UBND tỉnh Phú Yên đã giao UBND TP Tuy Hòa khẩn trương triển khai thực hiện nạo vét thông luồng vào cảng cá Đông Tác.
Để khẩn cấp giải quyết, tạo điều kiện cho tàu thuyền của ngư dân ra vào cảng cá Đông Tác được thuận lợi, an toàn trong mùa mưa bão sắp tới theo đơn kiến nghị của Ban lạch và Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6, UBND tỉnh Phú Yên đã giao UBND TP Tuy Hịa khẩn trương triển khai thực hiện nạo vét thơng luồng vào cảng.
Theo đó, trước khi triển khai UBND TP Hòa đã làm việc các đơn vị liên quan, Ban lạch và Nghiệp đoàn nghề cá cũng như bà con ngư dân phường 6 và phường Phú Đơng để xác định vị trí, chiều dài, chiều sâu, khối lượng và thời gian...
Cụ thể, chiều dài tuyến nạo vét 700m, trong đó vị trí lạch vào cảng Đông Tác dài 215 m, luồng di chuyển tránh trú bão 270m và chiều dài tuyến không thực hiện nạo vét 215m. Tổng khối lượng thực hiện nạo vét 132.428 m3... Vị trí và khối lượng này nằm trong vị trí và khối lượng còn lại của hồ sơ thiết kế và dự tốn, đã đánh giá tác động mơi trường, thời gian thực hiện từ 2015-2017.
Về nguồn vốn đầu tư do DNTN Bảo Châu tự đầu tư kinh phí thực hiện nạo vét và tận thu khối lượng cát nạo vét theo hồ sơ thiết kế theo hình thức lấy nguồn thu từ bán cát để bù thi công. Thời gian thực hiện thi công bắt đầu từ ngày 1/9- 20/10/2017.
Trước đó, ngày 21 và 22/7, Ban lạch và Nghiệp đồn nghề cá phường Phú Đơng đã kiến nghị Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, UBND TP Tuy Hịa và UBND Phú Đơng đề nghị nạo vét khu vực cửa biển Đà Diễn.
Đơn kiến nghị nêu rõ, để thông luồng lạch và cảng Đông Tác nhằm tạo điều kiện cho tàu thuyền đi đánh bắt tiêu thụ hải sản, ổn định thu nhập cho ngư dân, Ban lạch và Nghiệp đoàn nghề cá phường Phú Đông đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên quý cấp đề nghị nạo vét luồng lạch.
Được biết, hiện tại của biển Đà Diễn vào cảng Đơng Tác có trên 800 tàu đánh bắt xa bờ và 100 ghe nhỏ, với trên 5.000 nhân khẩu của ngư dân phường 6 và phường Phú Đơng (TP Tuy Hịa) sống nhờ nghề biển. (Nông Nghiệp Việt Nam 7/9, KS) đầu trang
Hà Tĩnh: Tàu công suất lớn “mắc cạn”
Thiết kế hạ tầng không theo kịp sự phát triển của tàu thuyền cùng với sự bồi lắng của đất cát đang khiến tàu có cơng suất lớn của Hà Tĩnh rơi vào bế tắc về nơi đỗ.
Hà Tĩnh hiện có hai cảng cá Xuân Hội (huyện Nghi Xuân), Cửa Sót (huyện Lộc Hà), hai bến cá là Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), Kỳ Ninh (Kỳ Anh) và âu thuyền Kỳ Lợi với gần 300 tàu đánh bắt xa bờ. Điều đáng nói, các cảng cá và bến cá này đều trong tình trạng khơng đáp ứng được nhu cầu của tàu thuyền lớn.
Được xây dựng vào năm 2002 với tổng vốn đầu tư 46 tỉ đồng, cảng Cửa Sót hàng ngày đón khoảng 200 tàu cá cơng suất từ 20 CV đến trên 400 CV của ngư dân trong và ngoài tỉnh vào cảng xả hàng, tiếp nhiên liệu. Đây từng là nơi ra vào, neo đậu sầm uất của nhiều tàu thuyền có cơng suất lớn của nhiều tỉnh trong các nước như Bình Thuận, Khánh Hịa, Quảng Ngãi, Phú Yên, Nghệ An, Hải Phòng… Thế nhưng, trong những năm gần đây các tàu có cơng suất lớn của tỉnh bạn dần vắng bóng tại cảng cá này.
