự. Bằng sự định hướng giáo dục thơng qua hoạt động thực hiện pháp luật hịa giải ở cơ sở mà pháp luật đi sâu vào nhận thức, tình cảm của từng cá nhân, từng gia đình, từng cộng đồng một cách sâu
sắc, có sức thuyết phục hơn theo phương châm “trăm nghe không bằng một thấy”. Ý nghĩa của việc hòa giải một vụ việc cụ thể với sự giải thích, vận động, phân tích của hịa giải viên có tác dụng khơi dậy niềm tin, tình cảm của người dân đối với pháp luật. Bằng việc vận dụng những qui định của pháp luật để giải thích, phân tích thuyết phục các bên tranh chấp, tổ viên Tổ hịa giải góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật và quan trọng hơn cả là cảm hóa, giáo dục ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật cho các bên. Bên cạnh đó, thơng qua hoạt động hòa giải, hòa giải viên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các bên tranh chấp, giúp họ hiểu biết về chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật.