2.2. Các kiến nghị nhằm thực thi nguyên tắc tranh tụng trong xét
2.2.2. Một số kiến nghị khác
Thứ nhất, nâng cao trình độ, năng lực của các chủ thể tham gia thực hiện nguyền tắc tranh tụng
Con người là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của tất cả các hoạt động xã hội. Do đó, con người sẽ quyết định đến sự thành cơng hay thất bại cùa các hoạt động tranh tụng tại Tòa án. Đầu tư cho yếu tố con người phải đầu tư cả về nội dung bên trong và những giá trị vật chất bên ngoài.
Những yếu tố bên trong bao gồm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết pháp luật của tất cả các chủ thể khi tham gia vào quy trình tố tụng. Đối với các chủ thể tiến hành tố tụng, bên cạnh việc nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức nghề nghiệp và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp thì họ thực sự cần phải có tinh thần trách nhiệm, có ý thức bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Vì vậy, việc kiện tồn đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ đội ngũ Thẩm phán ngành Tòa án, Kiểm sát viên Viện kiểm sát, Điều tra viên và đội ngũ luật sư là yếu tố cần thiết để bảo đảm nguyên tắc tranh tụng được thực hiện có hiệu quả.
- Đối với việc nâng cao trình độ của đội ngũ Kiểm sát viên.
Đội ngũ KSV của ngành VKSND tỉnh Đắk Lắk còn trẻ, thiếu về số lượng và kinh nghiệm thực tiễn nên việc quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện đế KSV có phẩm chất đạo đức, trách nhiệm đối với công việc là thực sự cần thiết. VKS địa phương cần tăng cường công tác sơ kết việc thực hiện nguyên
tắc tranh tụng trong xét xử, thường xuyên tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, cử cán bộ tham gia tập huấn các lớp bồi dưỡng chuyên sâu do VKS cấp trên tổ chức để nâng cao chất
lượng thực hành quyền công tố và hoạt động tranh tụng tại phiên tòa.
Kiểm sát viên cần phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện kỹ nàng chun mơn, nghiệp vụ, tích cực nghiên cứu các văn bản pháp luật, nghiên cứu hồ sơ vụ án kỹ lưỡng và có khoa học, kết hợp các kỳ năng khác để việc tranh tụng tại phiên tòa đạt hiệu quả hơn. Đặc biệt phải trang bị các kỹ năng để luôn chủ động trong việc xét hỏi và thẩm tra các tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa, kết hợp với việc xét hỏi phải phân tích lập luận làm rõ sự khơng hợp lý trong ý kiến của luật sư bào chữa và bị cáo đưa ra để bảo vệ bản cáo trạng. Phải rèn luyện các kỹ năng luận tội, đối đáp the hiện sự dân chủ, khách quan và tôn trọng những người tham gia tố tụng.
Các cơ quan hữu quan càn phối hợp chặt chẽ với nhau để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ KSV các cấp về kỹ năng tranh tụng tại phiên tịa hình sự. Có như vậy mới kịp thời trang bị cho đội ngũ KSV những kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài trong giai đoạn mới. về tổ chức bộ máy của VKS, chức năng cùa VKS cần sớm tổ chức VKS theo mơ hình Viện cơng tố với chức năng duy nhất trong TTHS là thực hành quyền công tố (buộc tội), bảo đảm cho các Công tố viên hoạt động một cách khách quan, không thiên vị và trên cơ sở pháp luật. Đồng thời nhằm xây dựng đội ngũ KSV “vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”; từ đó tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ trong ngành kiểm sát nhân dân, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Hiến pháp đã quy định 11 Viện kiêm sát nhân
dân có nhiệm vụ hảo vệ pháp luật, hảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ chê độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích cùa Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tơ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”,
- Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 “Tòa án được xác định là trung tâm của hệ thống tư pháp, trong đó hoạt động xét xử giữ vị trí trung tâm, có vai trị quan trọng nhất”. Do vậy, việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán, HTND trong sạch vững mạnh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng nền pháp chế công bằng, dân chủ, văn minh của Nhà nước ta. Cụ thế là:
Xây dựng đội ngũ Thẩm phán trong sạch, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh vững vàng. Trong khi xét xử, Thẩm phán phải nhận thức đúng vai trị cùa mình là người điều khiến phiên tịa. Do đó, u cầu Thấm phán phải bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa. Chẳng hạn khi xét hỏi thì HĐXX phải đặt câu hỏi ngắn gọn, dề hiểu, khơng hỏi các câu hỏi mang tính định tội, chung chung, hay câu hỏi mang tính mớm cung, ép cung đối với bị cáo; khi tranh luận Thấm phán chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh luận của các bên, phải đàm bảo cho KSV, luật sư, bị cáo, những người tham gia tố tụng khác bình đẳng với nhau trong
việc tranh luận, trình bày ý kiến, yêu cầu của mình, đặc biệt phải yêu cầu KSV tranh luận hết các ý kiến cùa luật sư, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác nếu KSV có ý né tránh, khơng tranh luận. Do vậy, TAND tối cao, TAND địa phương cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ xét xử và kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự cho đội ngũ Thẩm phán.
