Hàm ý và chính sách:

Một phần của tài liệu Dự báo kiệt quệ tài chính: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam (Trang 86 - 88)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.2 Hàm ý và chính sách:

Thơng qua các nghiên cứu trước đây thì ngun nhân gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính có thể đến từ các ngun nhân nội tại sẵn có của doanh nghiệp hay các nguyên nhân đến từ môi trường kinh doanh bên ngồi. Do đó việc dự báo nhằm hạn chế tình trạng này là rất quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Qua thực tế tại Việt Nam và kết quả của mơ hình nghiên cứu, bài viết cũng đưa ra một số kiến nghị, góp ý cho các chủ doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách nhằm giảm thiểu tình trạng kiệt quệ tài chính hay các nhà đầu tư để hạn chế rủi ro thông qua việc dự báo trước tình trạng này,

Đối với chủ doanh nghiệp: Kết quả bài nghiên cứu cho thấy mức độ tác động

của các yếu tố tài chính hay là các chỉ số đại diện cho các yếu tố bên trong doanh nghiệp có mức độ dự báo khá tốt, đặc biệt là chỉ số về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay các yếu tố vĩ mơ cũng có đóng góp vào mức độ dự báo của mơ hình nghiên cứu, Thơng qua đó luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với chủ doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Thứ nhất, ln có đường lối, chính sách định hướng phát triển doanh nghiệp

hiệu quả: tăng cường hiệu quả đối với các hoạt động kinh doanh cốt lõi, giảm thiểu các hoạt động kinh doanh ít mang lại hiệu quả nhằm tối ưu nguồn lực phát triển các lĩnh vực thuộc thế mạnh của mình.

Thứ hai, để có kết quả kinh doanh tốt thì nguồn lực và chất lượng nhân sự có

một vai trị hết sức quan trọng, do đó chính sách nhân sự cũng nên được quan tâm về chế độ, tuyển dụng, hay các chính sách giúp thúc đẩy năng lực các nhân sự hiện hữu nhằm gia tăng kết quả kinh doanh tối ưu trên mỗi đơn vị chi phí nguồn lực phải bỏ ra.

Thứ ba, trong một môi trường kinh doanh ln ln biến động khó lường, xu

thế hội nhập kinh tế quốc tế thì các đối thủ cạnh tranh trên thế giới ngày một đa dạng, hay các yếu tố bất thường không thể lường trước được có thể xuất hiện bất cứ lúc nào thì việc có một chiến lược kinh doanh dài hạn, ổn định nhằm mang lại nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh bền vững là rất khó. Do đó, việc sử dụng nợ vay để đầu tư vào các dự án dài hạn ln cần được xem xét và tính tốn kỹ lưỡng, đồng thời cần cân đối giữa việc sử dụng chính từ nguồn tiền lợi nhuận giữ lại và chi trả cổ tức để đầu tư để tối ưu chi phí sử dụng vốn.

Và cuối cùng, đối với sự biến đổi khó lường của nền kinh tế khơng hẳn chỉ

tồn mang đến rủi ro mà thiếu đi các cơ hội kinh doanh, việc nắm bắt để đưa ra các cơ hội phát triển cũng là một trong những việc làm cần được quan tâm.

Đối với các nhà hoạch định chính sách: việc đưa ra các chính sách tài khóa

hợp lý cũng góp một phần không nhỏ nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, xây dựng các chính sách tài khóa và tiền tệ đảm bảo sự tăng trưởng

ổn định nền kinh tế vĩ mơ. Trong đó tập trung vào 3 vấn đề sau:

(i) Kiềm chế lạm phát, không để lạm phát ở mức quá cao. Nếu lạm phát cao, dẫn đến lãi suất cao, tỷ giá biến động, trị giá đồng Việt Nam giả, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, khó duy trì và phát triển sản xuất. Muốn tăng cường ổn định kinh tế vĩ mơ phải giữ được lạm phát.

(ii)Duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý của nền kinh tế, tăng tổng cầu, tăng dư nợ tín dụng, tăng đầu tư cơng…

(iii) Từng bước bảo đảm cán cân thanh toán. Cân đối cán cân xuất nhập khẩu, cán cân vãng lai, cán cân tổng thể. Bảo đảm cân đối hợp lý các cán cân, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Thứ hai, đẩy mạnh giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Nợ xấu đã và

đang tác động tiêu cực đến việc lưu thơng dịng vốn vào nền kinh tế và tính an tồn, hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Ngân hàng Nhà Nước cần phải nhanh chóng

hồn thiện khung pháp lý để các ngân hàng có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, hương theo thơng lệ quốc tế. Song song với việc xậy dựng, hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ cần có chính sách phát triển các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong cơng tác xếp hạng tín dụng. Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, việc phát triển các tổ chức xếp hạng tín dụng khơng do nhà nước quản lý để hạn chế việc chi phối của tổ chức hay cá nhân làm sai lệch kết quả xếp hạng là rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm hệ thống ngân hàng luôn bất ổn và tích tụ rủi ro hệ thống lớn. Khi giám sát được dòng vốn ra khỏi vòng luẩn quẩn bởi một số ngân hàng, nợ xấu của các ngân hàng thương mại có điều kiện được xử lý, điểm nghẽn về vốn sẽ được khắc phục, việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp sẽ dễ dàng ho.

Đối với các nhà đầu tư: qua kết quả của bài luận văn, thì yếu tố gây ra tình

trạng KQTC của doanh nghiệp được phản ảnh rất đa dạng, nên việc thu thập thông tin, đánh giá tổng quan từ vĩ mô đến các yếu tố về ngành rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng nên không ngừng học hỏi nhằm phát triển bản thân, bổ sung thêm kiến thức để có thể có những đánh giá các chỉ số một cách chính xác hơn. Ngồi ra, kết quả bài nghiên cứu cũng giúp các nhà đầu tư xác định doanh nghiệp mình đang sở hữu cổ phiếu có rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính hay khơng để đưa ra các quyết định phù hợp với các rủi ro có thể phải gánh chịu trong tương lai.

Một phần của tài liệu Dự báo kiệt quệ tài chính: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w