Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 119)

Giải quyết nhanh chóng, kịp thời yêu cầu của người dân

Thái độ phục vụ, hướng dẫn nhiệt tình

Nội dung

dân

Giải quyết tốt các yêu cầu của người dân

Phong cách làm việc chuyên nghiệp

Thái độ vui vẻ, thân thiện với người dân

Giúp đỡ, giải đáp cho người dân những khó khăn, thắc mắc trong q trình giải quyết cơng việc

Tác phong lịch sự, ăn mặc gọn gàng

Ngôn ngữ giao tiếp đúng chuẩn mực

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2021

Bên cạnh đó, với câu hỏi “thời gian các phòng, ban, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết hồ sơ đề nghị của Ông (bà) như thế nào?” được 80% người dân đánh giá là đúng hẹn, 20% người dân đánh giá là trễ hẹn. Như vậy vẫn còn tồn tại vấn đề chậm trễ trong giải quyết hồ sơ công việc đối với người dân.

Khi được khảo sát “trong q trình giải quyết cơng việc, cơng chức các phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân thành phố thường thể hiện thái độ nào sau

cầu của công dân, 15% đánh giá là cơng chức thiếu nhiệt tình.

Như vậy, qua khảo sát, văn hóa ứng xử của cơng chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố hiện nay còn nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục như:

- Tinh thần, thái độ phục vụ của một bộ phận công chức thuộc UBND thành phố còn có biểu hiện chưa tốt, chưa nhiệt tình, khơng linh hoạt trong giải quyết công việc, còn sách nhiễu… điều này gây ảnh hưởng khơng tốt đến uy tín của các cơ quan chun mơn nói riêng, UBND thành phố nói chung.

- UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 694/QĐ-UBND ngày 23/01/2017 về việc ban hành Quy chế chấm điểm, bình xét mức độ hồn thành nhiệm vụ hàng tháng, quý, năm đối với tập thể, cá nhân các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND thành phố Bn Ma Thuột. Trong đó có nội dung tinh thần kỷ luật và đạo đức lối sống.

Nhìn chung qua kết quả tự đánh giá của công chức và lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Buôn Ma Thuột cho thấy công chức hầu hết chưa đảm bảo chấp hành nghiêm túc giờ giấc làm việc (không đi trễ về sớm, vắng mặt phải có lý do chính đáng); Chưa thực hiện tốt quy định về việc sử dụng thẻ cán bộ, cơng chức, trong q trình thực thi cơng vụ, nhiệm vụ…

- Tinh thần trách nhiệm của một bộ phận công chức còn chưa cao, có biểu hiện chây lười trong cơng tác, né tránh nhiệm vụ, kéo dài thời gian giải quyết các công việc. Qua khảo sát về nội dung “tự nhận xét về khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong hoạt động thực thi cơng vụ của mình” thì 30% cơng chức đánh giá ln ln hồn thành đúng tiến độ, 63,33 công chức đánh giá cơ bản hồn thành đúng tiến độ và 6,67% cơng chức cho rằng thỉnh thoảng đúng tiến độ trong thực hiện công việc. Điều này dẫn đến ngun nhân vì sao có 20% cơng dân được khảo sát cho rằng thời gian giải quyết hồ sơ của các cơ quan chun mơn còn tồn tại tình trạng trễ hẹn.

Để có thể nâng cao chất lượng cơng chức các cơ quan chuyên môn, tăng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chính quyền địa phương cũng như xây dựng chính quyền thành phố trong sạch vững mạnh thì trong thời gian tới cần có những giải pháp khắc phục thực trạng trên.

2.3.4. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơng chức

Mức độ hồn thành chức trách nhiệm vụ của đội ngũ công chức được thể hiện thông qua kết quả đánh giá xếp loại hàng năm. Đây là một hoạt động quan trọng và khơng thể thiếu trong bất kì một cơ quan tở chức nào.

Trước khi Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức ra đời, việc đánh giá cán bộ cơng chức nói chung, cơng chức các CQCM thuộc UBND cấp huyện nói riêng được thực hiện căn cứ theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Đến nay, Luật cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019 và Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thay thế cho Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đởi, bở sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Đồng thời UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 694/QĐ-UBND ngày 23/01/2017 về việc ban hành Quy chế chấm điểm, bình xét mức độ hồn thành nhiệm vụ hàng tháng, quý, năm đối với tập thể, cá nhân các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND thành phố Bn Ma Thuột. Kết quả chấm điểm, bình xét

mức độ hồn thành nhiệm vụ hàng tháng, quý, năm của các tập thể, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là tiêu chí quan trọng để bình xét thi đua – khen thưởng; là cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cả năm.

