Hoạt động vận tả

Một phần của tài liệu 27-KTXH quyI.2022_TT (Trang 28 - 30)

NGÂN HÀNG TÍN DỤNG

1.9.1 Hoạt động vận tả

1.9.1.1. Sản lượng vận tải

Vận tải hành khách: Tháng 3, khối lượng vận chuyển ước đạt 792,6 nghìn

lượt khách, (+7,4%) so với tháng trước nhưng (-20,7%) so với cùng tháng năm trước; tương ứng khối lượng luân chuyển ước đạt 27,3 triệu lượt hành khách.km, (+6,7%) và (-46%). Ngành vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng chủ yếu vận chuyển đạt 774,7 nghìn người, (+7,6%) nhưng (-17,6%), tương ứng luân chuyển được 27,3 triệu người.km, (+6,7%) nhưng (-46%); đường thủy vận chuyển hành khách đạt 18 nghìn lượt khách, giảm rất nhiều (-69,7%), tương ứng (-63,9%).

Trong quý I, vận tải khách xét theo ngành, tất cả các ngành đường đều bị

giảm so với cùng kỳ năm trước:

Biểu 07. Vận tải hành khách quý I năm 2022 phân theo ngành vận tải

Số lượt hành khách Chỉ số phát triển so với cùng kỳ năm trước (%) Vận chuyển

(Nghìn HK)

Luân chuyển

(Triệu HK.km) Vận chuyển Luân chuyển

Tổng số 2.575,5 98,4 70,6 57,1

Đường bộ 2.521 98,3 73,7 57,1

Đường thủy 54,5 0,05 24,2 28,9

Vận tải hàng hoá, giá xăng dầu liên tục tăng trong hơn 2 tháng qua và chưa

có dấu hiệu hạ nhiệt khiến cho các doanh nghiệp vận tải hàng hóa phải gánh thêm khoản chi phí lớn từ giá nhiên liệu tăng, do giá xăng dầu chiếm khoảng 40% giá thành vận tải gây ra khó khăn cho hoạt động vận tải. Tháng 3, khối

lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 3 triệu tấn, (-1,6%) so với tháng trước, nhưng (+2,8%) so với cùng tháng năm trước; tương ứng khối lượng luân chuyển ước đạt 163,1 triệu tấn.km, (-0,5%) nhưng (+10,8%). Xét theo ngành: Vận tải hàng hóa đường bộ, khối lượng vận chuyển ước đạt 2,2 triệu tấn, (-2,3%) và (-

2,3%); khối lượng luân chuyển ước đạt 63,2 triệu tấn.km, (-2,2%) và (-6,6%).

Vận tải hàng hóa đường thủy, khối lượng vận chuyển ước đạt 0,8 triệu tấn, (+

0,6%) và (+19,9%), khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 99,9 triệu tấn.km, (+0,7%) và (+25,7%).

Xét theo ngành vận tải, ngành đường bộ bị giảm so với cùng kỳ năm trước, ngành đường thủy đạt mức tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước:

Biểu 08. Vận tải hàng hóa quý I năm 2022 phân theo ngành vận tải

Sản lượng hàng hóa Chỉ số phát triển so với cùng kỳ năm trước (%) Vận chuyển

(Triệu tấn)

Luân chuyển

(Triệu tấn.km) Vận chuyển Luân chuyển

Tổng số 9.558,8 516,7 100,7 109,3

Đường bộ 6.991,3 200,2 96,7 96,0

Đường thủy 2.567,5 316,5 113,5 119,9

1.9.1.2. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải

Tháng 3, ước tính tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải

ước đạt 750 tỷ đồng, so với các gốc so sánh tháng trước và cùng kỳ năm trước lần lượt là (+0,5%) và (+6,5%), trong đó: Vận tải hành khách ước đạt 47 tỷ đồng, (+6,4%) nhưng (-27%) vì khối lượng vận chuyển và luân chuyển hành khách giảm do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19; vận tải hàng hóa ước đạt 240 tỷ đồng, (-0,2%) nhưng (+6,3%); dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 464 tỷ đồng, (-7,5%) nhưng (+11,8%), hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tiếp tục xu hướng tăng mạnh so với cùng tháng năm trước do lượng hàng hóa sản xuất tăng lên, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu lưu giữ hàng hóa, sử dụng các dịch vụ logistics, bốc xếp khi xuất, nhập khẩu các nguyên vật liệu, hàng hóa tăng nhiều. Tính chung q I, ước tính doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 2.329 tỷ đồng, (+10,8%). Xét theo loại hình kinh tế: Doanh nghiệp Nhà nước ước đạt 44 tỷ đồng, (-19%); doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 990 tỷ đồng, (-2,2%); riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đạt 1.295 tỷ đồng, tăng cao (+25,2%). Xét theo ngành vận tải: vận tải hành khách giảm nhiều (-34,9%) do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19; vận tải hàng hóa (+5,8%); dịch vụ hỗ trợ vận tải có mức tăng cao nhất (+23%), nguyên nhân các doanh nghiệp logistics vẫn tăng trường mạnh trong 2 năm qua dù kinh tế suy giảm, sự suy giảm kinh tế trong thời kỳ đại dịch không ảnh hưởng quá tiêu cực đến ngành logistics do mức tiêu thụ hàng hóa (trong đó các hàng hóa thiết yếu) đi kèm với đó là các dịch vụ logistics vẫn gia tăng.

Do ảnh hưởng của giá xăng dầu thế giới, thời gian tới giá xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng, gây ra những khó khăn vơ cùng lớn, có thể vượt quá khả năng chống đỡ, cầm cự của các doanh nghiệp vận tải. Vì vậy, các doanh nghiệp vận tải rất cần những chính sách hỗ trợ từ nhiều phía, từ Trung ương và của tỉnh nhằm giúp các doanh nghiệp vận tải vượt qua giai đoạn khó khăn này, duy trì để phục hồi hoạt động khi có điều kiện thuận lợi hơn…

Một phần của tài liệu 27-KTXH quyI.2022_TT (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)