Một so hạn chế, thiếu sót trong cơng tác thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành pho Hà Nộ

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (tt) (Trang 26 - 34)

cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành pho Hà Nội

2.2.2.1. Tòa án nhân dân hai câp trên địa bàn thành phô Hà Nội

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác thi hành án của TAND hai cấp thành phố Hà Nội còn một số tồn tại như sau:

(1) Một số nơi Tòa án còn chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời về việc chuyển giao quyết định THAHS hoặc khơng kèm theo bản sao bản án, trích lục bản án đã có hiệu lực pháp luật. Từ năm 2016 đến 2020, có 1024 quyết định THAHS mà TAND các cấp không gửi cho UBND xã, phường, thị trấn đế thực hiện cơng tác THAHS. Bên cạnh đó, cịn có tình trạng chậm ra quyết định thi hành án. Ngoài ra việc chậm chuyển các quyết định thi hành án kèm bản án có hiệu lực pháp luật cho các cơ quan liên quan như Viện kiểm sát, cơ quan THAHS còn xảy ra tương đối phổ biến. TAND cũng chưa thực hiện đầy đủ thủ tục khi gửi quyết định thi hành án như: khơng vào sổ cơng văn đi,

khơng có sổ bàn giao quyết định, phiếu gửi ...

(2) Một số quyết định THAHS do TAND ban hành chưa đảm bảo về mặt nội dung, hình thức văn bản như: Quyết định thi hành án đối với người được hưởng án treo không ghi thời gian thử thách; căn cứ ra quyết định không đúng quy định của pháp luật; quyết định ghi sai họ tên, ngày tháng năm sinh hoặc địa chỉ nơi bị án cư trú; ủy thác không đúng địa chỉ...

(3) TAND thành phố Hà Nội chưa quan tâm đến công tác THAHS trên địa bàn thành phố thể hiện ở việc chưa thường xuyên kiếm tra, hướng dẫn nghiệp vụ THAHS đối với TAND cấp dưới. TAND các quận, huyện, thị xã chưa hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, tố chức giám sát, giáo dục người bị kết án lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm hoặc rút ngắn thời gian đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ.

(4) Sự phối hợp giữa TAND hai cấp với chính quyền địa phương, cơ quan, tố chức và gia đình người chấp hành án trong việc giám sát, giáo dục chưa thường xuyên. Một số địa phương không thực hiện công tác này nên hiệu quả của cơng tác cảm hóa, giáo dục người chấp hành án chưa cao. Việc chỉ đạo, kiểm tra của các cơ quan chức năng ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được vai trò trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể.

(5) Theo thống kê tại báo cáo tổng kết của TAND tối cao cho thấy, hàng năm cả nước vẫn còn khoảng 40 trường hợp án treo thiếu căn cứ, cá biệt có những trường hợp cho bị cáo có tiền án, tiền sự chưa xóa án tích được hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật. Việc áp dụng hình phạt tù

cho hưởng án treo chưa đúng có nhiều ngun nhân như: chưa đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; chưa xem xét kỹ đặc điểm nhân thân của bị cáo...

2.2.2.2. Viện kiêm sát nhân dân hai câp trên địa bàn thành phô Hà Nội

Thông qua công tác kiểm sát, ngành Kiểm sát thành phố Hà Nội phát hiện khá nhiều vi phạm pháp luật của các chủ the. Ket thúc kiểm sát mới chỉ dừng lại ở việc kết luận, kiến nghị, kháng nghị những vi phạm của các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến thi hành án. Đối với các đối tượng chấp hành án vi phạm nghĩa vụ VKSND đã đề nghị UBND xã có báo cáo lên cơ quan THAHS để lập hồ sơ xử lý theo quy định như: chuyển từ việc chấp hành thời gian thử thách của án treo sang chấp hành hình phạt tù hoặc kiểm điểm đối với người chấp hành án cải tạo không giam giữ. Bên cạnh đó, VKSND hai cấp hằng năm cũng có kiến nghị UBND thành phố, quận, huyện, thị xã về công tác THAHS trên địa bàn tuy nhiên hiệu quả của công tác THAHS chưa cao.

