LẬU KHÁNG THUỐC

Một phần của tài liệu CẬP NHẬT, điểm mới một số BỆNH DA LIỄU (Trang 29 - 43)

Định nghĩa vi khuẩn kháng thuốc: Một vi khuẩn được gọi là đề kháng khi nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của vi khuẩn đó cao hơn nồng độ ức chế đa số các chủng vi khuẩn khác cùng loài.

NGHIÊN CỨU 1 (2015): Hiêụ quả của kháng sinh Solithromycin (CEM-

101) với 2 mức liều là 1000mg và 1200mg– môṭ tác nhân chống vi khuẩn mới trong điều tri ̣ Neisseria gonorrhoeae (NG) không biến chứng[27]. (Đây là môṭ nghiên cứu giai đoaṇ II)

Phương pháp: Đối tươṇg tham gia: người trưởng thành bị nghi ngờ mắc bệnh lậu niệu sinh dục đươc ̣ xác định qua thăm khám lâm sàng. Thử nghiệm với 2 liều Solithromycin đường uống: 1200mg và 1000 mg.

Kết quả: Kết quả trong điều tri ̣lâụ cầu: Tổng cộng có 59 người tham gia, chia thành 2 nhóm: 28 người sẽ nhận liều 1200 mg và 31 người sẽ nhận liều 1000 mg. 46/59 (78%) người tham gia có kết quả ni cấy N. gonorrhoeae dương tính tại thời điểm ghi danh, chia thành 2 nhóm: 24/28 người (86%) nhận liều 1200mg và 22/31 (71%) nhận liều 1000mg. Ngồi ra, trong số những người tham gia có 8 người có ni cấy vi khuẩn lậu cầu ở hầu hoṇg dương tính và 4 người có ni cấy lâụ cầu ở trực tràng dương tính. Tất cả các bệnh nhân có ni cấy dương tính với N. gonorrhoeae đều được chữa khỏi tại tất cả các vị trí nhiễm trùng. Kết quả trong điều trị Chlamydia trachomatis và Mycoplasma kèm theo: Trong số nhóm người tham gia điều tri ̣lâụ cầu, thơng qua các kỹ thuâṭ khuếch đaị acid nucleic, ghi nhâṇ có 11 người dương tính với Chlamydia trachomatis và 10 người dương tính với Mycoplasma vùng sinh duc ̣. Sau 1 tuần điều trị, kết quả xét nghiêm chuyển thành âm tính ở 9/11 (82%) người nhiễm Chlamydia trachomatis và 7/10 (70%) người nhiễm Mycoplasma.

Kết luâṇ: Solithromycin đơn thuần, đường uống, với liều 1000 mg và 1200 mg, có hiệu quả 100% trong điều trị bệnh lậu đã được chứng minh tại các vị trí nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục, miệng và trực tràng; ngồi ra cịn có hiêụ quả

đáng ghi nhâṇ trong điều tri ̣ cả Chlamydia trachomatis và Mycoplasma. Solithromycin đươc ̣ đánh giá một tác nhân mới đầy hứa hẹn trong điều trị bệnh lậu.

Hook E.W., 3rd, Golden M., Jamieson B.D., Dixon P.B., Harbison H.S., Lowens S., Fernandes P (2015), “A Phase 2 Trial of Oral Solithromycin 1200 mg or 1000 mg as Single-Dose Oral Therapy for Uncomplicated Gonorrhea”, Clin Infect Dis, 61, pp. 1043–1048.

NGHIÊN CỨU 2 (2019): So sánh hiêụ quả giữa Solithromycin với sư ̣kết

hơp ̣ của ceftriaxone và azithromycin trong điều trị bệnh lậu sinh dục không biến chứng [12] (Đây là môṭ nghiên cứu giai đoaṇ III)

Phương pháp: Thưc ̣ hiêṇ dưới hình thức thử nghiệm nhãn mở (open-label), đa trung tâm, đối tươṇg là bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên đươc ̣ xác định mắc bệnh lậu sinh dục không biến chứng.

Địa điểm thử nghiêṃ: tại hai địa điểm ở Úc và một địa điểm ở Hoa Kỳ. Bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên (1: 1) để nhận được môṭ liều uống duy nhất là Solithromycin 1000mg hoặc tiêm bắp Ceftriaxone 500 mg kết hơp ̣ với với liều uống Azithromycin 1000 mg. Thang điểm đánh giá dưạ trên kết quả nuôi cấy Neisseria gonorrhoeae trước khi điều tri ̣ sau khi đã điều trị (ngày 7 ± 2) và hiêụ quả ghi nhâṇ chính là kết quả tỷ lệ bệnh nhân đươc ̣ chữa khỏi bêṇh (NG taị vùng sinh duc ̣ bị tiêu diệt) trong nhóm người điều tri .

