Quan điểm, mục tiêu quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn huyện Krông Nô,

Một phần của tài liệu Quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 98)

Bảng 2.5 Tỷ lệ chứng từ nộp thuế tài nguyên đúng các chỉ tiêu

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Quan điểm, mục tiêu quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn huyện Krông Nô,

Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

3.1.1. Quan điểm về công tác quản lý thuế tài nguyên.

Việc khai thác tài nguyên phải đảm bảo tiết kiệm, sử dụng lâu dài, có hiệu quả, đảm bảo nguồn vật tư (chủ yếu là cát, đá xây dựng) quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn huyện Krông Nô đang phấn đấu trở thành

thị xã; đảm bảo không tác động xấu đến mơi trường sinh thái đồng thời đóng góp tiền thuế cho NSNN, mặt khác ổn định đất sản xuất nông nghiệp cho người dân, không phá vỡ quy hoạch và chạy theo lợi nhuận trước mắt để lại hậu quả lâu dài. Như vậy cần phải xây dựng kế hoạch theo từng giai đoạn trong quản lý tài nguyên; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để vận hành khai thác, tận thu tốt các loại tài nguyên phụ để giảm thiểu lãng phí tài ngun.

3.1.2. Mục tiêu về cơng tác quản lý thuế tài nguyên đến năm 2025

- Một là, góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trên địa bàn huyện Krông Nô.

Quản lý thuế tài nguyên có ý nghĩa rất quan trọng về mặt xã hội, đó là việc góp phần bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đúng về tính chất tài nguyên, đúng về mục đích khai thác và sử dụng, đúng về quy hoạch phát triển, tiết kiệm tài nguyên đặc biệt là tài nguyên không tái tạo, sử dụng có hiệu quả tài nguyên để đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững, góp phần bảo vệ tài nguyên quốc gia và môi trường sống, môi trường tự nhiên.

- Hai là, đảm sử dụng tiết kiệm tài nguyên quốc gia: Khai thác sử dụng

có hiệu quả tài nguyên. Trong đó đặc biệt chú trọng việc tận thu tài nguyên, tránh lãng phí tài nguyên do chỉ khai thác và kinh doanh các sản phẩm tài ngun chính, có giá trị cao, bỏ lại các sản phẩm tài nguyên được cho là phế phẩm, làm thất thoát tài nguyên, đảm bảo nguồn tài nguyên phải được sử dụng triệt để, lâu dài tránh gây lãng phí và thất thu cho NSNN.

- Ba là, đảm bảo số thu thuế tài nguyên nộp vào NSNN

Thuế tài nguyên ngày càng khẳng định vai trị của mình trong việc đóng góp vào tổng số thu cho NSNN. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng vẫn là nguồn thu quan trọng góp phần vào cơng cuộc phát triển KT-XH. Mục tiêu chính của cơng tác quản lý thuế tài ngun chính là đảm bảo nguồn thu thuế tài

nguyên lâu dài, ổn định trên địa bàn, hồn thành dự tốn được các cấp giao, đặc biệt là dự toán pháp lệnh về thuế tài nguyên được UBND tỉnh giao.

3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thuế tài ngun trên địa bàn huyện Krông Nô tại Chi cục Thuế khu vực Cư Jút – Krông Nô tỉnh Đắk Nông

Trên cơ sở các quy định của Luật quản lý thuế, Luật thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn, ngoài việc doanh nghiệp “tự kê khai - tự nộp - tự chịu trách nhiệm”, để hoàn thiện và quản lý tốt thuế tài nguyên trên địa bàn huyện Krông Nô trong thời gian tới Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô cần phải làm tốt một số nội dung chủ yếu sau:

3.2.1. Nâng cao chất lượng dự toán thu thế tài nguyên.

Khi thực hiện dự toán thu thuế, Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô cần chú trọng trong cơng tác dự tốn thuế tài ngun, xác định cụ thể các hạng mục thu thuế tài nguyên, khảo sát, dự báo khải năng phát sinh thuế tài nguyên trên địa bàn thông qua số liệu thuế tài nguyên thu thập được từ các năm trước, đồng thời phân tích trữ lượng tài nguyên trên địa bàn qua các doanh nghiệp khai thác tài nguyên (kế hoạch sản xuất, trữ lượng tài nguyên, quyết tốn hàng năm …) để có số liệu ước tính khối lượng tài nguyên trong năm kế hoạch. Các đội thu thuế cập nhật kịp thời các số liệu thống kê về thu thuế tài nguyên để Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán của Chi cục Thuế có đầy đủ thơng tin dữ liệu phục vụ trong việc dự toán thu thuế tài nguyên.

3.2.2. Tăng cương quản lý kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế

Với cơ chế các doanh nghiệp “tự khai - tự nộp - tự chịu trách nhiệm”, tuy nhiên nếu không làm tốt công tác QLT thì rủi ro có thể xẩy ra, do đó cơng tác QLT cần phải tập trung làm tốt một số nội dung:

- Thứ nhất, Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô cần tăng cường

công tác quản lý kê khai thuế, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc đăng

ký thuế. Tăng cường kiểm tra rà sốt tình hình kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo 100% NNT nộp tờ khai đúng hạn, chất lượng tờ khai đảm bảo, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm.