Bên cạnh đó cần có biện pháp xây dựng đội ngũ Thấm phán đủ về số
lượng, đảm bảo vê chât lượng đê hồn thành tơt nhiệm vụ chính trị của mình. Trình độ, năng lực của Thẩm phán dù có giỏi đến đâu nhưng số lượng khơng đủ, công việc quá tải, áp lực cơng việc đè nặng thì hiệu quả chắc chắn khơng cao. Thường xun quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đế nâng cao năng lực, trình độ cho Thẩm phán trước và sau khi bố nhiệm, công việc này cần tiến hành thường xuyên. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường cần phải đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng xét xử chuyên sâu cho thấm phán đối với các vụ án trong các lĩnh vực tham nhũng, chứng khốn, cơng nghệ thơng tin, tài chính ngân hàng, xây dựng .... Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác thì việc giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ Thẩm phán là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Cần chú ý đến văn hóa ứng xử khi điều khiển tranh tụng cùa thẩm phán tại phiên tòa. vấn đề này tuy khơng được điều chỉnh bởi pháp luật nhưng nó ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả cùa phiên tịa cũng như uy tín, vị thế của thấm phán nói riêng, của ngành Tịa án nói chung.
Đối với Hội thẩm nhân dân là đại diện cho người dân tham gia vào thành phần HĐXX. Do đó, cần tăng cường tổ chức các đợt tập huấn cho Hội thẩm nhân dân về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; đặc biệt đối với các vụ án có bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi. Hội thẩm nhân dân cần nhận thức được vai trị cùa mình trong hoạt động xét xử vụ án hình sự đề có thể dành thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án, tham gia xét hòi, giáo dục bị cáo tại phiên tòa; đồng thời chủ động nêu quan điềm và quyết định khi nghị án.
Bên cạnh đó, cần có chương trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra, tổng kết thực tiễn công tác xét xử, tập huấn nghiệp vụ của TAND. Vì qua cơng tác kiểm tra, giám sát có thể phát hiện được những sai lầm trong các bàn án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cần thiết phải hủy để điều tra, truy tố, xét xử lại. Qua công tác kiểm tra, kết luận kiểm tra còn tạo điều kiện
cho Thâm phán học hỏi, rút kinh nghiệm vê công tác xét xử đê nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án hình sự.
- Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ luật sư.
Đối với luật sư, cần phải có một quy trình đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề đặc biệt để nâng cao vai trò và lòng tin của khách hàng đối với luật sư. Phân loại luật sư theo hướng luật sư chuyên môn theo lĩnh vực, luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng. Đối với những người tham gia tố tụng khác, trước khi bắt đầu một vụ, việc cụ thể, họ cần được tư vấn kiến thức pháp lý cơ bản của một quy trình tố tụng. Nhiệm vụ tư vấn này được trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện là tốt nhất. Một sự tư vấn miễn phí, đầy đủ và chính thống sẽ làm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ thế tham gia tố tụng trước khi bắt đầu vụ án. Bên cạnh đó, bàn thân các luật sư phái thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chun mơn, kỳ năng hành nghề để đáp ứng nhu cầu xã hội đặt ra. Muốn làm được điều này địi hởi phải có sự chọn lọc từ khâu đầu vào của các cơ quan tiến hành tố tụng và phải nghiêm khắc loại bỏ những đối tượng làm ảnh hưởng đến sự tơn nghiêm của cơng lý, có những biếu hiện tiêu cực trong hoạt động tư pháp. Quá trình đào tạo của các cơ sờ đào tạo chức danh tư pháp cũng phải được đổi mới theo hướng nâng cao khả năng hội nhập với thế giới và khả năng tiếp cận, xử lý các tình huống thực tế. Cần loại bở những phương pháp đào tạo nặng về tính lý luận, xa rời thực tể của các cơ sờ đào tạo hiện nay.