Kết quả: Có tổng cơṇg 262 bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên và 261 người được điều trị (130 người ở nhóm Solithromycin và 131 người ở nhóm Ceftriaxone kết hơp ̣ với Azithromycin).

Kết quả về hiêụ quả: 99 (80%) trong số 123 bệnh nhân thuộc nhóm Solithromycin và 109 (84%) trong số 129 bệnh nhân trong nhóm Ceftriaxone + Azithromycin đã loại trừ đươc ̣ N.gonorrhoeae khi điều tri ̣thử nghiệm.

Kết quả về tác duṇg phu: ̣ Tần suất các tác dụng phụ ở nhóm solithromycin đươc ̣ ghi nhâṇ cao hơn nhóm ceftriaxone + azithromycin (69 [53%] trong số 130 bệnh nhân so với 45 [34%] trong số 131 bệnh nhân), và phổ biến nhất là tiêu chảy (31 [24%] trong số 130 bệnh nhân so với 20 [15%] trong số 131 bệnh nhân) và buồn nôn (27 [21%] trong số 130 bệnh nhân so với 15 [11%] trong số 131 bệnh nhân).

Kết luâṇ: Với kết quả về sư ̣ hiêụ quả và tác duṇg phu ̣ ghi nhâṇ thì Ceftriaxone + Azithromycin vẫn nên là sư ̣lưạ choṇ đầu tay cho điều tri ̣bêṇh lâụ thay vì Solithromycin với liều uống 1000 mg duy nhất. Nếu nguyên nhân dẫn đến thất bại điều trị với solithromycin do liều lượng không đủ (trong nghiên cứu này là với 1000mg) thì có thể giải quyết bằng cách điều chỉnh liều. Tuy nhiên, khi sử duṇg với liều cao hơn hoăc ̣ tăng thời gian sử duṇg thì cần phải lưu ý nguy cơ tiềm ẩn của các tác dụng tiêu hóa (tiêu chảy, buồn nơn) và tăng men gan.

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1473309919301161

NGHIÊN CỨU 3 (2018): Đánh giá hiêụ quả của kháng sinh Zoliflodacin

với liều 2g và 3g (uống liều duy nhất) trong điều tri ḅ êṇ h lâụ không biến chứ ng [51] (Đây là môṭ nghiên cứu giai đoaṇ II)

Phương pháp: Đối tươṇg nghiên cứu: đươc ̣ chỉ định ngẫu nhiên với người tham gia bao gồm cả nam và nữ có đủ điều kiện dấu hiệu/ triệu chứng của bệnh lậu niệu không biến chứng hoặc bệnh lậu niệu khơng được điều trị hoặc đã có quan hệ tình dục trong 14 ngày trước đó với một người mắc bệnh lậu. Liều điều tri ̣thử nghiêṃ: một liều duy nhất Zoliflodacin 2g hoặc 3g đường uống hoặc một liều Ceftriaxone 500 mg tiêm bắp (theo tỷ lệ xấp xỉ 70:70:40). Một test kiểm tra sẽ đươc ̣ thưc ̣ hiêṇ ở thời điểm lần thứ nhất là 6 ± 2 ngày sau khi điều trị, và thời diểm lần thứ hai là 31 ± 2 ngày sau khi điều trị. Hiêụ quả ghi nhâṇ chính là kết

quả tỷ lệ bệnh nhân đươc ̣ chữa khỏi bêṇh (NG taị vùng niêụ sinh duc ̣ bi ̣tiêu diêṭ) trong nhóm người điều tri ̣ .

Các kết quả: Từ tháng 11/2014 đến tháng 12/2015, tổng cộng có 179 người (gồm có 167 nam và 12 nữ) tham gia nghiên cứu.