- Thứ hai, Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô cần đảm bảo thực hiện cơng tác kế tốn và thống kê thuế để kịp thời phát hiện và xử lý triệt tiêu nợ ảo, đồng thời cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời về kết quả thu nộp thuế phục vụ cho cơng tác phân tích đánh giá chỉ đạo công tác QLT.

- Thứ ba, Chi cục Thuế cần xây dựng hệ thống báo cáo để thường xuyên cập nhật kiểm soát được doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và đăng ký, kê khai thuế tài nguyên nhằm theo dõi giám sát chính xác, đầy đủ trạng thái hoạt động của các đơn vị khai thác tài nguyên, phục vụ công tác chỉ đạo của UBND huyện, Cục Thuế và công tác quản lý thuế của ngành.

3.2.3. Giải pháp về quản lý nợ thuế

Để nâng cao cơng tác quản lý nợ thuế nói chung và nợ thuế tài nguyên nói riêng, trong thời gian tới Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Một là, Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô triển khai công tác

phối hợp giữa bộ phận Quản lý nợ với các đội, bộ phận chức năng trong việc việc rà soát, đối chiếu, điều chỉnh nợ thuế tài nguyên để xử lý kịp thời các khoản nợ ảo, đảm bảo số liệu nợ thuế tài nguyên theo dõi nợ trên ứng dựng của cơ quan thuế thống nhất với NNT.

- Hai là, Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krơng Nơ cần thực hiện tốt quy trình Quản lý nợ thuế và quy trình cưỡng chế nợ thuế tài nguyên; phân loại nợ thuế tài ngun, phân tích tình trạng nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp; cương quyết áp dụng các biện pháp xử lý và cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp cố tình chây ỳ nộp thuế, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế tài

nguyên dưới mức tỷ lệ nợ đọng bình quân của ngành thuế, đặc biệt là giảm tỷ lệ nợ cũ và hoàn thành các chỉ tiêu thu nợ thuế mà Cục Thuế giao.

- Ba là, thực hiện các biện pháp xử lý nợ thuế tài nguyên: khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ theo quy định của luật QLT và hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.

- Bốn là, thường xuyên kiểm tra về công tác Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế tài nguyên; xây dựng và kiện toàn tổ chức Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

- Năm là, triển khai các biện pháp đồng bộ trong việc phân tích, đơn đốc thu nợ và xử lý nợ thuế tài nguyên, lấy kết quả thu nợ hàng tháng, quí và cả năm trước làm chỉ tiêu xét thi đua cả năm nay đối với các đơn vị nhận kế hoạch thu và chỉ tiêu thu nợ thuế tài nguyên.

- Sáu là, Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô cần đề xuất với UBND

huyện Krơng Nơ những giải pháp cưỡng chế nợ bằng hình thức thu hồi giấy

phép khai thác tài nguyên đối với các đơn vị trây nợ thuế tài nguyên.

3.2.4. Giải pháp về kiểm tra.

Công tác kiểm tra thuế là một nội dung hết sức quan trọng trong q trình QLT, có hai mục đích chính: Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kê khai nộp thuế, chế độ sổ sách kế toán; phát hiện các vi phạm của các doanh nghiệp để xử lý, chấn chỉnh, đồng thời truy thu tiền thuế cho NSNN (nếu có). Vì vậy công tác kiểm tra thuế cần phải thực hiện tốt các nội dung cơ bản sau:

Một là, Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô cần tăng cường trao đổi kinh nghiệm và bồi dưỡng khả năng thu thập phân tích thơng tin đánh giá rủi ro đảm bảo đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra được xác định chính xác ngay từ khâu xây dựng kế hoạch tiến hành một cuộc kiểm tra. Khả năng đánh giá phân tích các hiện tượng kinh tế phát sinh, những đặc thù của lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản, đến mức độ thành thạo thành những kỹ năng cơ

bản của công chức kiểm tra thuế. Tổng kết kết quả kiểm tra trong tồn ngành về thuế tài ngun; tăng cường cơng tác kiểm tra trên cơ sở cơng tác phân tích dữ liệu về thuế tài nguyên để đề ra các biện pháp kiểm tra hiệu quả và có trọng tâm; tập trung lực lượng đẩy mạnh công tác kiểm tra thuế tài nguyên theo kế hoạch đã đề ra; phối hợp tốt với các Đoàn thanh tra theo chỉ đạo của ngành và tỉnh.

Hai là, Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô cần xử lý truy thu quyết liệt thuế tài nguyên đối với các trường hợp vi phạm đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với cơ quan pháp luật đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa và chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế tài nguyên, đặc biệt là các hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để trốn thuế tài nguyên, chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước.

Ba là, các ngành các cấp cần chú trọng và tăng cường giám sát việc khai thác tài nguyên, đặc biệt là khai thác khơng phép, khai thác lậu. Tránh tình trạng việc khai thác tài nguyên vẫn diễn ra giới nhiều hình thức nhưng khơng đơn vị nào chịu trách nhiệm.