Thứ hai, đảm bảo cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ phù hợp với những người tiến hành tố tụng
Đe hoạt động xét xử, hoạt động tranh tụng của Thấm phán, KSV có chất lượng và hiệu quả, cần đăm bảo đủ cơ sờ vật chất cần thiết về chế độ tiền lương, trụ sở, trang thiết bị làm việc, phương tiện kỳ thuật...Ớ một số nước đang phát triển như Brazil lương thẩm phán cao gấp 33 lần mức lương trung
bình; tại Ecuador là 18 lân; tại Pêru là 14 lân... Với sự đảm bảo vê vật chât này sẽ hạn chế được tối đa những tác động tiêu cực đối với Thẩm phán trong vấn đề độc lập xét xử.
Do vậy, bên cạnh việc đầu tư cho các yếu tố bên trong, còn phải đảm bảo các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ chính sách cho chủ thể thực hiện quyền tư pháp. Cụ thể, hiện nay cơng chức Tịa án, Viện kiểm sát đang được đánh đồng là cơng chức nói chung theo luật cán bộ, công chức, nên dẫn đến việc chi trả tiền lương và các chính sách khác cũng được đánh đồng như vậy. Trong khi đó, những người tiến hành tố tụng đang phải gánh một khối lượng công việc và trách nhiệm khi tiến hành tố tụng rất lớn, địi hỏi phải có những quy định về tiền lương và chế độ, chính sách mang tính đặc thù đối với từng chủ thể trong quy trình tố tụng đủ để đảm bảo chăm lo tốt cho đời sống vật chất và tinh thần, quyết tâm đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực. Bên cạnh đó, phương tiện làm việc của cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay cũng chưa được quan tâm đúng mức, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động xét xử vẫn còn rất lạc hậu, việc đầu tư xây dựng các cơng trình, trang thiết bị làm việc và bổ trí phịng xét xử uy nghiêm, hiện đại, thư viện pháp luật dành riêng cho hoạt động xét xử và tất cả những chù thể tham gia tố tụng, cũng chưa có. Do đó, việc cung cấp và trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tranh tụng cũng rất cần thiết nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho yếu tố con người hoàn thành vai trị của mình.
Thứ ba, nâng cao nhận thức về thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm trong các phiên tịa xét xử vụ án hình sự
Để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự được thực hiện thì cần phải có sự nhận thức đúng đắn vấn đề của nó, phải làm cách nào đề thực hiện tranh tụng phải bắt buộc như các thủ tục khác tại phiên tịa. Sự nhận thức này khơng chì cần thiết đối với các cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiên hành tơ tụng, người tham gia tơ tụng, người có qun lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án mà còn đối với tất cả những chủ thể khác trong xã hội.
Để nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm ngày càng được hoàn thiện từ khâu xây dựng các quy định của pháp luật đến khâu áp dụng trên thực tiễn, đòi hỏi các nhà lập pháp phải đổi mới nhận thức, tư duy về tranh tụng và nguyên tắc tranh tụng để xây dựng thống nhất hệ thống các quy phạm pháp luật về tranh tụng tại phiên tòa. Sự nhận thức đúng đắn của các nhà làm luật khi ban hành các quy định của pháp luật về tranh tụng là khâu quan trọng quyết định đến quá trình áp dụng trên thực tế của nguyên tắc này trong xét xử các vụ án hình sự.
Bên cạnh đó, các cơ quan, những người tiến hành tố tụng phải nhận thức được vai trị, vị trí của mình thì việc áp dụng pháp luật về tranh tụng mới đạt được hiệu quả. Các chủ thể tham gia tố tụng cần nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình tham gia tố tụng. Từ đó, sẽ giúp họ chủ động tham gia tranh tụng, tránh tình trạng ép cung, mớm cung hay bức cung nhục hình, làm giảm tình trạng xét xử oan sai người vơ tội, góp phần
làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Ngoài ra, tất cả mọi người trong xã hội cần phải hiểu và nhận thức được vai trò, ý nghĩa của nguyên tắc tranh tụng tại phiên tịa, để góp phần thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình để có thể tự bảo vệ được chính bản thân mình. Do đó, việc nâng cao nhận thức về thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình áp dụng nguyên tắc trên thực tế. Các chủ thể tiến hành cũng như chủ thể tham gia tố tụng cần phải hiểu được vị trí, vai trị quan trọng cùa tranh tụng trong quá trình tố tụng để có thể thực hiện hết nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của mình.
Đồng thời, việc tăng cường ý thức pháp luật trong nhân dân cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận thức và thực hiện các quy định của pháp luật. Trong tố tụng hình sự, bằng việc nâng cao nhận thức của người dân về vai
trị của Tồ án, người bào chữa, KSV, các nguyên tăc bảo đảm tranh tụng ... cũng góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tranh tụng tại phiên tồ. Đe thực hiện được điều đó thì cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của q trình thi hành pháp luật và có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trị, ý nghĩa quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị chỉ rõ: "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến, giáo