6. BẢO DƯỠNG VAÌ SỬA CHỮA.
6.1 CÁC DỤNG CỤ SỬA CHỮA, ĐẦU NỐI BƠM CHÂN KHÔNG VAÌ MÁY PHÁT HIỆN RÒ GA.
PHÁT HIỆN RÒ GA.
6.1.1. Các dụng cụ sửa chữa.
Hiện nay trên thị trường đã có sẵn hai kiểu bộ dụng cụ sửa chữa. Một cho hệ thống R-134a và một cho hệ thống R-12. Để tránh sự lẫn lộn ga và dầu máy nén, không được dụng lẫn bộ đồng hồ cho hệ thống điều hoà R-134a và R-12.
Bộ đồng hồ dùng cho hệ thống R-134a và R-12 khác nhau như sau: 1. Thang đo áp suất thay đổi.
Thang đo hệ thống R-134a được đặt 5kgf/cm2 cao hơn cho cả hai phía cao áp và thấp áp để tương ứng với áp suất R-134a.
2.50.6 0.6 0.2 2 3.5 35 -0.1 0 0.5 3 -76 5 10 25 [ cm kgf/cm ]30 MPa -76 8.58 7 6 2 1 -5.0 0 R-134a HI LO 2 [ cm kgf/cm ] 1.5 0.85 0.8 0.7 0.1 MPa -0.1 1 1.5 2 15 4 5 3 0.5 0.4 0.3 Hình 6.1. Bộ đồng hồ cho hệ thống R-134a. 2. Hình dạng và kích thước của đầu nối thay đổi.
Kích thước và hình dạng của mỗi đầu nối đã được thay đổi để tránh dùng lẫn giữa hai kiểu.
3. Dùng các đầu nối nhanh
Các đầu nối nhanh (theo tiêu chuẩn SAE) được sử dụng để nối với các van sửa chữa R-134a nhằm tránh rò ga khi tháo và lắp bộ đồng hồ cũng như để cải thiện khả năng dễ sửa chữa bảo dưỡng.
6.1.1.1 Bộ đồng hồ.
Bộ đồng hồ không chỉ dùng để hút chân không và nạp ga mà còn để chẩn đoán hư hỏng. Phải nắm vững các đặc điểm, cấu tạo và cách sử dụng của nó trình bày trong phần này.
a. Các đặc điểm
1) Các núm ở phía trước đồng hồ là các tay vặn van.LO cho van thấp áp và HI cho van phía cao áp. Đối với cả hai van, việc mở và đóng có thể được thực hiện một cách hiệu quả chỉ bằng cách xoay núm một vòng.
2) Bằng cách dùng đầu nối( với lõi van bên trong) nhô ra từ phía bên trái của đồng hồ, việc hút khí và nạp ga có thể được tiến hành một cách có hiệu quả.
3) Các tay vặn và các ống nạp có màu sắc khác nhau để cho phép thao tác nhanh mà không gây nguy hiểm do việc lắp nhầm phía cao áp, thấp áp và phía nạp.
SVTH: Vũ Thành Nguyên - Lớp 02C4 Trang 62 Hình 6.2. Gá lắp thiết bị kiểm tra
4) Đầu nối tịt được gắn ở hai vị trí để cắm ống nhằm ngăn không cho bụi, hơi nước lọt vào ống nạp khi không dùng.
b. Cấu tạo và cách sử dụng
Các khoang như trong sơ đồ được dùng để đóng và mở các van cao áp và thấp áp.
1) Hình 6.3. Khi van thấp áp (LO) mở và van cao áp (HI) đóng: (3) thông với (LO)
(3) thông với (2)
(3) thông với (4) Lõi van hở (1) thông với (HI)
LO8 8 0.85 2 0.1 [ cm kgf/cm ] 4 Mở 8.5 -76 1.5 -0.1 MPa 0 -5.0 0.4 5 4 0.2 0.3 1 2 3 2 30 5 0.7 [ cm kgf/cm ] HI 0.8 -76 35 0.5 MPa 3.5 -0.1 0 Đóng 3 2 0.5 0.6 7 6 15 10 1 1.5 2.5 25
2) Hình 6.4. Khi van thấp áp (LO) đóng và van cao áp (HI) mở: (2) thông với (LO)
(1) thông với (HI) (1) thông với (2)
(1) thông với (4) Lõi van hở
3) Hình 6.5. Khi van thấp áp (LO)
và van cao áp (HI) đều mở, tất cả các cửa đều mở.
Hình 6.6. Khi van thấp áp
(LO) và van cao áp (HI) đều đóng.