2.22.3. Cơ quan Thi hành án hình sự hai cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Sự phân công, phân cấp của Công an các cấp chưa rõ ràng, mặc dù công việc theo dõi thi hành các hình phạt khác tại xã, phường, thị trấn đã được quy định tương đối cụ thể, song hầu hết Công an cấp quận, huyện hiện nay chưa bố trí cán bộ chuyên trách mà chủ yếu là kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ do cơ

quan THAHS tại các quận, huyện thường vẫn cịn tình trạng thiếu cán bộ mà lượng cơng việc tương đối nhiều. Vì vậy việc theo dõi, hướng dẫn, tổ chức quản lý THAHS tại các xã, phường, thị trấn nhất là công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ chưa được quan tâm và thực hiện đầy đủ. số lượng cán bộ kiêm nhiệm phải theo dõi công tác THAHS đối với rất nhiều loại đối tượng như: hỗn, tạm đình chỉ, tại ngoại chưa thi hành án, tha thù trước hạn có điều kiện, án treo, cải tạo khơng giam giữ, quản chế... hơn thế nữa mồi cán bộ phải quản lý rất nhiều xã, phường, thị trấn. Trung bình mỗi cán bộ phải phải đảm nhiệm theo dõi từ 10 đến 15 xã, phường, thị trấn, bên cạnh đó cịn phải kiêm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ khác, nên chịu sức ép cơng việc rất lớn. Vì vậy, hạn chế trong cơng tác theo dõi, quản lý đối với các đối tượng chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ là không thể tránh khỏi. Mặc dù thiếu biên chế nhưng các cơ quan THAHS - Công an cấp quận, huyện, thị xã vẫn phải chú trọng công tác canh gác, bảo vệ, quản lý nhà tạm giữ. Trình độ cán bộ THAHS cịn hạn chế, hầu hết chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ. Bên cạnh đó, quyền lợi đối với các cán bộ làm cơng tác THAHS nói chung và thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ nói riêng chưa được đảm bảo.

2.22.4. Các cơ quan khác có liên quan đến thỉ hành án hình sự

• UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Từ ngày 01/01/2020, Công an xã, phường, thị trân sẽ là cơ quan tham mưu và trực tiếp giúp UBND xã, phường, thị trấn thực hiện công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Tuy nhiên, các cán bộ thực hiện công tác này

tại các UBND và Công an xã, phường, thị trấn phàn lớn chưa được tập huấn nghiệp vụ lại thường xuyên biến động, luân chuyển nên không đảm bảo được hiệu quả công tác. Nguyên nhân là do nhận thức của một số cấp, ngành, địa phương còn chưa đày đủ, chưa thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa giáo dục, tính nhân đạo của các hình phạt ngồi xã hội.

• Cơng an các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trong công tác thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ thì hoạt động quản lý, giám sát, giáo dục là nội dung chính quyết định hiệu quả của tồn bộ hoạt động thi hành án. Nhiệm vụ trên được Luật THAHS giao cho UBND cấp xã (hoặc đơn vị quân đội) nhưng Công an cấp xã mới là cơ quan có trách nhiệm chính trong việc tham mini và trực tiếp giúp ƯBND xã thi hành nhiệm vụ này theo Luật THAHS 2019 (trước đây chỉ là tham mưu theo Luật THAHS 2010). Thực tế cho thấy Công an xã thường được phân công trực tiếp trong công tác tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ tại các địa phương. Đây là lực lượng có vai trị nịng cốt, ảnh hưởng quan trọng nhất đến hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Tuy nhiên việc thực hiện công tác này tại các xã, phường, thị trấn cịn gặp nhiều khó khăn. Phương pháp, trình tự thực hiện giám sát, giáo dục; chế độ, chính sách đối với các cán bộ chuyên trách theo dõi, giám sát người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ; công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ pháp luật, nghiệp vụ thi hành án cho đội ngũ cán bộ Công an xã, phường, thị trấn... chưa được đảm bảo. Luật THAHS 2019 mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 kèm các

văn bản, biểu mẫu và thông tư liên quan nhiều khiến lực lượng công an xã, phường, thị trấn khó nắm bắt được nhất là những nơi chưa được tổ chức tập huấn. Đặc biệt vấn đề chế độ đối với các cán bộ làm công tác này tại các xã, phường, thị trấn chưa được đảm bảo nên hiệu của của cơng tác là chưa cao.

