Những cái khó mà khi triển khai 3G các nhà mạng hay gặp phả

Một phần của tài liệu Đánh giá công nghệ 3G của Viettel (Trang 25 - 29)

Ông Tống Viết Trung, Giám đốc Viettel Telecom cho biết, vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp khi triển khai 3G trước hết chính là cơ sở hạ tầng, triển khai xây dựng nhà trạm, mạng lưới. Đây là khó khăn mà mạng nào cũng sẽ gặp phải

khi triển khai 3G. Rồi nhu cầu về băng thông, không phải doanh nghiệp nào cung có đủ khả năng cung cấp dịch vụ.

Khi đầu tư lớn mà thu hồi vốn chậm.

Khi nhìn dài hạn trong vấn đề này, chúng ta sẽ thấy rằng đây mới là giai đoạn 3G bắt đầu phát triển khi xuất hiện ngày càng nhiều thiết bị dùng 3G giá hợp lý. Sự phổ biến của thiết bị cùng mức chi phí hợp lý sẽ đẩy nhanh sự phổ cập của 3G. Sự hình thành công nghệ và thực sự công nghệ đi vào cuộc sống diễn ra là quá trình. Một ví dụ về chính 3G: 3G xuất hiện đầu tiên vào năm 2001 nhưng phải đến năm 2009 doanh thu của Ericsson từ 3G mới vượt doanh thu từ 2G. Viễn thông Viettel xây dựng 3G đều dựa trên hai tiêu chí cơ bản là nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả của khách hàng. Đây cũng chính là khó khăn của các mạng triển khai 3G hiện nay. Và dự tính mất khoàng vài năm mới thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu. Vì thế, giải pháp tốt nhất là “lôi kéo” được cả những người dùng máy tính vào. Những thử nghiệm đầu tiên cho hướng này chính là việc các mạng di động lần lượt cung cấp USB 3G cho người dùng máy tính.

Công nghệ luôn phát triển và luôn đi trước, nhưng việc đưa công nghệ vào thị trường để cuộc sống hóa là do bản thân người dân, xã hội đòi hỏi, và 3G cũng không ngoại lệ. Ở trên thế giới do nhu cầu sử dụng đặc biệt là công nghệ hình ảnh nên việc sử dụng 3G là rất sớm. Từ năm 2002 - 2003 ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản đã sử dụng công nghệ này, còn ở Việt Nam thời điểm đó nhu cầu chủ yếu là điện thoại liên lạc, giao lưu tình cảm là chính. Do vậy, đến thời điểm hiện nay, khi nhu cầu sử dụng dữ liệu hình ảnh đòi hỏi băng thông rộng, chất lượng cao nên việc triển khai 3G tại thời điểm này là phù hợp nhất.

Một lý do nữa là khi mới triển khai thì giá thiết bị mạng lưới, thiết bị đầu cuối của công nghệ này rất đắt, chưa phù hợp với mức thu nhập của người dân Việt Nam. Và đến đầu những năm 2000 ở Việt Nam chỉ mới triển khai thông tin di động 2G. Lúc đó, nếu đầu tư sẽ phải bỏ một số tiền đầu tư tương đối lớn mà hiệu quả không cao.

cả các thiết bị, mạng lưới đã rẻ đi rất nhiều và nhất là DN đã được hoàn vốn từ đầu tư công nghệ 2G. Do vậy việc đầu tư vào công nghệ 3G tại thời điểm lúc này là thích hợp nhất.

Với tỉ lệ người dân ở vùng nông thôn cao ở Việt Nam

Tỷ lệ hơn 70 % dân số sống ở vùng nông thôn với đặc điểm người dân sống cộng đồng làng xã, thu nhập thấp, .Khó có cơ hội tiếp cận với thế giới thông tin cho người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa do triển khai Internet ADSL còn gặp nhiều khó khăn. Việc tiếp cận sản phẩm từ 3G (Dcom 3G) sẽ là phù hợp, tuy nhiên vẫn gặp trở ngại về giá cộng thêm trở ngại về năng lực sử dụng dẫn đến phần lớn người dân ở nông thôn khó có thể tiếp cận các thiết bị công nghệ cao từ 3G và là yếu tố kìm hãm đổi mới công nghệ.

Để người dân nghèo được tiếp cận với Internet, cần có sự hộ trợ từ các dự án của nhà nước hay các tổ chức quốc tế. Ví dụ Liên Hiệp Quốc trong dự án “Millenium Village” (Làng Thiên Niên Kỷ). Dự án này tạo nên sự thay đổi lớn trong cuộc sống của người dân ở các làng Châu Phi khi 500.000 người dân nghèo được tiếp cận với Internet, từ đó thay đổi cơ bản các phương thức giao tiếp với nhau, trao đổi thông tin và tiến hành kinh doanh. Đó là cách thu hẹp khoảng cách số, khoảng cách giàu nghèo một cách bền vững. Các dịch vụ y tế từ xa, trong giáo dục đào tạo… thể hiện rõ lợi ích của viễn thông trong việc tạo thêm giá trị cho các ngành khác và đồng thời mang lại lợi ích cho xã hội.

