KHAI THÁC THỦY SẢN
20. Thừa Thiên – Huế: Ngư dân Đông Hải tự tin trước biển
Thiên Huế về số lượng tàu cá công suất lớn cũng như sản lượng hải sản đánh bắt hằng năm. Thời gian này, đội tàu cá ở Đơng Hải đang vượt qua mọi khó khăn trước mắt để tiếp tục vươn khơi bám biển. Qua câu chuyện với những ngư dân "ăn sóng nói gió" ở đây mới thấy hiệu quả của những tư duy mới đã giúp bà con "đứng trước biển" một cách tự tin hơn với quyết tâm cao...
Ngư dân "mê" tàu lớn
Chúng tôi ghé thăm con tàu "khủng" công suất 800CV của lão ngư dân Trần Vẹm ở thôn Đông Hải, khi ông đang chỉ đạo các ngư phủ gấp rút chuẩn bị cho một chuyến khơi xa. Giữa âm thanh ồn ã của máy nghiền đá, ông Vẹm rổn rảng: "Những luồng cá ngoài biển mùa này "hối" quá, phải khẩn trương xuất bến trong nay mai. Ở Đơng Hải, ngư dân đã "quen thói" làm ăn kiểu cơng nghiệp, ngư dân ai cũng "mê" tàu lớn, một chiếc vốn đầu tư lên đến cả tỷ đồng. Vốn lớn như vậy nên chẳng ai muốn thời gian trôi nhanh mà không "gặt hái" được nhiều lộc biển...".
Theo ông Vẹm, khác với trước đây, bà con ngư dân ở thôn Đông Hải bây giờ đã quen với phong cách làm ăn lớn, tự đầu tư đóng tàu to, trang bị thêm máy tầm ngư, hệ thống liên lạc vơ tuyến hiện đại, có khả năng vươn tới tận những ngư trường xa bờ. Riêng gia đình nhà ơng Vẹm hiện có tới 4 chiếc tàu công suất lớn từ 400 đến 800CV, trị giá tổng cộng hơn 10 tỷ đồng, trở thành gia đình ngư dân có số phương tiện khai thác hải sản nằm trong tốp đầu trong thôn Đông Hải.
Quả như ơng Vẹm nói, có mặt tại cảng cá Đơng Hải, hình ảnh những con tàu đánh bắt lớn, hiện đại thay thế cho những phương tiện nhỏ, ven bờ hiện ra trước mắt chúng tôi. Ngư dân Trần Đen, chủ một con tàu cá công suất 700CV tự hào cho biết: "Bây chừ, ở thơn Đơng Hải, mỗi gia đình được đánh giá "độ giàu" thơng qua cơng suất máy của con tàu mà nhà đó sở hữu. Thực tế trong thôn, nhiều con tàu lớn được trang bị hiện đại không thua kém các nước trong khu vực, có khả năng vươn khơi, bám biển mấy chục ngày trên biển. Nếu so với 10 năm trước đây thì tổng công suất các con tàu của ngư dân trong thôn đã vượt trội gấp hàng trăm lần...".
Theo chân ngư dân Trần Đen lên thăm con tàu xa bờ mang số hiệu TTH95644 được gia đình coi là phương tiện làm giàu hữu hiệu nhất, chúng tôi được anh cho biết thêm, nhờ thủy chung với nghề, nên ngư dân Đơng Hải, trong đó có gia đình anh đang được biển cho "lộc". "Trước kia, việc tàu cá thường xuyên "trúng" trong những chuyến biển là chuyện hiếm. Cịn chừ, những con tàu cơng suất lớn của ngư
dân Đông Hải hành nghề tại ngư trường truyền thống ở Thừa Thiên Huế, cũng như vùng biển Quảng Ngãi, Quảng Nam, đặc biệt là ngư trường trên khu vực quần đảo Hồng Sa, Trường Sa sau khi trừ phí tổn, chi trả tiền nhân công, chuyến nào chủ tàu cũng để ra một khoản lãi ròng kha khá..." - anh Trần Đen chia sẻ với chúng tôi.
Theo anh, thôn Đơng Hải hiện có đội tàu đánh bắt xa bờ được xếp vào hàng "khủng" nhất huyện Phú Lộc với tổng cộng 35 chiếc. Số tàu lớn do ngư dân trong thơn sở hữu sẽ khơng dừng lại ở đó bởi sắp tới, một số lượng tàu khơng nhỏ được đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ với cơng suất trên dưới 1.000CV sẽ được hạ thủy rẽ sóng ra khơi, tiếp tục nghề cá ở những ngư trường xa hơn...
