Kết luận vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam (Trang 89 - 90)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý

5.1 Kết luận vấn đề nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết, tài sản của các doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn đi vay >50%, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Trong các yếu tố có tác động với cấu trúc vốn thì yếu tố khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, quy mô doanh nghiệp tác động mạnh tới cấu trúc vốn doanh nghiệp, có ý nghĩa đối với các quyết định tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu ba yếu tố trên tương đối giống nhau ở cả ba mơ hình Pooler OLS, FEM và FEM (Robust), tương đồng với giả thiết tác giả đưa ra để thực hiện kiểm định và phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây về cấu trúc vốn. Trong đó yếu tố khả năng sinh lời và tính thanh khoản tương quan nghịch biến, điều này hàm ý rằng các doanh nghiệp càng có khả năng sinh lời cao, thanh khoản tốt càng vay nợ ít, ưu tiên sử dụng vốn nội tại để đầu tư sản xuất kinh doanh thay vì đi vay nợ, cịn yếu tố quy mô doanh nghiệp tương quan đồng biến với cấu trúc vốn, hay nói cách khác quy mơ doanh nghiệp càng lớn thì càng sử dụng nhiều nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác quy mơ doanh nghiệp lớn thì càng tạo niềm tin cho các chủ nợ đi cho vay do tin tưởng vào khả năng hoàn trả, tin tưởng vào dòng tiền ổn định cũng như phương thức điều hành của chủ doanh nghiệp đã xây dựng mở rộng quy mô doanh nghiệp.

Nhân tố cơ cấu tài sản và tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp khơng có sự tương quan đáng kể tới địn bẩy tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Kết quả này phù hợp với đặc tính các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nợ ngắn hạn là

chủ yếu trong cơ cấu nợ doanh nghiệp, yếu tố cơ cấu tài sản hay cụ thể là cơ cấu tài sản cố định khơng có tương quan tới cấu trúc vốn doanh nghiệp nghiên cứu, nguyên nhân có thể xuất phát từ tài sản cố định này thường là máy móc thiết bị, nhà xưởng,.. các tài sản khác tính thanh khoản khơng cao dẫn đến việc thế chấp để vay vốn còn hạn chế. Mặt khác, giai đoạn nghiên cứu 2008-2020 thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam chưa phát triển toàn diện, các ngân hàng cũng hạn chế cho vay trung dài hạn. Bên cạnh đó, các DN có tăng trưởng cao thường khơng sử dựng quá nhiều nợ vay trong cấu trúc vốn, điều này góp phần giảm tối đa được chi phí sử dụng vốn và các chi phí khác, tuy nhiên hạn chế là chưa sử dụng địn bẩy tài chính trong giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Tác giả cũng đặc biệt xem xét tác động của yếu tố sở hữu nhà nước tới cấu trúc vốn, kết quả cho thấy sở hữu nhà nước hay yếu tố đại diện sở hữu thể chế có tác động khơng đáng kể đến việc lựa chọn cấu trúc vốn. Điều này kết luận các doanh nghiệp đều bình đẳng và khơng có sự phân biệt giữu doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân. Nhà nước Việt Nam luôn tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm về cấu trúc vốn doanh nghiệp thông qua các yếu tố nội tại doanh nghiệp thể hiện trên báo cáo tài chính và một số yếu tố vĩ mô nền kinh tế tương quan đến cấu trúc giúp cho các bên liên quan đưa ra những phân tích, dự đốn, quyết định đầu tư. Từ đó, tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị hàm ý quản trị cho các bên liên quan đến doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam (Trang 89 - 90)