• Các cơ quan, tố chức có liên quan đến cơng tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ

Tại Điều 5 Luật THAHS 2010 và Điều 5 Luật THAHS 2019 quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án nói chung và chấp hành án treo, cải tạo khơng giam giữ nói riêng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trách nhiệm phôi họp của các cơ quan, tơ chức hữu quan cịn mờ nhạt. Ngành tu pháp, các cơ quan thông tin đại chúng ở nhiều địa phương chưa làm tốt công tác phối họp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật thi hành án treo, cải tạo không giam giữ đến nhân dân và đối tượng phải thi hành án; chưa kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương những biện pháp đẩy mạnh hiệu quả công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Hội đồng nhân dân, mặt trận tổ quốc các cấp chưa làm tốt chức năng giám sát việc thực hiện pháp luật ở địa phương. UBND các cấp cịn bng lỏng quản lý cơng tác này, các tổ chức chính trị - xã hội hầu như đứng ngồi cuộc. Việc chưa phát huy được sự tham gia của các cơ quan nhà nước, của cộng đồng dân cư trong hoạt động thi hành án nói chung và thi hành án treo, cải tạo khơng giam giữ nói riêng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả

cơng tác. Từ đó, chưa mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ.

2.2.2.5. Người chấp hành án treo, án cải tạo không giam giữ và gia đình họ Một số vi phạm các quy định về nghĩa vụ của người chấp hành

án như:

- Người chấp hành án không làm bản cam kết với cơ quan tổ chức giám sát nêu rõ quyết tâm và hướng sửa chữa lồi lầm; hàng tháng không báo cáo kết quả tình hình tu dưỡng, rèn luyện của bản thân cho người giám sát, giáo dục.

- Người chấp hành án cải tạo không giam giữ không thực hiện khai báo và giao nộp đầy đủ phần thu nhập bị khấu trừ theo quyết định của cơ quan thi hành án dân sự; Hay chưa chủ động thực hiện các cơng việc cơng ích khi không nộp một phần thu nhập do mất việc hoặc khơng có việc làm.

- Việc chấp hành các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại chưa được người chấp hành án thực hiện nghiêm chỉnh. Một số bị án chỉ thực hiện việc bồi thường thiệt hại trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử nhằm được hưởng các tình tiết giảm nhẹ và được xử mức án nhẹ, tuy nhiên đến giai đoạn thi hành án thì lại chây ỳ, thoái thác trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tiền phạt, án phí theo quyết định của bản án do đã được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ đã. Việc không thực hiện nghĩa vụ trong giai đoạn chấp hành án cũng khơng ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người chấp hành án. Chính việc nhận thức và thái độ như vậy cũng là một trong nguyên

nhân dẫn đến việc thi hành án dân sự còn tồn đọng hằng năm. Nhiều nơi chấp hành viên phải đóng tiền án phí hộ người chấp hành án để lấy chỉ tiêu của cơ quan, đơn vị.

- Gia đình người bị kết án phải có trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ người chấp hành án học tập, lao động, cải tạo tốt; phối hợp trực tiếp với người giám sát, giáo dục và các cơ quan quản lý. Kịp thời thơng báo tình hình cải tạo, tu dưỡng, rèn luyện của người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ để các cơ quan này thực hiện các cơng tác quản lý, giám sát, giáo dục cho có hiệu quả. Tuy nhiên, một số gia đình có thái độ bỏ mặc người chấp hành án, thậm chí ghét bỏ, xa lánh làm họ rơi vào mặc cảm, tự ty. Bên cạnh đó dư luận xã hội và vấn đề cơng ăn việc làm khó khăn khiến người chấp hành án bức xúc khơng tìm được lối thốt dẫn đến tái phạm tội. Sự phối hợp giữa gia đình người chấp hành án và các cơ quan tố chức chưa thực sự đem lại hiệu quả; sự giám sát, quản lý của gia đình chưa chặt chẽ dẫn đến việc tái phạm tội của người chấp hành án.

- Qua công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, những người chấp hành án có cuộc sống khó khăn, có xu hướng biến động về lưu trú, thường bỏ đi làm ăn xa để tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên không kịp thời thông báo cho UBND cấp xã, phường, thị trấn và Cơ quan THAHS biết để chuyển giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án chuyển đến tiếp tục giám sát, giáo dục. Có đối tượng cịn cố tình bỏ trốn khỏi địa phương, khơng xác định được tung

tích. Có đối tượng mặc dù có mặt ở địa phương nhưng khi được cơ quan thi hành án triệu tập lại cố tình vắng mặt với nhiều lý do khơng chính đáng để khơng phải đến làm việc, thậm chí có trường hợp cịn cố tình vi phạm nghĩa vụ chấp hành án. Mặc dù luật THAHS 2019 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 trong đó có chế tài đối với những người chấp hành án treo vi phạm nghĩa vụ sẽ phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã tun tuy nhiên thực tế có rất ít trường họp các địa phương thực hiện tốt điều này để răn đe những người chấp hành án.

Một phần của tài liệu Thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (tt) (Trang 26 - 34)