Đối với thành phố các lợi ích của 3G đã là rõ ràng. Còn ở vùng sâu, vùng xa, nếu chỉ sử dụng điện thoại thông thường thì công nghệ 2G như hiện nay đã có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, việc sử dụng nền tảng công nghệ 3G trong việc đưa internet về các trung tâm, bưu điện, trường học ở các vùng sâu, vùng xa sẽ còn rẻ hơn việc sử dụng công nghệ vệ tinh, hoặc kéo đường cáp để cung cấp internet về vùng sâu, vùng xa.

Trên nền tảng cơ sở hạ tầng

Ở Việt nam đã có 2 hệ thống di động GSM và CDMA, hai hệ thống này phù hợp khi từ GSM tiến lên WCDMA. Vì vậy Bộ bưu chính viễn thông quyết định các doanh nghiệp đi lên 3G thì sử dụng 2 tiêu chuản mà cũng được thế giới chấp nhận là hệ thống băng tần IMT 2000 và trong đó có 2 hệ thống là CDMA 2000 và WCDMA.

3G là sự phát triển tiếp theo của thế hệ 2G. Dịch vụ 3G không phải chỉ mang lại lợi ích cho nguời dùng mà còn cho cả nền kinh tế. Khi có được 3G thì doanh nghiệp có thêm được băng tần nên chi phí đầu tư sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí vì đã tận dụng được mạng lõi của 2G, chỉ phải đầu tư thêm phần mạng vô tuyến. Tuy nhiên, việc đầu tư này cũng không phải là đầu tư toàn bộ mà cũng là cải tiến từ hệ thống 2G.

khía cạnh dịch vụ

Các nhà cung cấp dịch vụ nội dung của Việt Nam hầu như vẫn chưa sẵn sàng cho 3G, thậm chí, một kế hoạch cụ thể cho việc sản xuất máy đầu cuối 3G cũng chưa có.

Một khó khăn nữa cần phải có cách giải quyết hợp lý đó là từ phía khách hàng. Không cần hiểu công nghệ 3G như thế nào song đòi hỏi của người sử dụng đó là dịch vụ mà nhà khai thác đưa ra có gì tốt hơn, ưu việt hơn so với những dịch vụ đã có. Phải tiếp thị từng bước để người dùng hiểu.

Cùng với đó là sự tương thích về thiết bị đầu cuối, làm sao giá thành của những thiết bị đầu cuối công nghệ 3G khi đến tay người dùng phải ở mức hợp lý.

Cần một thị trường dịch vụ nội dung phong phú

Thực tế ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều khách hàng có nhu cầu sử dụng những dịch vụ cao cấp đa phương tiện 3G như truyền hình di động, nghe nhạc, xem phim theo yêu cầu…

Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, doanh thu đạt được từ những dịch vụ này không cao, nếu như không nói là khá khiêm tốn. Nguyên nhân chính là nội dung của dịch vụ chưa có nhiều, chưa hấp dẫn được khách hàng. Để cung cấp được các dịch vụ nội dung 3G, các nhà khai thác mạng khó có thể làm một mình phải có những đối tác nội dung cùng phối hợp.

Dịch vụ là yếu tố quyết định thành công trong 3G, nếu không có dịch vụ nội dung đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì khó có thể phát triển 3G.

BƯỚC 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HOẠCH THỰC HIỆN

a. Có 3 điều mà nhà cung cấp mạng 3G nói chung và công nghệ 3G của Viettel nói riêng cần quan tâm.

- Trước tiên là tính thân thiện và đơn giản: bởi đa số mọi người trước đây chưa biết nhiềuvề Internet do đó tính thân thiện giúp họ sử dụng lần đầu tiên mà không bị nhầm lẫn.

- Thứ hai là nội dung tiếng Việt

- Thứ ba, là giá cả hợp lý, để khuyến khích sử dụng dịch vụ trả trước.

Đa số người sử dụng không hiểu về sự liên quan giữa Megabyte và giá cả nên chính sách giá phải dễ hiểu. Sự khởi đầu với những dịch vụ như vậy sẽ khuyến khích người tiêu dùng sử dụng,cung cấp nội dung, đóng góp ứng dụng và đó là cơ sở để có sự sáng tạo và hoàn thiện. Đối vớithị trường châu Á, các dịch vụ cao cấp chỉ chiếm phần nhỏ. Họ cần những dịch vụ giúp tiết kiệmthời gian, tiền bạc và có ích cho cuộc sống như chăm sóc sức khoẻ, giao dịch ngân hàng.Công nghệ 3G và những chức năng đa phương tiện của nó sẽ góp phần đưa người dân Việt Namlên tầm cao mới, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại.Vì vậy việc phát triển công nghệ3G là một mục tiêu quan trọng trong thời buổi công nghiệp hoá hiện nay

Một phần của tài liệu Đánh giá công nghệ 3G của Viettel (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w