Kết quả điều tri: ̣ Nhiễn lâụ vùng niêụ sinh duc ̣: Trong số 141/179 người tham gia với bằng chứng lâm sàng có nhiễm lâụ vùng niêụ sinh duc ̣, tỷ lê ̣chữa khỏi là 55/57 (96%) đã được điều trị với liều 2g Zoliflodacin, 54/56 (96%) đã được điều trị với liều 3g Zoliflodacin và 28/28 (100%) đã được điều tri ̣với Ceftriaxone. Nhiễm lâụ trực tràng đã được chữa khỏi 100% ở cả 5 người điều trị với 2g Zoliflodacin và tất cả 7 người điều trị với 3g Zoliflodacin, và trong cả 3 người tham gia trong nhóm đã nhận được Ceftriaxone. Nhiễm lâụ hầu họng đã được chữa khỏi ở 4/8 người (50%) điều trị với 2g Zoliflodacin, 9/11 người (82%) điều trị với 3g Zoliflodacin và 4/4 người (100%) điều trị với Ceftriaxone. Tác duṇg phu: ̣ Tổng cộng có 84 tác dụng phụ đã được báo cáo: 24 trong nhóm điều trị với 2g Zoliflodacin, 37 trong nhóm điều trị với 3g Zoliflodacin và 23 trong nhóm Ceftriaxone. Theo các nhà nghiên cứu, tổng cộng 21 tác duṇg phụ bất lợi được cho là có liên quan đến Zoliflodacin hầu hết đươc ̣ ghi nhâṇ ở đường tiêu hóa.

Kết luâṇ: Phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn niệu sinh dục và trực tràng không biến chứng đã được điều trị thành công bằng Zoliflodacin đường uống, nhưng tác nhân này kém hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng họng.

Taylor, S. N., et al (2018), "Single-Dose Zoliflodacin (ETX0914) for Treatment of Urogenital Gonorrhea", N Engl J Med, 379(19), pp. 1835-1845.

GHẺ

Nghiên cứu 1: Hoạt động trong ống nghiệm của mười loại dầu chống lại Sarcoptes scabiei. [16]

Mục đích: đánh giá hiệu quả tiềm năng chống lại Sarcoptes scabiei của

mười loại tinh dầu.

Phương pháp: cho tinh dầu tiếp xúc với ve Sarcoptes thu từ lợn bị nhiễm

bệnh thực nghiệm. Đối với sinh học tiếp xúc, tinh dầu được pha lỗng với parafin để có nồng độ ở mức 10,5 và thậm chí 1% cho những loại tinh dầu có hiệu quả nhất. Những con ve được kiểm tra dưới kính soi sau tiếp xúc với tinh dầu 10, 20, 30, 40, 50, 60, 90, 120, 150 và 180 phút. Đối với sinh học khử trùng, giấy lọc được tiếp xúc với 100 μL tinh dầu nguyên chất. Những con ve được kiểm tra dưới kính soi trong 5 phút đầu tiên, và sau đó cứ sau 5 phút cho đến 1 giờ.

Kết quả: Sử dụng sinh học tiếp xúc, 1% dầu đinh hương và dầu palmarosa

đã giết chết tất cả các con ve trong vòng 20 và 50 phút tương ứng. Thứ tự hiệu quả của tinh dầu trong diệt ve ghẻ là: đinh hương> palmarosa> hoa phong lữ> dầu tràm trà> hoa oải hương> manuka> cam đắng> bạch đàn> tuyết tùng Nhật Bản. Trong sinh học khử trùng, thứ tự hiệu quả là: dầu tràm trà> đinh hương> bạch đàn> hoa oải hương> palmarosa> hoa phong lữ> cây tuyết tùng Nhật Bản> cam đắng> manuka. Trong cả hai lần sinh học, dầu cade khơng có hoạt động diệt ghẻ.

Kết luận: Tinh dầu, đặc biệt là dầu tràm trà, đinh hương, palmarosa và dầu

khuynh diệp, là những sản phẩm bổ sung hoặc thay thế tiềm năng để điều trị nhiễm S. scabiei ở người hoặc động vật, cũng có thể sử dụng chúng để diệt ve trong môi trường.

Fang F., Candy K., Melloul E. et al (2016), “In vitro activity of ten essential oils against Sarcoptes scabiei”, Parasites & Vectors, 9 (594), pp. 1-7.

Nghiên cứu 2: Tiềm năng trị bệnh ghẻ của dầu tràm trà (Tea Tree Oil).

