Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng, chống tội hiếp

Một phần của tài liệu Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 94 - 111)

2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao

2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng, chống tội hiếp

dâm người dưới 16 tuổi

Tội phạm xâm hại tình dục nói chung và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng đã và đang gây ra những hậu quả, tác hại to lớn cho xã hội và cho chính nạn nhân, nó khơng chỉ trực tiếp xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em mà còn đế lại những hậu quả nặng nề, lâu dài cho gia đình và xã hội. Vì vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm này gây ra, đòi hỏi các cấp, các ngành và sự chung tay của toàn xã hội trong việc triển khai đồng bộ các biện pháp để ngăn chặn được loại tội phạm này, cũng như giảm được hậu quả, tác hại mà tội phạm này gây ra, trong đó cần tập trung làm tốt một số giải pháp trọng tâm sau:

* Các giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử

- Trong hoạt động khởi tố, điều tra và truy tố: Khi giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em, cơ quan tiến hành tố tụng cần phải làm rõ các đặc điểm riêng biệt như: Độ tuổi, đặc điểm tính cách của nạn nhân, hồn cảnh gia đình; bởi lẽ, đây là các yếu tố quan trọng hàng đầu để nhận diện tội phạm và người bị xâm phạm. Mặt khác, xuất phát từ đặc thù của đối tượng bị xâm hại là người dưới 16 tuổi đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện về mặt sinh lý và tâm lý, các dấu vết của loại tội phạm này thường nhanh chóng bị mất mà yêu cầu đặt ra là phài thu thập nhanh chóng, kịp thời đúng trình tự quy định. Vì vậy, trong cơng tác giải quyết các vụ án hiếp dâm người dưới 16

tuổi, các Điều tra viên và Kiểm sát viên cần chủ động phối hợp chặt chẽ ngay từ khi tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, kịp thời yêu cầu Cơ quan điều tra phối hợp với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý, bác sĩ chuyên khoa phụ sản, cán bộ đã được đào tạo chuyên môn về quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ em đế xử lý thơng tin ban đầu; kịp thời thu giữ dấu vết vật chất đặc biệt là lơng, tóc, sợi, dịch, máu, quần áo, cơng cụ trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em; thăm khám, thu thập dấu vết, vật chứng có liên quan trên thân thể nạn nhân để tiến hành giám định pháp y trong thời gian nhanh nhất nhằm kết luận có hay khơng dấu hiệu xâm hại tinh dục.

Đối với một số vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, khi xảy ra người bị hại và gia đình vì dư luận, định kiến xã hội, sợ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ mà từ chối không hợp tác khai báo và không cung cấp thông tin liên quan, thậm chí tìm cách che giấu hành vi phạm tội cho chính đối tượng. Đối với những trường hợp này, các Điều tra viên và Kiếm sát viên cần tìm cách gặp và tiếp cận với bị hại hoặc đại diện bị hại, tùy vào từng đối tượng mà có cách tiếp cận khác nhau như: Đối với người đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể thơng qua già làng, trưởng bản; đối với những gia đình có tơn giáo, tín ngưỡng riêng thì cần thơng qua những người có chức sắc, có uy tín, có tầm ảnh hưởng đối với họ ... để nhờ họ động viên, tác động phía gia đình và người bị hại hợp tác đưa tội ác của người phạm tội ra trừng trị trước pháp luật.

Trong trường hợp không mời được chuyên gia tâm lý hỗ trợ điều tra, xác minh thì bản thân Điều tra viên, Kiềm sát viên được phân công giải quyết khi tiếp cận trẻ em cần quan sát thái độ, cử chỉ, hành động của các em. Khi hỏi trẻ em cần hởi những câu rõ ý để trẻ em trả lời đúng, sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu mà ở nhà ông bà, bổ mẹ hay dùng để trao đổi với trẻ. Có phương pháp tiếp cận trẻ phù hợp khi lấy lời khai của các em ngay từ những lần đầu tiên, tạo cho các em có cảm giác yên tâm, thân thiện mà tự bộc bạch, khai

báo, giãi bày suy nghĩ, giúp cơ quan chức năng sớm nhận diện hành vi phạm tội của đối tượng.