(3) thông với (LO) (1) thông với (HI)
SVTH: Vũ Thành Nguyên - Lớp 02C4 Trang 64 0.5 0.85 1.5 -0.1 MPa 5 [ cm kgf/cm ] 2 0.1 0 1 2 8.5 -76 -5.0 0.3 0.2 0.4 4 3 6 0.7 0.8 7 8 0.5 0.6 0 MPa -0.1 3.5 -76 [ cm kgf/cm ] 5 35 2 30 25 15 10 1 1.5 2 3 2.5 4 Đóng Mở 1 3 2 HI LO 0 0.85 3 2 -0.1 4 Mở MPa 1.5 [ cm kgf/cm ] 2 -5.0 1 0.1 3 0.3 0.2 6 8 7 0.8 8.5 2 -76 0.7 0.5 5 4 0.4 0.6 3.5 -0.1 0 1 MPa Mở 25 [ cm kgf/cm ] 5 0.5 2 30 35 -76 1.5 1 10 2 15 3 2.5 HI LO 0 0.85 3 2 -0.1 4 Đóng MPa 1.5 [ cm kgf/cm ] 2 -5.0 1 0.1 3 0.3 0.2 6 8 7 0.8 8.5 2 -76 0.7 0.5 5 4 0.4 0.6 3.5 -0.1 0 1 MPa Đóng 25 [ cm kgf/cm ] 5 0.5 2 30 35 -76 1.5 1 10 2 15 3 2.5 HI LO
6.1.1.2. Các ống nạp ga.
Các ống phân biệt bởi màu sắc- đỏ (da cam), xanh lá cây và xanh da trời. Như qui định chung, ống xanh da trời được dùng ở phía thấp áp, ống xanh lá cây được dùng ở phía nạp và ống đỏ (da cam) cho phía cao áp.
Dùng ống đỏ và da cam cho bộ dụng cụ sửa chữa R-12
Bộ dụng cụ sửa chữa cho hệ thống điều hoà R-12 có hai ống phía cao áp: ống đỏ và ống da cam.
Khi nạp ga vào máy nén trong khi máy nén đang hoạt động, phải nạp từ phía thấp áp, nhưng nếu dùng nhầm ống nạp phía cao áp cho ống nạp phía thấp áp và van phía thấp áp mở để nạp từ phía thấp áp, ga cao áp sẽ chảy ngược vào bình chứa ga làm bình chứa có thể bị nổ.
Để tránh lắp nhằm ống, đường kính ren của van sửa chữa phía cao áp trên những xe sản xuất từ tháng 3 năm 1987 đã giảm từ 11.1mm xuống còn 9.5mm. Ống da cam là ống tương ứng với van sửa chữa cỡ nhỏ hơn này.
Khi không dùng bộ đồng hồ nữa, lắp đầu ống vào đầu nốidự trữ của ống nạp ga. 6.1.1.3. Van nhánh của bình ga.
Van này được dùng khi nạp khí ga chứa trong bình vào mạch làm mát.
Xoay tay vặn ngược chiều kim đồng hồ để nâng kim lên và cho phép ga chạy qua van vào mạch làm lạnh. Nếu muốn dừng việc nạp, xoay
6.1.1.4. Cút chữ T.
Một cút nối chữ T được sử dụng để tăng tính hiệu quả của việc nạp ga bằng cách dùng hai bình chứa ga cùng một lúc.
6.1.2. Đầu nối bơm chân không
Bơm chân không có thể được dùng với hệ thống điều hoà R-134a hay R-12 bằng cách lắp thêm một đầu nối.
Đầu nối bơm chân không có hai cửa, một cho hệ thống R-134a và một cho R-12. Mỗi cưả tương ứng được nối với bộ đồng hồ R-134a hay R-12. Ngoài ra, đầu nối bơm chân không còn chứa van từ bên trong.
+ Cách dùng:
- Nối ống nạp vào đúng cửa. - Dùng nút, nút cửa kia lại.
- Hút chân không cho hệ thống và đóng cả van thấp áp và van cao áp của bộ đồng hồ.
-Tắt bơm chân không. + Hoạt động của van từ:
Sau khi hút chân không mạch làm lạnh xong, dầu từ bơm chân không sẽ chảy ngược vào ống của bộ đồng hồ khi bơm chân không dừng bởi vì ống có độ chân không. Nếu ga được nạp ở trạng thái này, dầu bơm chân không vẫn còn trong ống sẽ lọt hết vào mạch làm lạnh. Vì vậy đầu nối bơm chân không có một van từ để ngăn dầu không chảy ra khỏi bơm chân không.
