Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội trộm cắp tài sản

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 45)

.1 Khái niệm tội cướp giật tài sản

1.4. Phân biệt tội cướp giật tài sản vói một số tội phạm khác

1.4.3. Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội trộm cắp tài sản

BLHS 2015)

“Trộm cắp tài sản là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lén lút” [6, tr. 266].

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 BLHS 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017). So với tội cưóp giật tài sản, tội trộm cắp tài sản có những nét giống và khác nhau sau:

về giống nhau: Cả hai tội đều có cấu thành vật chất, hậu quả của tội phạm là yếu tố có tính chất bắt buộc trong cấu thành tội phạm, được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp với mục đích là chiếm đoạt tài sản.

về khách nhau: về khách thể tội trộm cắp tài sản chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản chứ khơng xâm phạm đến quan hệ nhân thân, do đó, nhà làm luật cũng không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt.

Đặc điếm nồi bật của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội dùng những thủ đoạn gian dối để tiếp cận tài sản, lén lút (bí mật) lấy tài sản mà chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản khơng biết mình bị mất tài sản, chỉ sau khi mất tài sản họ mới biết bị mất tài sản.

Hành vi lén lút này đôi lập với hành vi nhanh chóng, cơng khai của tội cướp giật tài sản, người phạm tội trộm cắp tài sản muốn giấu giếm hành vi của mình, ở cướp giật tài sản có thế lén lút trong tiếp cận tài sản nhưng kill thực hiện hành vi chiếm đoạt thì cơng khai.

Trong thực tiễn có trường hợp nhầm lẫn giữa cướp giật tài sản và trộm cắp tài sản như: Người phạm tội lợi dụng chỗ đông người, chen lấn, xô đẩy để chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách lén lút giật tài sản để tài sản rơi xuống đất cho đồng bọn nhặt, bị hại cũng không biết ai đã giật đồng hồ của mình, như vậy người phạm tội có hành vi giật tài sản nhưng xét về hồn cảnh thực tế thì người phạm tội trộm cắp tài sản, vì ý thức của người phạm tội chỉ lợi dụng đông người chen lấn, dùng thủ đoạn lén giật tài sản để đồng bọn tiếp cận trộm cắp, khơng có ý thức cơng khai chiếm đoạt tài sản như cướp giật tài sản.

Ỏ tội cướp giật tài sản không quy định về thiệt hại tài sản là dấu hiệu định tội, thiệt hại tài sản lớn hay nhỏ chỉ có ý nghĩa trong việc định khung, cịn với tội trộm cắp tài sản có quy định về thiệt hại tài sản là điều kiện để cấu thành tội phạm.

về chủ thế của tội trộm cắp tài sản: Người phạm tội từ đủ 14 tuối đến dưới 16 tuổi khơng phải chịu trách nhiệm hình sự thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 173 BLHS. Trong khi đó thì đối với tội cướp giật tài sản thì người phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2,3,4 Điều 171 BLHS. Người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản.

1.4.4. Phân biệt tội cướp giật tài sản vói tội lừa đáo chiếm đoạt tài sản• • X o • • •

(Điều 174 BLHS 2015)

__ ...... - r

“Tội lừa đảo chiêm đoạt tài sản là việc người phạm tội chiêm đoạt tài sản của người khác bàng thú đoạn gian dối” [6, tr. 270].

Tội lửa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

về giống nhau: Cả hai tội đều có Cấu thành vật chất, hậu quả của tội phạm là u tơ có tính chât băt buộc trong câu thành tội phạm, được thực hiện với lôi cơ ý

trực tiêp với mục đích là chiêm đoạt tài sản.

Khác với tội cướp giật tài sản xâm phạm đên khách thê là quan hệ sớ hữu và quan hệ nhân thân thì đối với tội lửa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản chứ không xâm phạm đến quan hệ nhân thân, do đó, nhà làm luật cũng khơng quy định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt.

về hành vi khách quan của tội lừa đào chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có ý thức che giấu tính chất phạm tội của mình bằng thủ đoạn gian dối để cho chủ tài sản tin và trao tài sàn cho mình, cịn với tội cướp giật tài sản đó là hành vi giật lấy tài sản một cách nhanh chóng, cơng khai.