Đối với trường hợp bị hại là những em có quan hệ tình cảm, u đương với người phạm tội, đồng ý hoặc chủ động rủ rê, tạo điều kiện, gợi ý quan hệ tình dục trước, đến khi bị phát hiện do các em chưa nhận thức đầy đủ đã đồng tình hoặc chủ động trong quan hệ tình dục; khi người lớn phát hiện thường không động viên, nâng đỡ mà dùng bạo lực với các em, cộng với cảm giác mặc cảm, tội lỗi các em đã khai báo không đúng sự thật hoặc trường hợp khi trẻ em bị xâm hại nhưng do bị đe dọa nên sợ khơng dám nói ra sự thật ... Trong những trường hợp này, Điều tra viên, KSV phải kịp thời nắm bắt diễn biến tâm lý các em, yêu cầu Điều tra viên có phương pháp, cách thức tiếp cận

ghi lời khai thu thập chứng cứ cho phù hợp, tạo cảm giác thân thiện và đảm bảo bí mật cá nhân, thân thể để trẻ thấy được tôn trọng, được chia sẻ, được

thấu hiếu, yên tâm trình bày nội dung sự việc một cách trung thực nhất.

về công tác khám nghiệm hiện trường đối với loại án này cũng hết sức quan trọng, địi hỏi tính khẩn trương, kịp thời và nhanh chóng tỉ mỉ, tồn diện hơn các loại hiện trường khác, bởi chứng cứ vật chất phần lớn chỉ thu thập được tại hiện trường và chỉ thu thập được trong một thời gian nhất định. Đây là nguồn chứng cứ trực tiếp có giá trị chứng minh quan trọng đe đánh giá lời khai của bị hại có căn cứ hay khơng, đế làm căn cứ để đấu tranh với người phạm tội, vì đây là những chứng cứ quan trọng đế truy nguyên đối tượng.

Cần đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về tâm lý, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi cho cán bộ điều tra, Kiểm sát viên để giải quyết các vụ án cỏ liên quan đến người chưa thành niên, trong đó có tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; thường xuyên tổ chức việc trao đối, rút kinh nghiệm trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em trong liên ngành tư pháp. Đồng thời, cần quan tâm sắp xếp các cán bộ theo hướng chun sâu, có tính ốn định theo từng lĩnh vực công tác.

- Trong hoạt động xét xử: Thực hiện Nghị quyêt sô 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Chỉ thị

số 20-CT/TW ngày 5/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. TANDTC đã cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức TAND năm 2014, trong đó có việc tổ chức lại các Tịa chun trách, đặc biệt là Tịa gia đình và người chưa thành niên. Ngày 21/1/2016, Chánh án TANDTC đã ban hành Thông tư số 01/2016/TT-CA quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Đây là giải pháp mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác Tịa án nói chung, cơng tác xét xử, giải quyết các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên nói riêng. Một trong những thẩm quyền nổi bật của Tịa gia đình và người chưa thành niên là giải quyết các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc các vụ án hình sự mà bị cáo là người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tốn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do khơng có mơi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác. Hiện nay, Tịa gia đình và người chưa thành niên đã được triển khai ở hầu hết các tỉnh thành trên câ nước, xuất phát từ tâm lý của trẻ em

bị xâm hại và người chưa thành niên phạm tội là đối tượng chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương, suy chấn tâm lý trước những tác động từ bên ngồi, kế cả từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, nên vị trí người tiến hành tố tụng, người tham

gia tố tụng và người tham dự phiên tòa của Tịa gia đình và người chưa thành niên được bố trí một cách thân thiện, làm giảm cảm giác căng thẳng, sợ hãi đối với người chưa thành niên. Để đạt được hiệu quả trong quá trình giải quyết xét xừ các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cần bám sát quan điếm xử lý người chưa thành niên phạm tội

đã được thê hiện trong các văn bản pháp luật, trong đó khơng chỉ coi người chưa thành niên phạm tội là đối tượng cần trừng trị, mà còn coi họ là nạn nhân của môi trường xã hội. Việc xem xét trách nhiệm pháp lý của họ luôn phải đặt trong mối quan hệ với trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của gia đinh, nhà trường và xã hội. Đồng thời, xác định mục đích của việc xử lý người chưa thành niên có hành vi nguy hiểm cho xã hội là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triến lành mạnh đế trở thành cơng dân có ích cho xã hội.

Bên cạnh đó, để công tác xét xử các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi đạt hiệu quả, TANDTC cần tổ chức các lóp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ xét xử đế trao đổi, rút kinh nghiệm công tác xét xử, nâng cao năng lực và kỹ năng xét xử cho các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và cán bộ công chức công tác trong TAND. Trong các buổi tập huấn này cần tập trung vào vấn đề định tội danh, quyết định hình phạt và việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nhằm bão đảm nhận thức và áp dụng đúng đắn, thống nhất pháp luật. Đối với các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi, bên cạnh việc đấu tranh, xử lý đổi tượng phạm tội thì Thẩm phán phải là người hiểu tâm lý và thân thiện với trẻ em là nạn nhân trong vụ án.

Cần kiện tồn cơng tác tổ chức cán bộ, kịp thời phân bổ, bố sung đủ nguồn nhân lực cho các Tòa án, bởi trên thực tế hiện nay tình hình tội phạm trên cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đang diễn biến hết sức phức tạp, gia tăng về số lượng vụ việc cũng như tính chất phức tạp, trong khi đó đội ngũ Thấm phán tại các Tịa án hiện nay vẫn đang còn thiếu, chưa đáp ứng được tình hình thực tiễn, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong q trình giải quyết các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng.

