CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện khảo sát 257 người trẻ sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn Hà Nội có độ tuổi 18-30. Người tham gia khảo sát được phân loại theo các tiêu chí về các đặc điểm nhân khẩu học và thói quen tiêu dùng. Tỷ lệ giữa các nhóm đối tượng tham gia khảo sát có sự đa dạng, đảm bảo phản ánh được thực trạng tiêu dùng của giới trẻ Hà Nội nói chung. Kết quả thu được thơng qua thống kê nhân khẩu học đối với 215 mẫu hợp lệ sử dụng trong phân tích như sau:
Về giới tính, nữ chiếm 74.4% tổng số mẫu gấp gần 3 lần số mẫu nam với 25.6%. Điều này hồn tồn nằm trong dự tính của nhóm nghiên cứu, vì phần lớn nữ giới luôn biết cách làm cho cuộc sống mới mẻ hơn nên họ thường thưởng thức các loại đồ uống như cà phê, trà sữa khi học tập, làm việc như một cách làm cho việc học cũng như công việc trở nên thú vị hơn. Bên cạnh đó, họ cũng là nhóm người nhạy cảm hơn hẳn với những xu hướng mới, đặc biệt là những xu hướng liên quan đến sức khỏe và môi trường. Vậy nên cuộc khảo sát đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm đến từ các bạn nữ trẻ tuổi.
Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu giới tính
Nguồn: Tổng hợp từ nhóm nghiên cứu, 2021
Về độ tuổi, kết quả khảo sát cho thấy, số lượng người có độ tuổi từ 18-22 chiếm phần lớn là 90,7% tổng số người thực hiện, và nhóm người có độ tuổi 23- 30 chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa đến 10% mà cụ thể là 9,3%. Nguyên nhân có thể đến từ việc nhóm nghiên cứu thực hiện lấy mẫu thuận tiện, chủ yếu ở các nhóm sinh viên nên mới xảy ra sự chênh lệch này.
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu nhóm tuổi
Ngồi ra, bài khảo sát cịn khai thác đặc điểm của các mẫu nghiên cứu, dựa trên thu nhập và thói quen tiêu dùng. Kết quả cho thấy, phần lớn đáp viên có mức thu nhập dưới 3 triệu đồng (tương đương 74,4%). Lý giải cho điều này, là bởi vì những người tham gia khảo sát đa số là sinh viên đang theo học ở các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội, nguồn thu nhập chính của họ đến từ tiền trợ cấp của gia đình và từ các cơng việc làm thêm ngồi giờ học. Cũng chính vì thế, họ thường có thói quen đến các qn cà phê ít hơn 5 lần/1 tháng (chiếm 72,1%), chủ yếu vào các dịp cuối tuần để tụ tập nói chuyện với bạn bè, hay học tập và làm việc nhóm.
Hình 4.3. Biểu đồ cơ cấu mức thu nhập hàng tháng
Hình 4.4. Biểu đồ cơ cấu mức tần suất đến các quán cà phê hàng tháng
Nguồn: Tổng hợp từ nhóm nghiên cứu, 2021