Ở tội cướp giật tài sản không quy định về thiệt hại tài sản là dấu hiệu định tội, thiệt hại tài sản lớn hay nhở chỉ có ý nghĩa trong việc định khung, còn với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có quy định về thiệt hại tài sản là điều kiện đế cấu thành tội phạm. 1. ư •• • • Ẫ •

về chủ thể: Người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 174 BLHS. Đối với tội cướp giật tài sản thì chủ thể người phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điêu 171 BLHS.

Khi định tội danh, cơ quan, người tiến hành tố tụng dề mắc sai lầm giữa tội cướp giật tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để tiếp cận gần chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản rồi giật tài sản của họ như: dùng thủ đoạn giả vờ mua, xem, sửa hộ tài sản của chủ sở hữu rồi bất ngờ giật lấy tài sản và bỏ chạy ...

Chương 2

THựC TIỄN XÉT XỬ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TẠI ĐỊA BÀN

TỈNH ĐẮK LẮK VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUÃ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT

HÌNH Sự VÈ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN

2.1. Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài săn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Tình hình xét xử tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Từ

năm 2015 đến năm 2020)

Đắk Lắk là một tỉnh có diện tích lớn thứ tư cả nước, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam. về tổ chức hành chính tỉnh Đắk Lắk có một thành phố trực thuộc, một thị xã và 13 huyện, có diện tích tự nhiên 13.030 km2, với dân số khoảng 1.919.200 người, có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, dân di cư từ miền núi phía bắc và các nơi khác vào làm ăn sinh sống nhiều. Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản, đời sống người dân có nhiều huyện cịn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa đồng đều.

Bên cạnh những thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thì cũng là điều kiện cho một số tội phạm phát triển, trong đó có tội phạm cướp giật tài sản chiếm tỷ lệ lớn trong các tội phạm xâm phạm sở hữu, có tính chất manh động, liều lĩnh, gây ảnh hưởng lớn đến trật tự trị an của địa phương.

Qua công tác xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho thấy chiếm tỷ lệ cao vẫn là các nhóm tội liên quan đến xâm phạm sở hữu, các tội phạm về ma túy, xâm phạm trật tự công cộng, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, Tòa án hai cấp tỉnh Đắk Lắk tiếp tục chú trọng việc tranh tụng tại phiên tòa theo hướng thực chất, hiệu quả.

2.1.1.1. Tĩnh hình xét xử sơ thâm

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2015 đến năm 2020 số vụ án, số bị cáo phạm tội cướp giật tài sản bị đưa ra xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là 99 vụ/165 bị cáo, trong đó số liệu từng năm được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 2.1: Sô vụ án/bị cáo XXST vê tội cướp giật tài sản so với tông sô vụ án/bị cáo xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tù' năm 2015 đến nấm 2020

Năm SỐ vụ án/bị cáo bị XXST về tội cướp giật tài sản Tổng số vu án/bi cáo bi XXST Tỷ lệ vụ án cướp giật tài

sản trong tổng số vụ án hình sự (%) Vu ánBi cáoVu án Bi cáo• 2015 24 40 1382 2499 1,74 2016 12 21 1201 2160 1,00 2017 24 36 1107 1931 2,17 2018 13 19 1124 2275 1,16 2019 14 22 1073 1894 1,30 2020 12 27 1168 2363 1,03 Tổng 99 165 7055 13.122 1,40 \ r r

(Ngu ơn: Tịa án nhân dân tỉnh Đãk Lãk)

Qua bảng sơ liệu trên, chúng ta có thê thây răng tình hình tội cướp giật tài sản ở tỉnh Đắk Lắk có sự biến động qua các năm, trong khoảng từ 12-24 vụ án/năm,

19-40 bị cáo/năm, trong đó cao nhất là năm 2015 với 24 vụ án và 40 bị cáo.

