TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam- vietcombank (Trang 33 - 114)

ứ ng 8- S ao k ê 9- T ha nh to án

Nếu hợp lệ ĐVCNT sẽ cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc tiền mặt cho khách hàng. (2) ĐVCNT giao dịch với ngân hàng: gửi hoá đơn thanh toán thẻ cho ngân hàng thanh toán.

Hoá đơn thanh toán thẻ được lưu tại ngân hàng thanh toán thẻ dùng làm chứng từ gốc để kiểm tra và giải quyết khiếu nại (nếu có).

(3) Ngân hàng thanh toán ghi có vào tài khoản của ĐVCNT. (4) Thanh toán với tổ chức thẻ quốc tế và các thành viên khác.

Cuối mỗi ngày ngân hàng tổng hợp toàn bộ dữ liệu các giao dịch phát sinh từ thẻ do ngân hàng khác phát hành và truyền dữ liệu cho TCTQT.

(5) TCTQT báo có cho NHTT. TCTQT sau khi nhận được dữ liệu từ NHTT sẽ tiến hành ghi có cho ngân hàng. Dữ liệu mà TCTQT truyền về bao gồm những khoản NHTT đã trả, những khoản phí phải trả cho TCTQT, những giao dịch bị tra soát.

(6) TCTQT truyền dữ liệu cho ngân hàng phát hành. (7) TCTQT báo nợ cho NHPH.

(8) Trên cơ sở đó NHPH gửi sao kê cho chủ thẻ.

(9) Chủ thẻ thanh toán nợ cho NHPH: Sau khi nhận được sao kê chủ thẻ sẽ phải tiền hành trả tiền cho những khoản hàng hoá dịch vụ mà mình đã tiêu dùng.

Trong một số trường hợp ĐVCNT phải liên hệ với NHPH hoặc TCTQT (thay mặt NHPH) để xin cấp phép thanh toán thẻ tín dụng. Cấp phép thanh toán

là việc NHPH thẻ trực tiếp hoặc thông báo TCTQT chuẩn bị giao dịch thẻ bằng cách cung cấp số cấp phép hoặc có yêu cầu xử lý thích hợp đối với giao dịch xin cấp phép.

Nghiệp vụ thanh toán thẻ quốc tế đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng kinh doanh thẻ vì vậy các ngân hàng luôn chú trọng phát triển hiệu quả mạng lưới ĐVCNT.

1.1.1.2 Quy trình thanh toán thẻ nội địa

Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán thẻ nội địa

(1): NHPH trao thẻ cho Chủ thẻ

(2): Chủ thẻ dùng thẻ để mua sắm hàng hóa dịch vụ tại ĐVCNT (3): ĐVCNT cung cấp hàng hóa dịch vụ cho chủ thẻ

(4): ĐVCNT gửi dữ liệu thanh toán hoặc hóa đơn thanh toán tới NHTT (5): NHTT báo Có cho ĐVCNT CHỦ THẺ ĐƠN VỊ CHẤP NHẬN THẺ NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH NGÂN HÀNG THANH TOÁN (3) (2) (7) (1) (5) (4) (6)

(6): NHTT báo Nợ cho NHPH

(7): NHPH gửi sao kê hàng tháng cho chủ thẻ và ghi Nợ vào tài khoản thích hợp của chủ thẻ.

1.3.5 Công nghệ trong hoạt động kinh doanh thẻ

Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán tiên tiến, tiện dụng, thể hiện sự phát triển của hoạt động thanh toán và đặc biệt là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công nghệ ngân hàng. Do vậy, thẻ ngân hàng là một sản phẩm gắn liền với công nghệ hiện đại. Chính vì vậy hệ thống công nghệ kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng cho dịch vụ thẻ phát triển và hoạt động hiệu qủa. Giải pháp cho hệ thống công nghệ của từng ngân hàng được lựa chọn phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng đó.

Các ngân hàng triển khai dịch vụ thẻ phải đầu tư một hệ thống công nghệ kỹ thuật theo chuẩn quốc tế bao gồm hệ thống quản lý thông tin khách hàng, hệ thống quản lý hoạt động sử dụng và thanh toán thẻ đáp ứng yêu cầu của các tổ chức thẻ quốc tế. Hệ thống này sẽ kết nối trực tuyến với hệ thống xử lý dữ liệu của các TCTQT. Bên cạnh đó ngân hàng cũng phải đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc phát hành và thanh toán thẻ như máy thanh toán thẻ tự động, thiết bị thanh toán thẻ cà tay, máy in thẻ, máy giao dịch tự động ATM, máy cấp phép thanh toán thẻ CAT, các thiết bị kết nối hệ thống, các thiết bị đầu cuối. Hệ thống này phải đồng bộ và có khả năng tích hợp cao do giao dịch thẻ được xử lý nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào tính đồng bộ và tốc độ xử lý của hệ thống.