Từng là nạn nhân do lạch cạn khiến con tàu vỏ thép 300CV (được đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ) gãy chân vịt, ông Trần Xuân Sinh, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà cho biết, muốn ra - vào cảng thuận lợi, phải canh thủy triều để tính tốn. Vào được cảng, gặp con nước kiệt, muốn ra khơi phải đợi con nước lên. Có khi tàu phải nằm chờ nước cả tuần thủy triều mới đạt đỉnh. “Cứ thế này làm sao ngư dân chúng tôi an tâm vươn khơi bám biển được - ông Sinh chia sẻ. Khơng chỉ cảng Cửa Sót mà cảng cá Xn Hội (Nghi Xuân) vừa được đưa vào sử dụng hơn 3 năm cũng bị bồi lắng nghiêm trọng. Ông Đinh Sỹ Long - Cảng trưởng cảng cá Xuân Hội cho rằng, Cảng Xuân Hội chỉ thiết kế cho tàu thuyền dưới 250CV nhưng BQL cảng thường xuyên tiếp nhận 25 chiếc tàu từ 100CV đến 829CV, trong đó có 5 chiếc 829CV, 11 chiếc trên 250CV và 7 chiếc dưới 250CV. Nếu tính độ dài của cảng so với thiết kế thì đúng, nhưng so với sự phát triển của các tàu thuyền đánh bắt xa bờ thì khơng đủ rộng để các tàu này vào cập cảng. “Chúng tôi cũng cố gắng sắp xếp để tàu thuyền thuận lợi trong việc ra vào nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn”.
Theo ông Bùi Tuấn Sơn- Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh, khu nước trước cảng cá Cửa Sót là vị trí cửa sơng đổ ra biển nên bị bùn cát bồi lắng với khối lượng khoảng 100.000 m3/năm, tạo thành bãi bồi rộng lớn. Từ năm 2013 đến nay đã có gần 200 tàu thuyền bị gãy chân vịt và bánh lái, nhiều tàu cong vênh do mắc cạn. Các tàu cá thường cập cảng trễ nên hải sản khai thác được bị giảm chất lượng, thiệt hại khơng nhỏ về kinh tế. Thậm chí, nhiều nơi ngay cả tàu thuyền có cơng suất trên 90CV cũng chỉ vào được cảng lúc triều cường lên, còn khi triều
xuống, các tàu cá đều phải neo đậu ngoài xa chờ con nước lên mới vào bốc dỡ được hàng khiến chi phí đội lên rất cao.
Tính tốn của Viện Khoa học Thủy sản VN cũng khẳng định, mỗi năm cảng Cửa Sót bị bồi lắng khoảng 100.000m3. Luồng chính tại cảng Cửa Sót theo thiết kế hiện đã bị bồi lấp thành cồn, tàu thuyền muốn vào cảng phải đi theo luồng phụ, vừa xa, vừa hẹp và cạn hơn.
Ngoài ra, tốc độ bồi lắng tại cảng Xuân Hội và bến Cẩm Nhượng cũng đáng báo động. Điều đáng nói, theo ơng Sơn, tình trạng này diễn ra đã lâu, ngư dân phản ánh nhiều, Ban quản lý đã nhiều lần kiến nghị xin chủ trương xã hội hóa việc nạo vét cảng và UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương cho phép BQL Các cảng cá xã hội hóa nạo vét khu vực luồng phụ. Tuy nhiên, theo quy định, để được xã hội hóa nạo vét, cần phải lập thiết kế và đánh giá tác động môi trường (khoảng 500 triệu đồng).
Thế nhưng, vì lợi nhuận của việc hút cát biển này cũng không cao nên các DN, cá nhân không muốn đầu tư; còn BQL Các cảng cá Hà Tĩnh cũng chưa có kinh phí để làm việc này. Hiện tại, cảng đang xin UBND tỉnh cho nợ tiền thiết kế và báo cáo đánh giá tác động mơi trường để hồn thiện hồ sơ và triển khai dự án - ông Sơn cho biết. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 7/9, Mai Thanh)
đầu trang
MÔI TRƢỜNG