Theo thống kê của Tống Cục Cảnh sát, mỗi năm, trung bình trên cả nước xảy ra gần 3.000 vụ cướp giật tài sản, chiếm tỷ lệ dao động trên dưới 9% số vụ xâm phạm sở hữu và khoảng 5% tổng số vụ phạm pháp hình sự. Điển hình như năm 2017, cả nước có 52.947 vụ án hình sự, trong đó có 2.572 vụ cướp giật tài sản, chiếm tỷ lệ 4,87%. So sánh với số liệu tỉnh Đắk Lắk thì năm 2017, tồn tỉnh có 24 vụ án cướp giật tài sản trong tổng số 1107 vụ án hình sự, chiếm tỷ lệ 2,17%, như vậy số lượng vụ án cướp giật tài sản vẫn thấp hơn so với số liệu cả nước.

Số vụ án cướp giật tài sản tại tỉnh Đắk Lắk tập trung chủ yếu tại thành phố Buôn Ma Thuột, là trung tâm vãn hóa, xà hội, kinh tế của tỉnh, mật độ dân cư đơng và khá phức tạp, tính trong năm 2020 thì thành phố Bn Ma Thuột xảy ra 9 vụ án/16 bị cáo phạm tội cướp giật tài sản trên tổng số 12 vụ án/27 bị cáo phạm tội cướp giật tài sản của toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 75%.

Trong ba năm gân đây, tội phạm này trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có xu hướng giảm, nguyên nhân là do sự nhận thức, đề phòng cùa người dân được nâng cao và

sự quyết liệt của các cơ quan chức năng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy số lượng vụ việc không lớn và có xu hướng giảm nhưng hậu quả của tội cướp giật tài sản cịn có những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ ngoài thiệt hại về tài sản. Gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương. Trong tình hình hiện nay, nhiều vụ cướp giật tài sản đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của người bị hại như các vụ cướp giật của người đang điều khiến xe đạp, xe máy làm cho những người này ngã xe gây tai nạn. Mặc dù những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ không phải là đối tượng mà người phạm tội nhằm vào, nhưng trước khi thực hiện hành vi cướp giật, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiếm của hành vi và hậu quả nguy hiếm của hành vi nhưng vẫn thực hiện.

Qua bảng số liệu trên, có thề thấy rằng trong vịng 6 năm trên địa bản tỉnh Đắk Lắk đã xét xử sơ thẩm 99 vụ án/165 bị cáo về tội cướp giật tài sản trong tổng số 7.055 vụ án/13.122 bị cáo, chiếm tỷ lệ l,40%vụ/l,26 % bị cáo, cao hơn một số tội phạm khác về số vụ, tính chất nguy hiểm, manh động, gây hoang mang trong cộng đồng, đối tượng mà các bị cáo nhắm đến chủ yếu là phụ nữ, người già, trẻ em,

là những người ít có khả năng phản ứng, chống cự lại.

Trong số các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh, có những vụ án cướp giật có nhiều đồng phạm, bị cáo phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, về nhân thân bị cáo là người khơng có nghề nghiệp, nghiện ma túy, trong đó có tình trạng người phạm tội là người chưa thành niên gây nhức nhối trong xã hội, trong độ tuổi này người phạm tội chưa có đầy đủ nhận thức về hành vi phạm tội và hậu quả của hành vi phạm tội của mình gây ra, đề có tiền phục vụ cho sự ãn chơi, đua địi, bên cạnh đó là sự bng long quản lý từ gia đình, nhà trường, xã hội mà các em đã thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Theo số liệu thống kê trên toàn tỉnh, từ năm 2015 đến năm 2020 thì có 19 bị cáo phạm tội cướp giật tài sản là người chưa thành niên, trên tổng số 165 bị cáo phạm tội cướp giật tài sản, chiếm tỷ lệ 11,5%.