1.3.6 Liên minh thẻ

Sự tiện ích trong việc sử dụng thẻ là việc thẻ có thể chi tiêu hay rút tiền mặt ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào khách hàng có nhu cầu. Tuy nhiên với việc hạn chế trong vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của mỗi ngân hàng, nên một ngân hàng không thể đầu tư hết các điểm chấp nhận thẻ và rút tiền mặt ATM trên phạm vi rộng lớn. Để giúp các ngân hàng giảm bớt gánh nặng về cơ sở hạ tầng và giúp người tiêu dùng thanh toán tiện lợi hơn thì việc các ngân hàng ra nhập liên minh thẻ là vô cùng cần thiết.

Liên minh thẻ là tập hợp các ngân hàng với nhau cùng tham gia vào một hệ thống thanh toán thẻ bù trừ tập trung qua đó thẻ của ngân hàng này có thể chi tiêu và rút tiền mặt tại các ngân hàng một cách dễ dàng và thuận tiện. Từ đó các ngân hàng sẽ thu được khoản phí căn cứ trên các giao dịch được thực hiện thông qua liên minh thẻ, đồng thời ngân hàng cũng tiết kiệm được các chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

1.3.7 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ

Trong bất cứ một hoạt động kinh doanh thuộc bất cứ thuộc ngành nào cũng hàm chứa rủi ro. Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng cung không nằm ngoài qui luật này. Theo thống kê của tổ chức thẻ quốc tế, doanh số thanh toán thẻ toàn cầu bao gồm ( thẻ VISA, Mastercard, JCB, AMEX, ...) năm 2006 đạt 4800 tỷ USD, năm 2008 đạt 5500 tỷ USD. Trong đó, mỗi năm các tổ chức thẻ quốc tế và các thành viên phải chi không dưới 1% doanh số cho rủi ro và phòng ngừa rủi ro. Điều đó chứng tỏ việc quản lý và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế cũng như các thành viên là nhiệm vụ quan trọng.

Rủi ro và nguy cơ rủi ro có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, khâu nào trong toàn bộ quá trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ.

Rủi ro theo nghĩa rộng là khả năng tổn thất tài chính hoặc bị giảm mức lợi nhuận kinh doanh so với dự kiến. Mặc dù thanh toán bằng thẻ có được nhiều ưu điểm hơn so với thanh toán bằng tiền mặt nhưng cũng có thể gặp một số rủi ro chính sau.

Đơn xin phát hành với các thông tin giả mạo: Do không thẩm định kỹ hồ sơ, ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng mà không biết rằng thông tin trên đơn xin phát hành là giả mạo.Trường hợp này sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho NHPH khi đến hạn thanh toán chủ thẻ không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán.

Thẻ giả: Thẻ do các tổ chức tội phạm làm giả căn cứ vào các thông tin có được từ các giao dịch thẻ hoặc thông tin của thẻ bị mất cắp. Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo, gây tổn thất cho ngân hàng mà chủ yếu là NHPH vì theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế, NHPH chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi

giao dịch thẻ giả mạo có mã số của NHPH. Đây là loại rủi ro nguy hiểm và khó quản lý vì có liên quan đến nhiều nguồn thông tin nằm ngoài khả năng kiểm soát của NHPH.

Thẻ bị giả mạo để thanh toán qua thư, điện thoại: ĐVCNT cung cấp dịch vụ, hàng hoá theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư hoặc điện thoại dựa vào các thông tin về chủ thẻ: loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ,… mà không biết rằng khách hàng đó có thể không phải là chủ thẻ chính thức. Khi giao dịch đó bị NHPH từ chối thanh toán thì ĐVCNT phải chịu rủi ro.

Thẻ mất cắp, thất lạc: Chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ và bị người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho NHPH để có các biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ. Thẻ này có thể bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để in nổi và mã hoá lại thẻ để thực hiện các giao dịch giả mạo. Loại rủi ro này có thể dẫn đến tổn thất cho cả chủ thẻ và NHPH và chiếm tỷ lệ xấp xỉ 59% trong tất cả các loại rủi ro.

Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPH gửi: NHPH gửi thẻ cho chủ thẻ bằng đường bưu điện nhưng thẻ bị thất lạc hoặc bị đánh cắp trên đường gửi. Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ chính thức lại không hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Trường hợp này rủi ro do NHPH chịu.

Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: Đến kỳ phát hành lại thẻ, NHPH nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ. Do không kiểm tra tính xác thực của thông báo đó, thẻ được gửi về địa chỉ mới không phải là địa chỉ của chủ thẻ đích thực, dẫn đến tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng. Việc này sẽ chỉ được phát hiện khi chủ thẻ hỏi NHPH về thẻ mới của mình hoặc khi nhận được sao kê thanh toán nợ cho những khoản mà mình không hề chi tiêu. Rủi ro này chủ thẻ và NHPH cùng phải chịu.

Nhân viên ĐVCNT giả mạo hoá đơn thanh toán thẻ: Khi thực hiện giao dịch, nhân viên ĐVCNT cố tình in ra nhiều bộ hoá đơn thanh toán cho một giao dịch nhưng chỉ đưa cho chủ thẻ ký vào một bộ hoá đơn. Các hoá đơn còn lại bị giả mạo chữ ký của chủ thẻ để thu đòi tiền từ NHTTT. Trường hợp này dẫn đến rủi ro cho ĐVCNT hoặc NHPH.

thông tin thẻ trên băng từ của thẻ thật tại ĐVCNT, sử dụng phần mềm riêng để mã hoá, in và tạo băng từ trên thẻ giả và thực hiện các giao dịch giả mạo. Loại thẻ này đang phát triển tại các nước tiên tiến và gây thiệt hại cho chủ thẻ, NHPH và NHTT.

Vì vậy, những rủi ro trên ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, uy tín của ngân hàng phát hành thẻ và gây phiền nhiễu cho chủ thẻ. Chính vì vậy ngân hàng cần có sự quan tâm đặc biệt đến hoạt động quản lý rủi ro.

1.4 Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ

1.4.1 Tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ

1.3.1.1 Lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh thẻ

Khi nói đến hoạt động kinh doanh thẻ thì phải nói đến lợi nhuận. Việc xác định lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thẻ có thể được mô tả bằng công thức chung sau:

Công thức 1.1:

Lợi nhuận HĐKD thẻ = Doanh thu từ HĐKD Thẻ - Chi phí cho HĐKD Thẻ

Sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ có thể đánh giá bằng so sánh lợi nhuận giữa các năm: nếu năm sau cao hơn năm trước về mặt tuyệt đối có thể có là hoạt động kinh doanh đã có hiệu quả hơn.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thẻ

Doanh thu từ HĐKD thẻ bao gồm các khoản thu: thu từ hoạt động phát hành thẻ; thu từ hoạt động thanh toán thẻ và thu khác.

Công thức 1.2: Doanh thu từ HĐKD Thẻ = Thu từ hoạt động phát hành thẻ + Thu từ hoạt động thanh toán thẻ + Thu khác

Với doanh thu từ việc phát hành thẻ phụ thuộc vào số lượng thẻ phát hành và chính sách về mức phí phát hành thẻ, lãi suất cho vay... Ngoài doanh thu từ việc phát hành thẻ, các ngân hàng còn được hưởng khoản phí trao đổi do ngân hàng thanh toán chia sẻ từ phí thông qua các TCTQT.

Công thức 1.3:

Doanh thu từ

HĐPH thẻ

= Thu PH + Thu lãi tín dụng thẻ +

Thu do TCTQT và liên minh

thẻ phân bổ cho NHPH

Trong đó thu phát hành bao gồm thu từ việc thu phí phát hành thẻ, thu phí thường niên, thu lãi trả chậm, thu phí phạt trả chậm…

Thu do TCTQT và liên minh thẻ phân bổ cho NHPH là các khoản thu đối với các giao dịch chi tiêu do chủ thẻ đi chi tiêu ngoài hệ thống

Thu lãi tín dụng thẻ là các khoản thu lãi tính trên doanh số chi tiêu chưa được thanh toán đúng hạn.

