Chúng ta đôi khi lơ là vấn đề tôn trọng nhau trong giới công sở. Vấn đề này dường như hiển nhiên đến nỗi không cần bàn tới. Tất cả chúng ta biết rằng nếu đối xử tốt với nhân viên, họ sẽ đối xử tốt với khách hàng. Ta đều biết nhân viên sẽ hết lịng nếu họ có cảm giác được chăm sóc, tin tưởng và được đánh giá cao. Tất cả đều hiểu rằng ai cũng muốn làm việc ở nơi họ có thể phát triển, kết bạn, và thể hiện bản thân. Nhưng có thật thế khơng?
Tơi vừa đọc một nghiên cứu mới đây trên 370.378 nhân viên do Sirota Survey tiến hành về chủ đề tôn trọng nhau ở nơi làm việc. Bạn hình dung được khơng? Trong tổng số người được thăm dị, chỉ có 21 phần trăm những người ở vị trí khơng phải là quản lý cảm thấy được ban giám đốc tôn trọng ở mức “rất tốt”. Có lẽ tầm quan trọng của sự tôn trọng nhau ở nơi làm việc không được nhận thức sâu sắc như ta tưởng. Cơ hội lớn là đây.
Nghiên cứu cũng xác nhận rằng những ai cảm thấy được tôn trọng nhất cũng là người cảm thấy sẽ gắn bó trung thành nhất với cơng ty của mình. Trong một thế giới mà việc thu hút và giữ chân người tài là một trong
những yếu tố then chốt để thành công, bất cứ điều gì giúp nảy sinh lòng trung thành đều nên được thực hiện. Vậy hãy thực hiện nguyên tắc tôn
trọng. Hãy đối xử tốt với mọi người. Việc giúp nhân viên cảm thấy họ đặc biệt nên là điều ưu tiên hàng đầu. Bởi vì họ thật sự đặc biệt.
Sau đây là một vài chiến lược để tạo sự tôn trọng nơi làm việc: • Nói “Vui lịng” và “Cảm ơn”.
• Đúng giờ.
• Khen thưởng những ai làm việc xuất sắc. • Biết lắng nghe (họ sẽ mến bạn vì điều này).
• Hướng dẫn người làm việc chung và giúp họ nhận ra tiềm năng (ai cũng
muốn trở nên giỏi hơn). • Viết lời nhắn cảm ơn.
• Khuyến khích sự ngay thẳng và trung thực.
• Cho phép người khác chấp nhận rủi ro và tự do thất bại. • Khuyến khích tinh thần sáng tạo và sự đáng tin cậy.
Khi cảm thấy được tôn trọng, người ta sẽ tự tin. Người nào cảm thấy tự tin sẽ làm việc hiệu quả.