Ví dụ: Trong vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân thành phố Buôn Ma

Thuột đã xét xử các bị cáo Lê Hồng Anh, Lê Đình Quang, Lê Anh Việt Hoàng vê tội “Cướp giật tài sản” theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 171 Bộ luật Hình sự; Tại thời điếm thực hiện hành vi phạm tội các bị cáo Lê Hồng Anh, Lê Đình Quang, Phạm Anh Việt Hoàng đều là người chưa đủ 18 tuổi, nội dung vụ án cụ thể như sau:

Khoảng 21 giờ ngày 16/01/2019 Phạm Anh Việt Hoàng điều khiển xe mô tô hiệu Honda Wave RSX, màu đỏ đen biển số 47B2-105.19, chở Lê Đình Quang và Đặng Văn Vui điều khiển xe máy hiệu Sirius (không rõ biển số), màu trắng chở Lê Hoàng Anh gặp nhau tại khu vực đường Mai Thị Lựu, phường Ea Tam, thành phố Bn Ma Thuột. Tại đây Hồng Anh rú Quang, Vui và Hồng đi cướp tài sản thì Quang đồng ý cịn Vui và Hồng khơng đồng ý. Do lúc này xe máy mà Vui điều khiển chạy chậm còn xe mơ tơ biển số 47B2-105.19, của Hồng có thể chạy nhanh hơn, thuận lợi trong việc cướp giật tài sản đế nhanh chóng tẩu thốt nên Hồng Anh nói với Việt Hồng là “cho tao mượn xe đi cướp” thì Việt Hồng đồng ý đưa xe mơ tơ cho Hồng Anh mượn xe đi cướp giật tài sản. Hoàng Anh lại mượn của Việt Hoàng: 01 chiếc mũ bảo hiếm màu trắng có chữ Nón Sơn và 01 áo khốc màu xanh để mặc đi phạm tội tội thì Việt Hồng đồng ý. Sau đó Hồng Anh điều khiển xe mô tô biển số 47B2-105.19, chở Quang ngồi sau, đi quanh các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, quan sát xem có người dân nào sơ hở trong việc quản lý tài sản thì cướp giật tài sản, cịn Việt Hồng, Vui đi về cồng chào xã EaKao. Đen khoảng 22 giờ cùng ngày khi Hoàng Anh, Quang đi đến địa chỉ: 277 Lê Duẩn, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột, phát hiện chị Trần Thị Thanh Hương đang điều khiển xe mô tô nhãn hiệu Yamaha Exciter, màu xám, biển số 47B1-

743.91, lưu thơng cùng chiều với xe mơ tơ của Hồng Anh và Quang, theo hướng đường Lê Duẩn về trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Trên vai chị Hương có đeo 01 túi xách hiệu Chanel, màu trắng viền đen. Hồng Anh nói với Quang là “cướp bà này ln đi” thì Quang đồng ý, Hồng Anh điều khiển xe mô tô biển số 47B2-

105.19, áp sát bên trái chị Hương, Quang ngồi sau dùng tay phải giật chiếc túi xách của chị Hương rồi Hoàng Anh tăng ga xe mơ tơ nhanh chóng chạy tẩu thốt về hướng đường Đinh Tiên Hoàng, phường Tự An, thành phố Bn Ma Thuột. số tiền có được các bị cáo ăn uống và chia nhau tiêu xài cá nhân hết.

Trong vụ án này có nhiêu bị cáo cùng tham gia thực hiện hành vi phạm tội, nhưng các bị cáo khơng có sự phân cơng bàn bạc cụ thể, phạm tội với vai trò đồng phạm giản đơn. Tại thời điềm thực hiện hành vi phạm tội các bị cáo Lê Hồng Anh, Lê Đình Quang, Phạm Anh Việt Hồng đều là người chưa đủ 18 tuổi. Hành vi của các bị cáo Lê Hồng Anh, Lê Đình Quang, Phạm Anh Việt Hoàng là rất nghiêm

Một phần của tài liệu Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)