+ Hoạt động:
1. Khi bật công tắc bơm chân không, van từ của đầu nối đóng, bắt đầu tạo ra độ chân không trong mạch làm lạnh.
2. Khi hoàn thành việc hút chân không và công tắc bơm chân không tắt, van từ mở cho phép không khí lọt vào ống của bộ đồng hồ và bơm chân không.
Phải đóng các van của bộ đồng ngay lập tức sau khi hút khí ra khỏi hệ thống. Sau đó có thể tắt bơm chân không. Nếu làm ngược trình tự này đường ống sẽ bị thông tạm thời với khí quyển.
6.1.3. Máy phát hiện rò ga
Một thiết bị để phát hiện sự rò ga gọi là máy phát hiện rò ga, có hai kiểu máy: Máy kiểu điện
SVTH: Vũ Thành Nguyên - Lớp 02C4 Trang 66 Hình 6.8. Cút chữ T
Hình 6.9. Máy phát hiện rò ga.
Máy kiểu đèn Halozen
6.1.3.1. Máy phát hiện rò ga kiểu điện Nếu phát hiện thấy ga bị rò rỉ, chuông và đèn sẽ bật tắt liên tục nửa giây một lần để báo hiệu có ga rò rỉ. Có hai kiểu máy phát hiện rò rỉ ga kiểu điện, một chỉ dùng cho hệ thống R-12 và một có thể dùng cho cả hệ thống R-12 và R-134a.
Chú ý rằng độ nhạy của máy được thiết kế chỉ cho hệ thống R-12 là quá thấp để phát hiện rò rỉ trong hệ thống R-134a.
Hình vẽ trên minh hoạ một số máy có thể dùng cho ca íR-134a và R-12.
6.1.3.2. Máy phát hiện lò ga đèn halozen.
Máy này được thiết kế cho hệ thống điều hoà R-12, nó chỉ rằng ra có sự rò rỉ bằng cách thay đổi màu của ngọn lửa.
Do máy kiểu đèn Halozen dùng một ngọn lửa hở nên có thể dẫn đến cháy nổ nên phải kiểm tra xung quanh vùng dùng máy xem có các vật liệu dễ cháy nổ không.
Mặc dù R-12 không độc nhưng nó sẽ trở thành chất độc một khi nó tiếp xúc với một ngọn lửa hở. Vì vậy, nếu màu ngọn lửa thay đổi, đặc biệt thận trọng không hít khí khi bay ra từ máy rò.
Những hỏng hóc thường gặp nhất đối với hệ thông điều hoà hiện nay là thời gian làm mát chậm, độ lạnh không sâu
7. KẾT LUẬN.
Sau hơn ba tháng làm việc liên tục, ban đầu có hơi bối rối vì đề tài quá mới khiến em phải mất nhiều thời gian để tìm tài liệu và không tránh khỏi sự ngỡ ngàng về những kiến thức mà các thầy đã truyền đạt trong những năm học do bản thân em không cố gắng tiếp nhận. Tuy vậy với sự nỗ lực của emđồng thời được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn hoàng việt, em đã hoàn thành đề tài được giao.
Vì khả năng còn hạn chế và thời gian làm việc có hạn so với nhiệm vụ khảo sát, do vậy em chỉ giải quyết được những phần cơ bản nhất của nhiệm vụ mà chưa giải quyết được một cách triệt để tất cả nội dung liên quan đến đề tài, đồng thời không tránh khỏi những thiếu sót
Thành thật em rất mong các thầy cô giáo và các bạn bổ sung cho đồ án được hoàn chỉnh hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập đạt hiệu quả cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
.
TAÌI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Hải, Trần Thế Sơn. Bài tập nhiệt động truyền nhiệt và kỷ thuật lạnh. Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỷ Thuật. Hà Nội năm 1998.
2. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ. Kỹ Thuật Lạnh cơ sở. Nhà Xuất Bản Giáo Dục. 3. Bùi Hải, Hà Mạnh Thư, Vũ Xuân Hùng. Hệ thống điều hoà không khí và thông gió. Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật.
4. Phạm Hữu Nam. Trang bị điện trên ôtô hiện đại. Nhà Xuất Bản Giao Thông Vận Tải. Hà Nội năm 2002.
5. Nguyễn Thành Trí, Châu Ngọc Thạch. Hướng dẫn sử dụng bảo trì và bảo trì xe ôtô đời mới. Nhà Xuất Bản Trẻ.
6. Võ Tấn Đông. Hướng dẫn khai thác xe TOYOTA HIACE. Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật.
7. Tài liệu đào tạo Hệ thống sưởi ấm và điều hoà không khí. Giai đoạn 2 và 3 của Toyota.
8.Transit Vehicle Electrical System and Air Conditioning, Ford-Werke Aktiengesell Schaft, 1996.