5 Yêu cầu thiết kế
5.11 Lối thoát nạn
5.11.1 Hệ thống báo động
5.11.1.1 Hệ thống báo động phải bằng cả hai hình thức: Âm thanh và hình ảnh.
5.11.1.2 Báo động bằng hình ảnh:
- Được bố trí tại các khu vực có người khuyết tật tiếp cận sử dụng (ví dụ: phịng họp, phịng ăn, phòng khán giả), lối đi, sảnh và các không gian sử dụng công cộng khác;
- Kết hợp với với hệ thống báo động chung của cơng trình; - Sử dụng ánh sáng trắng hoặc đèn nhấp nháy;
- Nguồn điện cho các báo động bằng hình ảnh kết hợp với hệ thống nguồn điện dự phòng khẩn cấp; - Cường độ sáng tối thiểu là 75 Cd;
- Thiết bị báo động bằng hình ảnh được gắn ở độ cao 2 000 mm tính từ mặt sàn hoặc cách trần nhà 150 mm;
- Khơng bố trí xa q 15 m so với điểm xa nhất có người sử dụng. Đối với các khơng gian lớn có kích thước lớn hơn 30 m, có thể bố trí thiết bị báo động bằng hình ảnh xung quanh chu vi phịng.
5.11.1.3 Báo động bằng âm thanh (Chuông báo động):
- Cường độ âm thanh chuông báo động phải lớn hơn độ ồn tối thiểu 5 dBA, lớn hơn cường độ âm thanh môi trường của phịng hoặc khơng gian tối thiểu là 15 dBA nhưng không vượt quá 120 dBA; - Hệ thống báo động phụ được lắp đặt trong các cơng trình (nhà chung cư, khách sạn, bệnh viện, nhà điều dưỡng v.v), (ví dụ: báo động rung bố trí dưới gối dành cho đối tượng khuyết tật nghe, nói) gắn liền với hệ thống báo động trung tâm và được kích hoạt từ hệ thống trung tâm. Hệ thống phụ này được gắn ở phòng hoặc từng căn hộ được thiết kế riêng phù hợp với đối tượng sử dụng là người khuyết tật.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp có sự cố phải bố trí nhân viên trợ giúp cho người khuyết tật.
5.11.2 Khu vực chờ cứu hộ
5.11.2.1 Cần có biển chỉ dẫn đến khu vực chờ cứu hộ trong trường hợp khơng có lối thốt nạn hoặc lối đi không đảm bảo tiếp cận. Khu vực chờ cứu hộ cần có biển báo và biển chỉ dẫn dành cho người khuyết tật.
CHÚ THÍCH: Trên lối thoát nạn và thoát hiểm cũng cần lát các tấm lát dẫn hướng tới nơi an toàn hoặc nơi chờ cứu hộ.
5.11.2.2 Chiều cao thơng thủy lối thốt nạn không nhỏ hơn 2 000 mm. Chiều rộng lối thoát nạn tối thiểu là 1 200 mm. Ở những nơi tập trung đông người phải rộng tối thiểu là 1 800 mm. Trên lối thốt nạn khơng được có sự thay đổi độ cao. Nếu dùng các cửa tự động hoặc dùng thẻ từ thì các cửa này nên thiết kế tự mở khi có cháy.
5.11.2.3 Khu vực chờ cứu hộ có thể là một trong những khu vực sau, nếu đáp ứng được yêu cầu về an tồn cháy trong cơng trình xây dựng (xem Hình 45).
37 - Một phần chiếu nghỉ cầu thang trong khu vực chống khói;
- Một phần của ban công hoặc lơ gia thốt hiểm ngồi nhà nằm ngay cạnh cầu thang thốt hiểm có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút;
- Một phần của hành lang nằm liền kề với cửa thốt hiểm có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút.
- Một khu vực hoặc phòng được ngăn cách với các khu vực khác của cơng trình bằng vách ngăn cháy có giới hạn chịu lửa khơng ít hơn 45 phút và có lối ra trực tiếp tới cầu thang thốt hiểm. Cửa ra vào được thiết kế đảm bảo ngăn khói, có giới hạn chịu lửa khơng ít hơn 20 phút và tự động đóng lại.
5.11.2.4 Khu vực chờ cứu hộ cần tính tốn đủ diện tích dành cho tối thiểu hai người. Diện tích dành cho mỗi người khơng nhỏ hơn 900 mm x 1 200 mm. Tổng diện tích khu vực cứu hộ được tính tốn trên tỉ lệ 1 chỗ chờ cho mỗi 200 người trong khu vực phục vụ của khu vực chờ cứu hộ, nhưng khơng ít hơn 1 chỗ.
Đơn vị tính bằng mm
Hình 45 - Khu vực chờ cứu hộ
5.11.2.5 Lắp đặt hệ thống liên lạc hai chiều bằng cả hình ảnh và âm thanh trong khu vực chờ cứu hộ và có hướng dẫn sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
5.11.2.6 Trên lối thoát nạn và khu vực cứu hộ, độ rọi chiếu sáng từ 0,1 lux đến 0,2 lux.