SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, TỈNH LONG AN ”
2.1. “ Các điều kiện ảnh hưởng đến áp dụng pháp luật trong kiểm sátđiều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm của Viện kiểm sát nhân điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh Long An ”
2.1.1. “ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Long An ”
Đơng, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam”.
Tỉnh “ Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trị đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đơng Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thơng đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50,…các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.830, ĐT.838 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngồi ra, Long An cịn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai ”.
Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nơng sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
Diện tích tự nhiên của tồn tỉnh là 449.194,49 ha, dân số 1.542.606 (theo số liệu dân số tính đến tháng 5 năm 2013). Tọa độ địa lý : 1050 30' 30'' đến 1060 47' 02'' kinh độ Đông và 100 23' 40'' đến 110 02' 00'' vĩ độ Bắc.
Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An
Bản đồ hành chính tỉnh Long An
(Nguồn: cổng thông tin điện tử tỉnh Long An )
Thời gian qua, tỉnh Long An đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, phát triển kinh tế - xã hội và đạt được nhiều kết quả khả quan. Kể từ năm 2012, tỉnh đã lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và được Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, Long An được chia làm 3 vùng cụ thể: vùng một là định hướng phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái; vùng hai định hướng phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ; vùng ba là vùng đệm để dự trữ phát triển trong thời gian tới.
Qua 5 năm thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, kinh tế của Long An có sự phát triển với tốc độ tương đối cao, tổng sản phẩm trong tỉnh . Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng theo định hướng công nghiệp – thương mại, dịch vụ – nông nghiệp.
Về sản xuất nông nghiệp đã chuyển biến rất rõ theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắn với các vùng sản xuất tập trung, tổ chức liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ; lĩnh vực công nghiệp rất nổi bật, tốc độ phát triển tăng bình quân
trên 15%/ năm,; lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển nhiều loại hình, kết hợp với dịch vụ cảng biển, logostic, đóng góp khoảng 30% GRDP của tỉnh. [8, tr.5-6].
Nhà máy Avery Dennison RBIS Việt Nam tại khu công nghiệp Long Hậu, tỉnh Long An.
Chỉ tính riêng năm 2017, tốc độ tăng trưởng đạt 9,53%. Đáng chú ý là phát triển công nghiệp của tỉnh đạt kết quả khá nổi bật, chỉ số phát triển công nghiệp (IPP) năm 2017 tăng 16,2% so cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 182.800 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ. Tồn tỉnh hiện có 16 khu cơng nghiệp và 17 cụm công nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt 80,6%.
Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Long An là địa phương dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 12 của cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngồi. Tính đến tháng 12/2017, tồn tỉnh có 959 dự án FDI cịn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt trên 6,9 tỷ USD. [8, tr.5-6 ].
Đồng thời, việc thực hiện 2 chương trình đột phá (Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; Chương trình phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp) và 3 cơng trình trọng điểm (đường tỉnh 830; đường vành đai Thành phố Tân An; trục hạ tầng giao thông đô thị kết nối Tiền Giang - Long An - Thành phố Hồ Chí Minh) theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ X cũng đạt được nhiều kết quả tích cực.
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thơng đang được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ theo hướng kết nối thơng suốt đến Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối hạ tầng giữa các khu công nghiệp và cảng Long An, phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh.
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua Tân An – Long An
Những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế đã góp phần thay đổi bộ mặt xã hội của Long An, đời sống người dân ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống cịn 3,57%; cơng tác an sinh xã hội, y tế, giáo dục được quan tâm thực hiện tốt; an ninh quốc phịng ngày càng phát triển ổn định. Có được kết quả đó là nhờ sự quyết tâm, đồng lịng của tồn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.
Tuy nhiên, tỉnh Long An vẫn tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế. Trong lĩnh vực nông nghiệp, một số nông sản hiệu quả đầu ra thấp, sức cạnh tranh hạn chế; việc huy động nguồn lực cho xây dựng nơng thơn mới cịn hạn chế; việc xây dựng cánh đồng lớn cịn gặp nhiều khó khăn; liên kết tiêu thụ nơng sản được tập trung chỉ đạo nhưng kết quả đạt được chưa cao…
“ Dù là tỉnh dẫn đầu khu vực trong thu hút vốn FDI nhưng nhìn chung, tình hình thu hút đầu tư của Long An vẫn còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp; tỷ lệ lấp đầy khu cụm cơng nghiệp cịn thấp; số dự án đã tiếp nhận chủ yếu là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.... Do đó, thời gian tới, Long An cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục tồn tại, hạn chế, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng, lợi thế để hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và
bền vững, cơ cấu kinh tế của tỉnh Long An đang chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa nhưng chưa hiện đại hóa, chưa theo hướng “xanh hóa”, các ngành sản xuất trên địa bàn tỉnh tiêu tốn năng lượng và tài ngun cịn nhiều. Vì vậy, Long An cần hồn thiện quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng xây dựng kinh tế xanh, khuyến khích phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; phát triển nông nghiệp, sử dụng đất bền vững… Chú trọng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn để tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế phát triển, tập trung vào các ngành có lợi thế so sánh của tỉnh. Trong thu hút đầu tư, cần ưu tiên lựa chọn các dự án ít sử dụng nước, ít xả thải, có cơng nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường ”
Để thực hiện được định hướng, nhiệm vụ đặt ra đối với tỉnh trong thời gian tới là cần có sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, trước hết quản lý quy hoạch phải chặt chẽ, năng động sáng tạo trong việc định ra cơ chế khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Đồng thời, tập trung phát triển cơ cấu hạ tầng đồng bộ, gắn với cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, quảng bá hình ảnh để thu hút đầu tư. Mặt khác, tỉnh cần tập trung thực hiện có hiệu quả cơng tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đảm bảo cơng khai, minh bạch, lấy phục người dân, doanh nghiệp là mục tiêu, thiết lập trật tự kỷ cương cơng vụ chính là đột phá trong thời gian tới