* Các giải pháp về tăng cường tuyên truyền, giáo dục và phô biến pháp luật về tội hiếp dâm người dưới 16 tuồi

Đê công tác đâu tranh phịng chơng tội phạm nói chung và tội hiêp dâm người dưới 16 tuối nói riêng đạt hiệu quả cần đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi, nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về bạo lực tình dục và phịng, chống bạo lực tình dục đặc biệt là đối với người dưới 16 tuổi. Công tác tuyên truyền, giáo dục cần được quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo đối tượng tác động của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nhận thức đúng đắn về các vấn đề giới tính, tránh bị các đơi tượng xâm hại tình dục. Đê làm được điêu đó cân có sự kêt hợp từ nhiều phía, trong đó gia đình, nhà trường và xã hội giữ vai trị rất quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em trước nguy cơ xâm hại bị xâm hại. Cụ thế:

- Nâng cao nhận thức của các bậc làm cha mẹ trong gia đình'. Việc

nâng cao nhận thức của cha mẹ đối với quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhân phấm, danh dự của trẻ em là vô cùng quan trọng. Các bậc cha mẹ phải nắm vững các quy định của pháp luật đối với vấn đề này đế có hướng bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục con cái phù hợp. Song song đó, các bậc cha mẹ cần phải chú ý những vấn đề sau: Một là, quan tâm sâu sát đến con cái đang trong độ tuổi dậy thì, bởi đây là độ tuồi có nguy cơ cao trở thành nạn nhân trong các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Đồng thời cần hạn chế tối đa việc tạo ra những tình huống có thể đẩy con minh vào thế bị xâm hại như cho người lạ đến thuê nhà, đến chơi, ngủ qua đêm hoặc cho con cái tiếp xúc với người từ nơi khác đến mà mình khơng thể kiểm sốt được. Có ý thức giáo dục con cái về nguy cơ xâm hại của loại tội phạm nguy hiếm này, tư vấn, hướng dẫn cho con tránh một số tình huống có thể dự liệu trước ngay khi con cái bắt đầu nhận thức được. Hai là, khi con cái bị xâm hại, chính cha mẹ cần xoá bở tư tưởng đổ lỗi cho con cái vì lồi ở đây hồn tồn khơng phải của các em. Có

những trường hợp, các cháu bị xâm hại st một thời gian dài nhưng khơng dám nói với cha mẹ vì sợ bị cha mẹ đánh, mắng. Các cháu sẽ bị khủng hoảng tâm lý do lo sợ cha mẹ phát hiện và sự đe doạ của tội phạm. Cha mẹ phải thựcJ • A • A • • A

sự là bạn của con để có thể nắm bắt mọi tâm tư tình cảm cũng như những biểu hiện khác thường của con mình. Ba là, cần có biện pháp bảo vệ con cái sau khi các cháu bị xâm hại vì lúc này tâm lý của các cháu thường bất ồn, hoảng sợ. Cần tránh cho các cháu khỏi dư luận cũng là một biện pháp quan trọng. Nếu cần thiết có thể đưa các cháu đến nơi sinh sống, học tập mới [12],

- Đe cao vai trò của nhà trường: Giáo dục ý thức tôn trọng quyền trẻ

em bao gồm các quyền cơ bản được đề cập trong Luật Trẻ em năm 2016 và phổ biến các quy định của pháp luật hình sự về các hành vi nguy hiểm cho xã hội và các ví dụ điến hình về tội phạm để các em tự biết cách bảo vệ mình• • • 1 • • • trước các nguy cơ xâm hại. Đồng thời thực hiện các việc cơ bản như sau: Một

là, đưa bộ môn giáo dục giới tính vào chương trình giảng dạy ở mọi cấp độ đế

giúp các em học sinh có thể phân biệt được hành vi được phép và hành vi bị cấm đối với cơ thể các em. Kết hợp giáo dục trí óc và giáo dục thể chất cho trẻ em. Hai là, có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý giờ giấc sinh hoạt, học tập của các cháu. Liên lạc với gia đình ngay khi các cháu có biếu hiện sao nhãng, trốn học hay đua địi bạn bè hoặc có một số mối quan hệ mới với người khác giới.

- Vai trò của xã hội: Việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ, chăm

sóc và giáo dục trẻ em đến với mọi lứa tuổi, mọi đối tượng trong xã hội cũng như phố biến, giáo dục pháp luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng như luật hình sự đến với mọi đối tượng trong xã hội là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ quyền trẻ em trước

sự xâm hại của các loại tội phạm về tình dục. Do đó, đây được coi là biện• • • 4 A • • 7 4

Một phần của tài liệu Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 94 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)