Đổi mới "tư duy bám biển"
Trao đổi với các ngư dân có thâm niên bơn ba sóng gió ở làng cá Đơng Hải, chúng tơi hỏi việc khơi phục lại nghề biển, thì họ đều "cự" lại: Bây giờ khơng ai nói đến khơi phục lại nghề biển, mà phải nói là phát triển nghề biển mới đúng. Đơn giản là vì, thời gian gần đây, ở Đông Hải, nhiều chục tỷ đồng đã được các chủ tàu bỏ ra để nâng cao các thiết bị hàng hải hiện đại cho tàu của mình như máy tầm ngư, thiết bị vô tuyến, định vị vệ tinh... Theo ơng Trần Hịa, hiện là chủ một con tàu xa bờ trị giá hơn 2 tỷ đồng thì, nhờ có đội tàu cá hùng hậu, được trang bị hiện đại, nghề khai thác hải sản ở Đơng Hải đang có nhiều thuận lợi trong q trình phát triển. Đặc biệt, những cái mới trong "tư duy bám biển" càng tạo đà để ngư dân ở làng cá này có những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp làm giàu từ đại dương.
"Hiện nay, đội ngũ ngư phủ giỏi nghề, am tường những ngư trường xa như các ông Trần Phước, Trần Vinh, Trần Lượng, Trần Thoạn, Trần Hòa... ngày một nhiều. Điều đáng mừng là, bên cạnh xu thế ưa làm ăn lớn, bám biển dài ngày, ngư dân Đông Hải rất chú trọng phát triển hậu cần nghề cá liên hồn, đồng thời, có những hình thức hợp lý trong việc "cố kết" với nhau trong khi làm ăn trên biển..." - ơng Hịa cho chúng tôi biết.
Cũng theo ơng Hịa, cái hay ở Đơng Hải là được sự giúp đỡ của chính quyền xã, các chủ tàu cá trong thôn đã thành lập được 2 đội sản xuất. Mỗi đội bầu một người có uy tín làm đội trưởng đứng ra phân cơng lao động luân phiên trong bờ, ngồi biển, đồng thời hịa giải, dàn xếp những khúc mắc và đại diện cho ngư dân trong đội của mình liên hệ với các cấp, ngành địa phương giải quyết công việc khi họ đi làm trên biển. Nhờ tổ chức được đội sản xuất mà ngư dân có thể cùng nhau phối hợp, nâng cao hiệu quả đánh bắt và hỗ trợ cho nhau khi gặp sự cố xảy ra trên ngư trường ngoài khơi.
Thợ đóng tàu khẩn trương hồn thiện những khâu cuối cùng để một con tàu lớn của ngư dân Đơng Hải hạ thủy đúng tiến độ. Ảnh: Đình Lâm
Chia sẻ với chúng tôi, các ngư dân ở Đông Hải đều nhấn mạnh về thế mạnh của cộng đồng ngư dân đoàn kết, đổi mới tư duy làm ăn trên biển bằng những câu chuyện rất cụ thể. Chẳng hạn như, các chủ tàu cá trong đội sản xuất phân cơng nhau ra từng khu vực để tìm kiếm ngư trường, nếu gặp ngư trường tốt sẽ thông báo qua bộ đàm cho các tàu trong tổ cùng đến khai thác.
Đặc biệt, với mơ hình dịch vụ hậu cần nghề cá liên hoàn bao gồm việc cung cấp dầu, nước đá, lương thực, thực phẩm, nước ngọt..., thu mua hải sản từ các tàu thuyền ngư dân ngoài khơi vận chuyển vào bờ đang mang lại lợi ích cho các thành viên trong đội sản xuất. Thể hiện ở chỗ, nếu sản lượng ít có thể tiếp tục bám biển để đỡ mất công sức và thời gian chạy vào bờ, vừa khỏi tốn dầu. "Hoạt động theo mơ hình dịch vụ hậu cần và đội sản xuất trên biển khơng chỉ tạo điều kiện giúp nhau trong q trình đánh bắt để đạt sản lượng cao hơn, giảm chi phí đi lại, mà cịn giúp ngư dân yên tâm hơn khi phải đối mặt với rủi ro bất ngờ trên biển. Đó là chưa kể đến chuyện nhờ thay phiên nhau "làm hậu cần" mà chất lượng hải
sản được bảo đảm tốt hơn, góp phần tạo thương hiệu cho ngành thủy sản địa phương..." - ngư dân Trần Phước phân tích thêm.
... Chúng tơi chia tay làng cá Đông Hải giữa buổi chiều tưng bừng với những chuyến biển trở về. Nhìn những con tàu xa bờ lừng lững đỗ bên cảng cá, chúng tôi chợt nghĩ về các ngư dân thời đại mới thành thục với những ứng dụng khoa học hiện đại trong khai thác hải sản. Vậy đó, ngư dân ở xứ biển cách đây chưa lâu vốn được người đời gán cho cái hỗn danh "nghèo cùng nghèo kiệt" giờ "đứng trước biển" một cách tự tin hơn, hiện đại hơn... (Biên Phịng 3/12, Đặng Đình Lâm) đầu trang
Quảng Nam: Ngư dân trúng đậm, thu bạc triệu nhờ hồ xả lũ