3.2.5. Giải pháp về tuyên truyền hỗ trợ Người nộp thuế

Việc tuyên truyền và hỗ trợ NNT là công việc hết sức quan trọng, đây là công việc thường xuyên và bằng nhiều hình thức, làm cho doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật thuế từ đó tự giác chấp hành chính sách pháp luật thuế ngày càng tốt hơn. Do đó trong thời gian tới Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô cần làm tốt một số nội dung trọng tâm sau:

Một là, Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô nên thường xuyên tổ chức “Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp” để lắng nghe ý kiến NNT, đồng thời trả lời vướng mắc về thủ tục, chính sách thuế tài nguyên của NNT kịp thời, đúng hạn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thuế cho các đơn vị trên địa bàn huyện, góp phần cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao hiệu lực QLT tài

nguyên, cần thiết phải có các cuộc đối thoại chuyên đề về tài nguyên và thuế tài nguyên.

Hai là, tiếp tục đổi mới và HĐH công tác công tác thi đua tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách thuế tài nguyên, để các quy định về thuế tài nguyên được phổ biến sâu rộng tới NNT, để NNT có mối liên hệ gần gũi hơn với cơ quan thuế, tăng hiệu quả công tác hỗ trợ NNT.

Ba là, Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krơng Nơ cần đưa ra các chính sách biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế tài nguyên với Nhà nước, đồng thời trên cơ sở luật pháp về thuế cho phép, cần có chế tài mạnh để xử lý nghiêm khắc các đối tượng có hành vi gian lận hoặc trốn thuế tài nguyên.

Bốn là, chủ động phối hợp với các cơ quan thơng tin tun truyền để đưa ra các hình thức tuyên truyền phù hợp; đưa các chính sách, pháp luật thuế tài nguyên mới, đặc biệt là các văn bản chính sách thuế sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm thực hiện tuyên truyền đến được với NNT.

3.2.6. Giải pháp cải thiện nguồn nhân lực quản lý thuế tài nguyên

Con người là yếu tố dẫn đến thành công hay thất bại của mọi cơng việc. Do đó đào tạo, bố trí nhân lực cho một cơng việc là vấn đề hết sức quan trọng, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, là công cụ hữu hiệu, đắc lực trong quản lý công việc. Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô cần phải lựa chọn các nhân tố, bố trí cán bộ một cách phù hợp để đảm bảo hồn thành nhiệm vụ, song song với đó ngồi việc đào tạo đội ngũ cơng chức có năng lực trình độ, cần phải quan tâm đến vấn đề tư tưởng, vấn đề đạo đức nghề nghiệp cho mỗi cơng chức, đảm bảo mỗi cơng chức vừa có năng lực, vừa có phẩm chất đạo đức tốt, đặc biệt chú trọng đội ngũ công chức trẻ. Để làm được được điều này, Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô cần làm tốt một số nội dung sau:

Một là, Chi cục Thuế khu vực Cư Jút - Krông Nô nên lập phương án bổ sung nhân lực cho cơ quan thuế, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cho 4 chức năng quản lý thuế (tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; xử lý hồ sơ khai thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; kiểm tra thuế) bằng việc đề xuất chỉ tiêu tuyển dụng mới với Tổng Cục thuế thông qua Cục Thuế tỉnh Đắk Nông.

Hai là, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ thuế nói chung và thuế tài ngun nói riêng cho đội ngũ cơng chức thuế nhằm nâng cao trình độ, năng lực QLT tài ngun cho cơng chức; phối hợp với các phịng, ban chức năng xây dựng kế hoạch, tự bồi dưỡng, tập huấn, tập trung chủ yếu vào các kỹ năng, kiến thức QLT tài nguyên cho công chức thuế, với mục tiêu phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực trong tồn ngành.

Ba là, phát huy có hiệu quả tổ chức bộ máy QLT theo chức năng, xây dựng đội ngũ công chức thuế theo hướng chun mơn hố, chun sâu theo các chức năng QLT, trên cơ sở đánh giá phân loại, sắp xếp công chức phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi người, đáp ứng u cầu của cơng tác QLT trong tiến trình cải cách HĐH ngành thuế.

Bốn là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chú trọng giáo dục rèn luyện đạo đức, tác phong, kỹ năng giao tiếp ứng xử văn minh, lịch sự, chuẩn mực, tận tâm, tận tuỵ với công việc được giao, xây dựng đội ngũ công chức thuế, cơ quan thuế phát triển vững mạnh mọi mặt.

Năm là, rà soát bổ sung và tổ chức thực hiện đầy đủ quy chế làm việc của Chi cục Thuế, tăng cường quán triệt chủ trương, chính sách, nhắc nhở cơng chức chấp hành nghiêm chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ. Thủ trưởng cơ quan thuế cần thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho công chức, đẩy mạnh học tập các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/6/2016 của Trung ương Đảng về tăng cường chỉnh đốn đảng, ngăn chặn đẩy lùi suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống,

những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn với việc học tập và làm tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w