Trách nhiệm pháp lý

Một phần của tài liệu Tiểu luận kết thúc môn học học phần pháp luật đại cương (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG III : QUAN HỆ PHÁP LUẬT

3. Trách nhiệm pháp lý

3.1. Khái niệm

Trách nhiệm pháp lý là việc nhà nước bằng ý chí đơn phương của mình, buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được nhà nước quy định ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật do ngành luật tương ứng xác định

Căn cứ vào tính chất của các biện pháp xử lý, cơ quan xử lý, đối tượng bị áp dụng, có 04 loại trách nhiệm pháp lý sau:

- Trách nhiệm hình sự: là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện hành vi phạm tội, được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật, do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội. Trong đó, nhà nước buộc chủ thể của tội phạm phải gánh chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất là các loại hình phạt trong BLHS, được thể hiện ở bản án có hiệu lực của Tịa án.

- Trách nhiệm hành chính: là hậu quả pháp lý bất lợi đối với cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật hành chính, do các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng. Trong đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính, buộc chủ thể vi phạm hành chính phải gánh chịu biện pháp cưỡng chế là các hình thức xử phạt chính và các hình thức xử phạt bổ sung được quy định ở chế tài hành chính. - Trách nhiệm dân sự: là hậu quả pháp lý bất lợi đối với cá nhân hoặc tổ chức

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ dân sự, hoặc làm hại lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của cá nhân, pháp nhân hoặc của các chủ thể khác. Trong đó, Tịa án buộc chủ thể vi phạm pháp luật gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần phải bồi thường thiệt hại nhằm thỏa mãn quyền lợi chính đáng, khơi phục, khắc phục hậu quả vật chất, tinh thần cho người bị vi phạm.

- Trách nhiệm kỉ luật: là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm kỷ luật lao động vi phạm các quy tắc và nghĩa vụ trong hoạt động dẫn đến hậu quả xấu ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, của ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị. Trong đó, thủ trưởng cơ quan nhà nước, hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước (nơi có người vi phạm kỷ luật) áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng với từng loại đối tượng i phạm, được quy định ở chế tài kỷ luật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Hình sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 1999. 2. Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2005.

3. Lê Minh Tâm (Chủ biên), 2009, Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp

luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Lê Vương Long, 2006, Những vấn đề Lí luận nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nơi.

5. Trần Thái Dương, 2004, Thể chế hóa đường lối của Đảng, Tạp chí Nghiên cứu

lập pháp, số 12.

6. Phạm Kim Oanh. 2021.Luật hoàng phi 7. Lê Minh Trường. 2021. Tư vấn pháp luật 8. Bùi Văn Dũng. 2016. Pháp luật Việt Nam 9. Học luật lý luận nhà nước và pháp luật 2021 10. Bùi Văn Dũng,2016,Pháp luật Việt Nam 11. Lê Minh Trường,2021,Tư vấn pháp luật

12. Hà Ngơ,Tổng hợp các thuộc tính của pháp luật 13. Ls. Luyện Ngọc Hùng _ Luật Hùng Sơn

14. Bộ phận tư vấn pháp luật _ Công ty luật Minh Khuê 15. Ls. Nguyễn Văn Dương _ Luật Dương Gia

16. https://luathoangphi.vn/thuc-hien-phap-luat-la-gi/

17.https://luatduonggia.vn/hinh-thuc-phap-luat-la-gi-cac-hinh-thuc-phap-luat-trong- khoa-hoc-phap-ly/

Họ & Tên MSSV Nhiệm vụ Phần trăm Chữ kí Nguyễn Ngọc Ngân Tiên 191A10006 7 Thành viên 100% Nguyễn Hoàn Mỹ 211A100030 Thành viên 100% Nguyễn Thị Minh

Anh

211A090002 Thành viên 100% Đoàn Thị Kim Chi 211A030396 Thành viên 100% Phan Hoàng Hải

Đăng

181A08023 6

Thành viên 100% Nguyễn Sĩ Tiến 201A14071 Thành viên 100% Nguyễn Thị Bích

Phượng

211A230039 Nhóm trưởng

Một phần của tài liệu Tiểu luận kết thúc môn học học phần pháp luật đại cương (Trang 34 - 38)