[32]

Vấn đề: Bệnh ghẻ ảnh hưởng đến hơn 130 triệu người trên toàn cầu. Ở các

nước phát triển, dịch bệnh bùng phát tại các tổ chức và cộng đồng dẫn đến gánh nặng kinh tế đáng kể. Đánh giá gần đây cho thấy sự đề kháng đối với các phương pháp điều trị bệnh ghẻ cổ điển (ivermectin uống và permethrin tại chỗ) và sự thiếu hiệu quả của các loại thuốc trị ghẻ hiện có trong việc làm giảm các phản ứng viêm da và tiến triển viêm da ở những bệnh nhân mắc bệnh. Dầu tràm trà (Tea Tree Oil) đã chứng minh tác dụng diệt ghẻ trong ống nghiệm và cũng đã được sử dụng thành công như một loại thuốc bơi ngồi da để điều trị bệnh ghẻ Na Uy, bao gồm cả những trường hợp khơng đáp ứng với điều trị chuẩn. Ngồi tác dụng diệt ghẻ, dầu tràm trà cịn có tác dụng kháng khuẩn, chống ngứa, chống viêm và làm lành vết thương giúp làm giảm các biến chứng do vi khuẩn.

Dầu tràm trà: Dầu tràm trà đã được sử dụng để làm giảm nhiễm trùng do

MRSA và trong điều trị các bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn, nấm và virus.  Dầu tràm trà đã được chứng minh là có hiệu quả (in vitro) như một chất diệt khuẩn (ở nồng độ 0,002-2%), bao gồm cả chống lại MRSA (methicillin- resistant S. aureus: S. aureus kháng methicillin).

 Thuốc diệt nấm (ở nồng độ 0,004-0,25%)  Chất chống viêm (ở nồng độ ≤ 0,125%).

 Dầu tràm trà cũng đã được sử dụng như một thuốc chống ngứa tại chỗ.

Nghiên cứu/dữ liệu:

 Tác dụng diệt côn trùng, diệt ghẻ và chống côn trùng của dầu tràm trà: dầu tràm trà đã cho thấy tác dụng diệt côn trùng, diệt ghẻ và chống côn trùng đối với một loạt các dịch hại y tế và thú y khi so sánh với các chế phẩm thương mại cả in vitro và in vivo, bao gồm ruồi trắng. Mạt bụi nhà (Dermatophagoides

thức 10% dầu tràm trà. Demodex folliculorum chỉ tồn tại 3,7 phút sau khi điều trị in vitro với 100% dầu tràm trà. Hoạt động diệt khuẩn in vitro của dầu tràm trà chống lại ghẻ ở người đã chứng minh một kết quả vượt trội so với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn (ivermectin 100 μg/g: 150 phút; permethrin 5%: 120 phút, với 5% dầu tràm trà: ghẻ sống trung bình 60 phút), dầu tràm trà 5% cũng đã được sử dụng tại Bệnh viện Hồng gia Darwin (Lãnh thổ phía Bắc, Úc) kết hợp với benzyl peroxide và ivermectin đường uống (200 μg/kg) để kiểm soát bệnh ghẻ Na Uy (2-3 lần mỗi tuần trong 1-4 tuần, tùy thuộc vào độ nặng của bệnh) và ở những bệnh nhân ban đầu không đáp ứng với liệu pháp ivermectin uống.

 An toàn, dung nạp và ổn định: dầu tràm trà bơi tại chỗ có tỷ lệ thấp các tác dụng phụ, chủ yếu là các phản ứng kích ứng hoặc dị ứng với dầu. Phản ứng kích ứng có thể tránh được bằng cách sử dụng các sản phẩm có chứa nồng độ dầu thấp hơn. Mặc dù ngưỡng cho các phản ứng kích thích chưa được xác định, nhưng chúng hiếm khi đạt đến nồng độ dầu tràm trà dưới 20%. Khi dầu được pha chế trong dược phẩm (kem/thuốc mỡ/gel) có chứa nồng độ 25% hoặc ít hơn sử dụng một lần mỗi ngày trong 21 ngày liên tiếp (N = 311, người lớn), nó khơng gây kích ứng da. Một nghiên cứu khác cho thấy khả năng kích thích của dầu tràm trà là do q trình oxy hóa dầu dẫn đến tăng cao nồng độ peroxide và 1,2,4-trihydroxy menthane. 1,2,4-Trihydroxy menthane là sản phẩm thối hóa của dầu tràm trà và da. Trong điều kiện sử dụng bình thường, dầu tràm trà sẽ không giảm chất lượng đáng kể trong tối đa 12 tháng.

Bàn luận:

Các nghiên cứu tiền lâm sàng đã chứng minh tính chất chống ghẻ vượt trội của dầu tràm trà khi so sánh với các chất chống ghẻ được sử dụng rộng rãi, như kem permethrin 5% và ivermectin. Do đó, giả định rằng một cơng thức có chứa dầu tràm trà (5%) có thể hữu ích cho việc điều trị bệnh ghẻ ở người và sẽ ít gây ra tác dụng phụ ở da và/hoặc toàn thân. Dầu tràm trà sử dụng tại chỗ sẽ có thêm

lợi thế về hiệu quả kinh tế, sử dụng đơn giản và có thể hạn chế viêm da mủ ở trẻ em.

