KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về sự gắn kết của người lao động trong lĩnh vực ngân hàng – trường hợp ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 27 - 28)

Qua tổng hợp lý thuyết và mơ hình nghiên cứu của Saks (2006) về Sự gắn kết của người lao động, tác giả đã đề xuất mơ hình nghiên cứu cho đề tài và tiến hành nghiên cứu định lượng tại Trường hợp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Đà Nẵng.

Về mặt lí thuyết, Sak (2006, 2018) khẳng định sự gắn kết của nhân viên có thể được đo lường bởi sự gắn kết về công việc và sự gắn kết với tổ chức. Đồng thời, tác giả cũng đã khẳng định rằng có mối quan hệ giữa hai khái niệm này nhưng chưa được đo lường. Ngoài ra, Sak (2006) cũng gợi ý các tiền tố (antecedents) ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động đối với công việc và tổ chức nhưng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được những tiền tố nào đặc biệt ảnh hưởng cụ thể lên sự gắn kết với công việc và tổ chức. Nghiên cứu lần này nhằm mục đích làm rõ hơn những vấn đề mà Saks đã nêu ở trên: 1. Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của sự gắn kết với công việc đến sự gắn kết của tổ chức; 2. Đánh giá cụ thể mức độ ảnh hưởng của các tiền tố được Saks gợi ý trong mơ hình cho từng yếu tố sự gắn kết với công việc và sự gắn kết của tổ chức.

Kết quả phân tích cho thấy mơ hình phản ánh độ tương thích vủa dữ liệu và có ý nghĩa về mặt thống kê, cụ thể:

+ Thang đo sự gắn kết với công việc chịu sự tác động của yếu tố Đặc điểm công việc và Phần thưởng, Sự ghi nhận ở mức độ trung bình. Những tiền tố này thiên hướng về cơng việc có xu hướng tác động lên sự gắn kết với công việc.

+ Thang đo sự gắn kết với tổ chức chịu sự tác động của yếu tố Sự hỗ trợ của tổ chức, Sự hỗ trợ từ Quản lý trực tiếp và Sự công bằng trong phân phối với mức độ thấp. Yếu tố Sự công bằng về thủ tục không ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức. Những tiền tố này

thiên hướng về tổ chức có xu hướng tác động sự gắn kết với tổ chức. Ngoài ra sự gắn kết với cơng việc có tác động trực tiếp đến sự gắn kết với tổ chức với mức độ cao hơn so với 4 biến độc lập còn lại.

+ Thang đo sự gắn kết với tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên, với mức độ đo lường f2 = 3.310.

Từ kết quả này, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách để Ban giám đốc tham khảo, vận dụng vào công tác quản lý điều hành tại đơn vị.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và kiến thức của bản thân tác giả, phạm vi nghiên cứu mẫu trong 1 đơn vị chi nhánh Ngân hàng nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, khả năng tổng quát hóa chưa cao và mẫu nghiên cứu chưa thể khái quát được tồn bộ những tính chất của tổng thể nghiên cứu. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng để đề tài có thể hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về sự gắn kết của người lao động trong lĩnh vực ngân hàng – trường hợp ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w