Một số khuyến nghị nhằm gia tăng khả năng tiếp cận vốn vay cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trong thời kỳ khủng hoảng do Covid-19 (Trang 92 - 94)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.2. Một số khuyến nghị nhằm gia tăng khả năng tiếp cận vốn vay cho

DNNVV tại Sacombank

Dựa trên kết quả nghiên cứu có được, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với các đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm DNNVV và Sacombank nhằm gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho DNNVV tại Sacombank. Cụ thể:

5.2.1. Khuyến nghị đối với DNNVV

Nghiên cứu này chú trọng đánh giá đối với các đặc điểm của bản thân DNNVV nhằm có những gợi mở, khuyến nghị tốt nhất đến doanh nghiệp, góp phần giúp các doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện bản thân, đáp ứng đầy đủ các u cầu, địi hỏi của thị trường tài chính để từ đó đảm bảo được nguồn lực cho sự phát triển bền vững, lâu dài của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với các DNNVV như sau:

Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh luôn là yếu tố quan tâm đầu tiên của các Ngân

hàng khi xem xét cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Do đó DNNVV cần chủ động, tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm tự nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh, từ đó tạo niềm tin đối với Sacombank nói riêng và các Ngân hàng nói chung. Để thực hiện được điều đó, các DNNVV cần tập trung vào các nội dung sau:

 Thường xuyên theo dõi các thay đổi mang yếu tố vĩ mô, cập nhật diễn biến thị trường, nghiên cứu, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường cả trong và ngoài nước.

 Đầu tư nghiên cứu về thị hiếu của thị trường, xác định chủng loại, số lượng, mẫu mã sản phẩm, thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

 Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, đảm bảo nguồn vốn huy động được sử dụng hiệu quả, góp phần gia tăng doanh thu và hiệu quả sinh lời. Từ đó doanh nghiệp có thêm nguồn từ lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư, gia tăng tỷ trọng Vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn, nhờ đó gia tăng niềm tin đối với Sacombank và các TCTD khác.

 Chú trọng xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền, đổi mới thiết bị, công

nghệ, đặc biệt là vấn đề chuyển đổi số trong thời kỳ công nghệ 4.0 hiện nay. Điều này là rất cần thiết để doanh nghiệp theo kịp với sự chuyển động của thị trường, đảm bảo duy trì ổn định hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, nâng cao chất lượng và trình độ quản trị hoạt động kinh doanh và

tình hình tài chính cho chủ sở hữu và ban lãnh đạo doanh nghiệp. Trong đó, cần chú trọng việc nâng cao trình độ quản lý và kinh nghiệm kinh doanh thực tiễn, đưa ra được phương hướng kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.

Mục tiêu hoạt động kinh doanh của các DNNVV thường cố gắng để trở thành một thành phần trong các chuỗi cung ứng. Do đó việc liên tục cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm là cần thiết để đáp ứng được các tiêu chuẩn tham gia cần phải có. Điều này địi hỏi các chủ doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao kiến thức, nắm bắt kịp thời các chuyển hướng công nghệ, xu hướng mới của thị trường.

Những điều trên địi hỏi khơng những kỹ năng quản lý mà cịn là khả năng định hướng, tầm nhìn xa và sự cầu thị về kiến thức của người chủ doanh nghiệp để tự nâng cao năng lực, xác định con đường, phương hướng hoạt động đúng đắn cho doanh nghiệp.

5.2.2. Khuyến nghị đối với Sacombank

Nghiên cứu tập trung tác động của các đặc điểm DNNVV đến khả năng tiếp cận tín dụng tại Sacombank. Mặc dù đây là những yếu tố của DNNVV, tuy nhiên việc nắm bắt các điểm yếu đặc thù của bộ phận doanh nghiệp này cũng mở ra một số gợi ý để Sacombank có thể cải tiến trong hoạt động cho vay nhằm cung ứng thêm nguồn vốn cho các DNNVV, góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh của Ngân

hàng mà vẫn đảm bảo được yếu tố an tồn. Thơng qua kết quả nghiên cứu và thực tiễn, tác giả khuyến nghị một số nội dung như sau:

Thứ nhất, Sacombank cần tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín

dụng để hỗ trợ hoạt động cho vay đối với đối tượng là các DNNVV. Xây dựng quy trình cấp tín dụng phù hợp nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ tín dụng vừa có đủ thời gian, sức lực hồn thành nhiệm vụ, vừa có thời gian để nghiên cứu, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Cán bộ tín dụng tại Sacombank phải là những người am hiểu hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, đặc biệt là những đặc điểm đặc thù của bộ phận DNNVV, có đầy đủ kiến thức nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu được các chi phí, rủi ro có thể phát sinh trong quá trình vay vốn tại Sacombank. Từ đó giúp việc tiếp cận tín dụng của bộ phận DNNVV tại Sacombank trở nên thuận lợi hơn.

Thứ hai, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng, phân loại khách hàng hiệu quả

và có giải pháp phù hợp với từng nhóm khách hàng, từ đó giảm sự phụ thuộc đối với yếu tố TSBĐ cho khoản vay trong quá trình xét duyệt cho vay đối với DNNVV. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tác động lớn của yếu tố TSBĐ đến khả năng tiếp cập tín dụng của DNNVV tại Sacombank. Đây cũng là tình trạng chung của việc cấp tín dụng cho các DNNVV tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia kém phát triển nói chung. Khi Sacombank xây dựng được mơ hình xếp hạng tín dụng hiện đại, hiệu quả như các TCTD tại các quốc gia phát triển đã và đang triển khai, cùng với sự cải thiện về tính minh bạch của thị trường tài chính, áp lực về yếu tố TSBĐ đối với bộ phận DNNVV trong quá trình tiếp cận các nguồn tài trợ sẽ được giảm bớt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trong thời kỳ khủng hoảng do Covid-19 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w