Theo báo cáo tổng hợp phân loại, đánh giá cán bộ, công chức và người lao động giai đoạn 2017-2020 của UBND thành phố Buôn Ma Thuột, kết quả đánh giá, phân loại công chức như sau:

Bảng 2.12. Kết quả hồn thành nhiệm vụ của cơng chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2017-2021

Năm

2017 2018 2019

2020

Nguồn: Phịng Nội vụ thành phố Bn Ma Thuột

Nhìn chung, số lượng cơng chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Bn Ma Thuột được đánh giá hồn thành xuất sắc nhiệm vụ giai đoạn 2017-2020 giảm dần. Đa số cơng chức được đánh giá ở mức độ hồn thành tốt nhiệm vụ với tỷ lệ trên 90%.

Đối với kết quả khảo sát 30 công chức về tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ thì 86,67% cơng chức nhận xét bản thân đạt ở mức tốt và rất tốt, 13,33% cơng chức nhận xét ở mức độ bình thường.

Mặc dù qua số liệu trên, số lượng cơng chức hồn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và khơng hồn thành nhiệm vụ chiếm tỷ lệ không đáng kể, tuy nhiên cần nhìn nhận thực tế rằng chất lượng cơng chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố vẫn còn hạn chế nhất định. Bởi vì cơng tác đánh giá, xếp loại cơng chức hiện nay có các tiêu chí chung chung, chưa mang

tính định lượng, chưa dựa vào hiệu quả công việc cũng như tiêu chuẩn của từng chức danh và tiêu chí đánh giá đối với từng đối tượng công chức làm thước đo.

2.4. Đánh giá về thực trạng chất lượng công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk

2.4.1. Những ưu điểm và nguyên nhân

Qua phân tích về thực trạng chất lượng công chức các quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Bn Ma Thuột, có thể thấy một số ưu điểm như sau:

Một là, công chức tại các các quan chuyên môn thuộc UBND thành phố

nhân dân, cống hiến trí tuệ, tài năng cho đất nước, có ý thức chấp hành pháp luật, chủ trương chính sách của Nhà nước.

Hai là, công chức tại các các quan chuyên môn thuộc UBND thành phố

Bn Ma Thuột có tác phong quần chúng, dân chủ, hầu hết được nhân dân tin tưởng và ủng hộ.

Ba là, công chức tại các các quan chuyên môn thuộc UBND thành phố

Buôn Ma Thuột ngày càng được nâng cao cả về trình độ chun mơn, kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm công tác và năng lực thực thi công vụ.

Bốn là, công chức tại các các quan chun mơn thuộc UBND thành phố

Bn Ma Thuột có tính kỷ luật trong thực thi nhiệm vụ.

Năm là, nhìn chung công chức tại các các quan chuyên môn thuộc UBND

thành phố Buôn Ma Thuột đã cơ bản đạt chuẩn về yêu cầu quy định, đủ về số lượng, đồng bộ về chất lượng, năng lực và trình độ đáp ứng được yêu cầu đối với từng vị trí cơng tác.

Chất lượng cơng chức tại các các quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Buôn Ma Thuột đạt được những điểm mạnh nêu trên là nhờ vào những nguyên nhân sau:

Một là, trong những năm qua tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng công tác xây

dựng đội ngũ trí thức, coi trọng và quản lý chặt chẽ, tuyển chọn đầu vào, bảo đảm bộ máy đủ khả năng thực thi nhiệm vụ; bố trí, sắp xếp cơng chức theo hướng trẻ hóa, chú trọng năng lực, trình độ. Năm 2016, 2017 tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tuyển dụng 358 cơng chức trong đó có 9 cơng chức các quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Buôn Ma Thuột với cơ cấu độ t̉i trẻ, có trình độ cao.

Hai là, chính quyền thành phố đã chú trọng cơng tác xây dựng và nâng

cao chất lượng đội ngũ công chức đã gắn với thực hiện cải cách hành chính thơng qua việc ban hành Kế hoạch kiểm tra tình hình tở chức và hoạt động của

các cơ quan đơn vị và UBND các phường, xã gắn với kiểm tra công vụ và Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

Ba là, chính quyền thành phố cơ bản đã thực hiện tốt công tác đánh giá,

quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cơng chức tại các cơ quan chun môn.

Bốn là, hầu hết các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố đã thực

hiện chế độ công vụ gắn với thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức; thực hiện kỷ cương trong cơ quan tổ chức, nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cơng chức.

Năm là, đội ngũ cơng chức có nhận thức về vai trò của mình trong việc là

cầu nối giữa nhà nước với nhân dân, có tinh thần học hỏi, cầu tiến cao cũng như không ngừng nỗ lực và phấn đấu trong việc nâng cao trình độ chuyên môn.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nói ở trên thì chất lượng cơng chức tại các cơ quan chun mơn thuộc UBND thành phố vẫn còn có những hạn chế, tồn tại:

Một là, trình độ của công chức tại các các quan chuyên môn thuộc

UBND thành phố Buôn Ma Thuột tuy đã được nâng lên nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới.