Thomas J., Carson C. F., Peterson G. M. et al (2016), “Therapeutic Potential of Tea Tree Oil for Scabies”, The American Society of Tropical Medicine and Hygiene, 94 (2), pp. 258-266.

Nghiên cứu 3: So sánh hiệu quả của kem dầu cây trà 5%, kem dầu cây trà 5% kết hợp kem permethrin 5% và kem permethrine 5% trong điều trị ghẻ trẻ em. [34]

Vấn đề: Thuốc diệt ghẻ lý tưởng có tác dụng diệt ghẻ, kháng khuẩn, chống

viêm và/hoặc chống ngứa, có hiệu quả ngăn ngừa tái phát, cải thiện phản ứng viêm (từ kháng nguyên của ghẻ) và viêm da mủ. Thuốc diệt ghẻ lý tưởng có tỷ lệ kháng thuốc thấp và không gây kháng chéo với các thuốc khác. Việc sử dụng các chiết xuất từ thực vật đã được chứng minh là hữu ích trong điều trị viêm da. Trong số các loài thực vật, dầu tràm trà (Tea Tree Oil: TTO) là một tinh chất lý tưởng cho các nghiên cứu. TTO là một loại dầu sản xuất bằng cách chưng cất lá và ngọn cây tràm xenifolia. TTO đã được chứng minh là có hoạt tính diệt khuẩn (in vitro) hiệu quả đối với các vi khuẩn như Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin. TTO đã được sử dụng để làm giảm sự xâm nhập của MRSA, chống nấm và chống vi-rút. TTO cũng được sử dụng như một loại thuốc chống ngứa tại chỗ.

Mục tiêu: Đây là một nghiên cứu phân tích thử nghiệm sử dụng thử

nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mù đôi so sánh kem dầu tràm trà 5% (điều trị 1), kem dầu tràm trà 5% + permethrin 5% (điều trị 2) với kem permethrin 5% (đối chứng) trên bệnh ghẻ trẻ em.

Phương pháp:

Đối tượng nghiên cứu là những học sinh mắc bệnh ghẻ ở trường trung học cơ sở từ 11-15 tuổi. Tiêu chuẩn chọn: hang ghẻ điển hình và/hoặc tổn thương ghẻ điển hình, cảm giác ngứa đặc biệt ngứa nhiều vào ban đêm, có người thân

hoặc phân ghẻ, trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân được kiểm tra vào tuần 0, 1, 2 và 3, để quyết định nên tiếp tục hay dừng điều trị.

Kết quả:

Kem TTO 5% hiệu quả hơn kem permethrin 5% ở bệnh ghẻ trẻ em, TTO 5% + permethrin 5% hiệu quả hơn so với kem permethrin 5%, kem TTO 5% hiệu quả hơn TTO 5% + permethrin 5% trong điều trị ghẻ trẻ em. Có tác dụng phụ, kích ứng ở nhóm permethrin 5%, TTO 5% và TTO 5% + permethrin 5%, và được cải thiện ở tuần thứ 2 của điều trị.

Kết luận:

Dựa trên nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng kem 5% TTO hiệu quả hơn kem permethrin 5% ở bệnh ghẻ trẻ em. TTO 5% + permethrin 5% hiệu quả hơn so với kem permethrin 5%. Kem TTO 5% hiệu quả hơn TTO 5% + permethrin 5% ở bệnh ghẻ trẻ em. Kết quả của nghiên cứu này vẫn cịn những hạn chế, có tác dụng phụ, việc lựa chọn mẫu khơng sử dụng ghép cặp. Do đó, nghiên cứu dự kiến sẽ được phát triển trong tương lai.

Zulkarnain I., Agusni R. I. and Hidayati A. N. (2018), “Comparison of Tea Tree oil 5% Cream, Tea Tree Oil 5%+Permethrin 5% Cream, and Permethrine 5% Cream in Child Scabies”, 4 (6), pp. 87-93.

*Nghiên cứu 4: Tác dụng diệt ghẻ của các hợp chất dựa trên Eugenol.

[25]

Vấn đề:

Một phần của tài liệu CẬP NHẬT, điểm mới một số BỆNH DA LIỄU (Trang 29 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w