Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH Giày Dona Standard Việt Nam (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Nghiên cứu định lượng

3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp thống kê sử dụng mức có ý nghĩa α chọn trong đề tài này là 0,05 (α = 0,05). Số liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS. Quá trình phân tích phân tích dữ liệu được thực hiện qua các giai đoạn sau:

3.3.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo, có ý nghĩa là phương pháp đo lường đó không có sai lệch mang tính hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều kiện đầu tiên cần có của thang đo áp dụng là phải đạt độ tin cậy. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp

khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng tiêu chuẩn Cronbach alpha bằng 0,6 và các biến quan sát hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại.

3.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau. EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát).

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:

Tiêu chuẩn 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của kích thước mẫu khi phân tích yếu tố, theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì 0,5 ≤ KMO ≤ 1 .

Tiêu chuẩn 2: Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,050): Dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

Tiêu chuẩn 3: Hệ số tải yếu tố > 0,5

Tiêu chuẩn 4: Các hệ số tải phân biệt - tức là các hệ số tải lớn hơn 0,5 chỉ tải lên duy nhất cho 1 yếu tố. Nếu tải lên cho 2 yếu tố thì hiệu số phải lớn hơn 0,3 và nó được xếp vào nhóm yếu tố có giá trị tuyệt đối của hệ số tải lớn hơn. Như vậy để kiểm tra tiêu chuẩn chênh lệch hệ số tải cho 2 nhóm lớn hơn 0,3 hay không ta nên xem xét hiển thị các hệ số hệ số tải lớn hơn 0,3 trên phần mềm.

Tiêu chuẩn 5: Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi yếu tố, chỉ có yếu tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

Tiêu chuẩn 6: Phần trăm tổng phương sai trích > 50%. Giá trị này thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát.

3.3.2.3. Phân tích hồi quy

Trước hết hệ số tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Công ty sẽ được xem xét. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (ordinary Least Square - OLS) được thực hiện nhằm kiểm định mô hình lý thuyết và qua đó xác định cường độ tác động của từng yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên Công ty. Trình tự phân tích hồi quy tuyến tính trong bài nghiên cứu này được thực hiện như sau:

Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến cùng một lượt (phương pháp Enter).

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, ta sử dụng hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square).

Kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể.

Kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0. Sau cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dò tìm vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm tự tương quan, phương sai sai số thay đổi, phần dư có phân phối chuẩn, đa cộng tuyến.

Kiểm định giả thuyết

Giả thuyết được kiểm định dựa vào giá trị của Sig và dấu hệ số hồi quy của từng biến. Giả thuyết được chấp nhận khi Sig < 0,05 và dấu hệ số hồi quy cùng chiều với dấu trong mô hình nghiên cứu.

Mô hình hồi quy dự kiến:

Hồi quy đa biến mô tả mối quan hệ giữa các biến độc lập (Thu nhập, Đặc điểm công việc, Cơ hội học tập và phát triển nghề nghiệp, Sự hỗ trợ, Sự phù hợp mục tiêu

cá nhân với mục tiêu tổ chức, Đánh giá thực hiện công việc) với biến phụ thuộc (Động lực làm việc). Mô hình dự kiến như sau:

DL = β + β1TN+ β2CV + β3CH + β4HT + β5PH + β6DG Trong đó:

DL : Động lực làm việc (biến phụ thuộc) TN : Thu nhập (biến độc lập)

CV : Đặc điểm công việc (biến độc lập)

CH : Cơ hội học tập và phát triển nghề nghiệp (biến độc lập) HT : Sự hỗ trợ (biến độc lập)

PH : Sự phù hợp mục tiêu cá nhân với mục tiêu tổ chức (biến độc lập) DG : Đánh giá hiệu quả công việc (biến độc lập)

β : Hằng số

β1, β2, β3, β4, β5, β6 : Hệ số hồi quy của từng biến độc lập.

Đánh giá mức độ tác động (mạnh hay yếu) giữa các biến tác động thông qua hệ số Beta.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã cung cấp đầy đủ thơng tin về quy trình và các bước thực hiện nghiên cứu, từ nghiên cứu định tính, thảo luận nhóm chuyên gia cho đến khảo sát chính thức, nghiên cứu định lượng. Qua đó, tác giả đã tiến hành điều chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức phù hợp với thực tế tại Công ty TNHH Giày Dona Standard Việt Nam. Theo đó, bảng hỏi được thiết kế thành hai phần:

Phần 1: Nhằm thu thập các thông tin chung về đối tượng khảo sát

Phần 2: Nội dung khảo sát, thiết kế câu hỏi sẽ gồm 7 yếu tố được mô tả trong 27 câu hỏi.

Trên cở sở mẫu điều tra chính thức 170 nhân viên tại Công ty TNHH Giày Dona Standard Việt Nam, trong chương 4 của Luận văn, tác giả sẽ thống kê và tổng hợp các con số thu được, đồng thời tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS để hình thành cái nhìn tổng thể về ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm

việc của nhân viên tại Công ty TNHH Giày Dona Standard Việt Nam, giúp đưa ra các khuyến nghị phù hợp trong chương 5.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH Giày Dona Standard Việt Nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w