Tỷ lệ công chức còn thiếu kiến thức về QLNN vẫn còn tồn tại. Trình độ tin học, ngoại ngữ vẫn chưa đảm bảo yêu cầu, đa số cơng chức có bằng cấp, chứng chỉ tin học thì cũng chỉ biết đánh máy mà thiếu các kỹ năng cơ bản trong việc tra cứu thông tin trên mạng hay chọn lọc, cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất là phương tiện điện tử. Việc sử dụng hệ thống quản lý văn bản để chuyển nhận văn bản trong q trình thực thi cơng vụ

chưa được thực hiện thường xuyên do đó chưa giảm được số lượng giấy tờ trong hoạt động hành chính. Trình độ ngoại ngữ tuy có nhứng chỉ nhưng khơng có khả năng sử dụng để giao tiếp, giải quyết công việc hàng ngày hay tra cứu thông tin. Trong bối cảnh thực hiện chuyển đởi số, xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, đơ thị thơng minh thì đây là một thách thức rất lớn cho thành phố.

Hai là, kỹ năng nghề nghiệp là một trong những hạn chế của công chức

tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay. Điều này làm cho cơng chức thiếu tính chun nghiệp trong cơng tác, hiệu quả cơng việc khơng cao. Một bộ phận khơng nhỏ cơng chức có hạn chế về kỹ năng quản lý, kỹ năng nghiệp vụ, nhất là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định... trong khi đây là những kỹ năng cần thiết và quan trọng trong q trình thực thi cơng vụ.

Trong giải quyết công việc, một bộ phận công chức vẫn làm việc mang tính chủ quan, tùy tiện theo cảm tính cá nhân. Một số cơng chức lười học tập, ít rèn luyện, đã bộc lộ những yếu kém bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, giải quyết cơng việc nhiều lúc còn lúng túng, thiếu sự nhạy bén năng động, khơng có sự linh hoạt, sáng tạo, thường dựa vào những kinh nghiệm đã không còn phù hợp. Một số công chức còn ngại va chạm, né tránh những vụ việc phức tạp, khó khăn, vẫn còn hiện tượng nể nang trong giải quyết công việc khiến hiệu quả thực thi công vụ chưa cao.

Ba là, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận

công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Buôn Ma Thuột còn kém.

Phong cách làm việc của một bộ phận công chức còn chậm đổi mới, tinh thần phục vụ nhân dân vẫn còn chưa tận tình, gây nên những trở ngại trong việc thực hiện các chủ trương của nhà nước về cải cách hành chính, về mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân.

Mặt khác, một bộ phận công chức chưa sử dụng hiệu quả thời gian làm việc; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính có phần chưa nghiêm túc, tác phong, lề lối làm việc vẫn còn thiếu chỉnh chu, tình trạng cơng chức “đi muộn về sớm” diễn ra phở biến.

Bốn là, trong q trình thực hiện chức năng QLNN, một số cơng chức

thiếu sự năng động, sáng tạo. Vẫn còn tình trạng một số cơng chức khơng làm tròn nhiệm vụ của mình, bng lỏng trách nhiệm cần phải thực hiện; chưa gắn giữa trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn, quyền lợi với nhau một cách chặt chẽ.

Bên cạnh đó sự hợp tác phối hợp trong cơng việc, sự chia sẻ thông tin, tinh thần và phương pháp làm việc nhóm của cơng chức còn thấp. Do đó ảnh hưởng lớn trong công tác phối hợp tham mưu cho UBND thành phố về lĩnh vực báo cáo, thống kê…

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Qua phân tích ta thấy, những hạn chế trong việc xây dựng chất lượng công chức các công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Buôn Ma Thuột thời gian qua bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

Thứ nhất, công tác tuyển dụng đội ngũ của công chức còn những hạn chế

thể hiện: tỉnh đã đề ra các phương án tuyển dụng đội ngũ cơng chức nói chung, cơng chức các CQCM cấp tỉnh nói riêng theo yêu cầu của Trung ương. Mặc dù các bước tiến hành tuyển dụng đều đảm bảo các quy định nhưng vẫn chưa đảm bảo sự hợp lý khi tỉnh căn cứ vào nhu cầu đăng ký tuyển dụng của các địa phương nói chung, thành phố Bn Ma Thuột nói riêng. Do đó, hầu hết chun ngành đào tạo của từng vị trí tuyển dụng khơng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cũng như yêu cầu của đề án vị trí việc làm mà căn cứ vào bằng cấp chuyên mơn của người đang hợp đồng lao động ở vị trí đó để làm cơ sở để tuyển dụng. Mặt khác các vị trí tuyển dụng khác nhau thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên nội dung đề thi môn kiến chức chuyên ngành còn chung chung, mang tính

lý thuyết.

Thực tế, hiện nay tại thành phố Bn Ma Thuột, có khoảng 15 cơng chức, chiếm 13,15% số biên chế có bằng cấp chun mơn khơng phù hợp với lĩnh vực

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w