Với doanh thu từ hoạt động thanh toán thẻ phụ thuộc vào mạng lưới ATM, số lượng ĐVCNT, chính sách phí chiết khấu trong việc thanh toán tại các ĐVCNT; doanh số thanh toán của thẻ… Ngoài doanh thu từ hoạt động thanh toán thẻ, các ngân hàng cũng được hưởng khoản phí trao đổi do ngân hàng phát hành chia sẻ thông qua các TCTQT.

Công thức 1.4:

thanh toán thẻ thanh toán khấu thu từ ATM TCTQT và liên minh thẻ phân bổ cho NHTT Trong đó: Công thức 1.5

Doanh số thanh toán = Số lượng ĐVCNT *

Doanh số thanh toán tại từng

ĐVCNT

Doanh thu do TCTQT và liên minh thẻ phân bổ cho NHTT là các khoản thu đối với các giao dịch hoản trả, bồi hoàn và các giao dịch rút tiền mặt và ứng tiền mặt tại quầy do chủ thẻ ngoài hệ thống đi chi tiêu tại ngân hàng.

Thu khác là các khoản thu được các khoản thu từ phí khác có liên quan •Chi phí cho hoạt động kinh doanh thẻ

Chi phí cho hoạt động kinh doanh thẻ bao gồm các khoản chi phí: Chi phí khấu hao tài sản cố định (ATM, EDC, máy chủ, máy cà tay,…); chi mua nguyên vật liệu phôi thẻ; Chi phí thuê ngoài marketing; chi phí về lương cán bộ thẻ; chi phân bổ cho các ngân hàng khác về hoạt động thanh toán và phát hành thông qua các TCTQT và liên minh thẻ, chi khác.

Do vậy, để đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của một ngân hàng thương mại thì chúng ta có thể thông qua một số chỉ tiêu trong hai hoạt động chính phát hành và thanh toán thẻ như sự đa dạng về sản phẩm thẻ, số lượng thẻ phát hành và doanh số sử dụng thẻ; mạng lưới ATM và số lượng ĐVCNT; doanh số thanh

toán thẻ; thị phần.

1.3.1.2 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thẻ

Ngân hàng càng đưa ra nhiều loại sản phẩm, dịch vụ thẻ tiện ích đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì hoạt động kinh doanh thẻ càng có điều kiện phát triển. Ngoài ra, việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thẻ nhằm nâng cao thương hiệu thẻ cũng như uy tín của ngân hàng.

Khi ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ thẻ, khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm dịch vụ thẻ phù hợp đáp ứng các nhu cầu riêng của mỗi khách hàng. Do vậy, nó khuyến khích khách hàng mở và chi tiêu thẻ, làm tăng số lượng thẻ phát hành, doanh số sử dụng cũng như doanh số thanh toán thẻ. Qua đó góp phần làm tăng doanh thu từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh doanh thẻ là hoạt động kinh doanh đòi hỏi chi phí đầu tư cao nên các ngân hàng cũng phải tính đến chi phí khi đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ như chi phí cho hệ thống đường truyền, thiết bị, nguyên vật liệu, quảng bá…

1.3.1.3 Mạng lưới ATM, số lượng ĐVCNT

Đối với TCTQT và các thành viên, việc khuyến khích hoạt động thanh toán thẻ thông qua mở rộng ĐVCNT, mạng lưới ATM có ý nghĩa rất quan trọng.

Thứ nhất: Hoạt động thanh toán một loại thẻ nhất định nào đó được mở rộng trên một thị trường, điều đó có nghĩa là chủ thẻ có thể sử dụng thẻ một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Khi mà nhu cầu du lịch, giải trí của người dân nói chung ngày càng tăng thì việc phát triển thị trường thanh toán thẻ ra nước ngoài càng trở nên

cấp thiết. Số lượng ĐVCNT lớn, có mặt tại khắp các thị trường tiềm năng và các ngành hàng kinh doanh đồng nghĩa rằng thẻ ngân hàng được chấp nhận thanh toán tại nhiều nơi hơn, dễ dàng hơn, thuận tiện hơn và mang lại lợi ích nhiều hơn cho cả chủ thẻ, các ĐVCNT và đem lại lợi nhuận cho các ngân hàng. Qua đó, ngân hàng có thể gia tăng doanh thu từ hoạt động thanh toán thẻ, càng nhiều ĐVCNT, doanh số thanh toán, doanh số sử dụng tăng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ tăng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam- vietcombank (Trang 33 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w