Chương I : Tổng quan về kiểm thử tự động
1.2. Kiểm thử tự động
1.2.3. Quy trình kiểm thử tự động
Quy trình kiểm thử tự động phần mềm cũng giống như quy trình thực hiện kiểm thử thủ cơng chỉ khác ở chỗ kiểm thử tự động có hỗ trợ của cơng cụ ít hoặc nhiều như tạo test script (có thể bằng tay hoặc công cụ), công cụ hỗ trợ về ghi lại kết quả và lưu trữ kết quả trong máy tính. Quy trình này cũng gần tương tự với quy trình phát triển phần mềm, được thực hiện qua nhiều bước, được tiến hành rất sớm trong quy trình phát triển phần mềm và đội kiểm thử tiến hành gần như song song cùng đội phát triển phần mềm.
Hình 1.7: Quy trình kiểm thử tự động
Bước 1: Lập kế hoạch
Đây là bước đầu tiên trong q trình kiểm thử tự động. Mục đích chính của bước này là tạo ra một kế hoạch, phạm vi, chiến lược, u cầu chính, lịch trình và ngân sách trong suốt quá trình thực hiện kiểm thử tự động.
Bước 2: Thiết kế ca kiểm thử
Mục đích của bước này là thực hiện phân tích yêu cầu và nghiên cứu spec của dự án để từ đó đưa ra được các ca kiểm thử cần phải có trong dự án.
Bước 3: Phát triển test script
Bước này tập chung đánh giá các công cụ kiểm thử tự động khác nhau và lựa chọn ra một công cụ phù hợp sẽ được sử dụng trong dự án. Trong giai đoạn này, một cơng cụ nội bộ cũng có thể được phát triển (nếu khả thi). Khi công cụ đã được quyết định sẽ bắt đầu tiến hành triển khai và thực hiện phát triển các test script cho dự án.
Bước 4: Thực thi
Khi công cụ và các tập lệnh đã được sẵn sàng, chúng sẽ được tích hợp với nhau và thực thi trên môi trường thử nghiệm.
Bước 5: Kết quả
Khi các tập lệnh đã được thực thi xong trên môi trường thử nghiệm, các kết quả sẽ được trả về và sẽ bắt đầu được đánh giá.
Bước 6: Đánh giá kết quả
Hoạt động này nhằm đánh giá và xem xét để xác định các vấn đề và hạn chế của dự án để đưa ra giải pháp giúp nâng cao dự án hơn nữa.
Để kiểm thử tự động thì cơng cụ là thành phần khơng thể thiếu trong tiến trình này, việc kiểm thử thành thạo các cơng cụ kiểm thử đảm bảo cho quy trình kiểm thử tự động được hiệu quả.