1.4. Quyết định hình phạt tù có thịi hạn trong một so trưịng
1.4.2. Quyết định hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp phạm
QĐHP lại dưới mức thấp nhất của khoản 3, thậm chí dưới cả khoản 2 ... .
Nói chung, việc xây dựng các khung hình phạt đối với từng tội phạm theo một trật tự từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trật tự này lại ngược lại, nghĩa là từ nặng đến nhẹ. Ví dụ phần lớn các tội xâm phạm an ninh quốc gia (các tội ở các Điều từ 108 đến 122 BLHS), tội giết người (Điều 123 BLHS) là được sắp xếp theo trật tự từ nặng đến nhẹ. Nếu các khung hình phạt đối với tội phạm được sắp xếp theo trật tự từ nhẹ đến nặng trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn khung hình phạt liền trước khung hình phạt áp dụng. Cịn nếu các khung hình phạt đối với tội phạm được sắp xếp theo trật tự từ nhẹ đến nặng thì khung hình phạt liền kề nhẹ hơn là khung hình phạt liền sau khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội.
1.4.2. Quyết định hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp phạm nhiềutội tội
Theo quy định tại Điều 55 BLHS hiện hành:
Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Toà án QĐHP đối4 1
với từng tội và tổng họp hình phạt theo quy định sau đây: 1. Đơi với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tun cùng là cải tạo khơng giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung khơng được vượt q 03 năm đối với hình phạt cải tạo khơng giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
b) Neu các hình phạt đã tun là cải tạo khơng giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo khơng giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Neu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Neu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình; ...
QĐHP trong trường hợp này là trường hợp phạm nhiều tội, ngồi hình phạt bổ sung thì hình phạt chính đối với các tội trong trường hợp này cùng là hình phạt tù có thời hạn hoặc có tội là hình phạt tù, có tội là hình phạt cải tạo4
khơng giam giữ.
Thực tiễn xét xử thường gặp những vụ án bị cáo phạm nhiều tội, tuy nhiên tùy trường hợp cụ thể Tịa án có thế xử người phạm tội về nhiều tội hoặc có thể chỉ xử về một tội chủ yếu và coi những hành vi phạm tội khác chỉ là những tình tiết tăng nặng, cụ thể là:
Khi người phạm tội có nhiều hành vi, mồi hành vi cấu thành một tội và nhằm những mục đích khác nhau, khơng có quan hệ hữu cơ với nhau, thì cần phải xử về nhiều tội.
Khi người phạm tội có nhiều hành vi, mỗi hành vi tuy có cấu thành một tội phạm khác nhau, nhưng có quan hệ với nhau và cùng nhăm một mục đích phạm tội thì cần xử về nhiều tội nếu các hành vi phạm tội đó đều nghiêm trọng ngang nhau.
Neu trong những hành vi phạm tội đó có hành vi ít nghiêm trọng thì có thể chỉ xử về một tội nghiêm trọng và coi những hành vi khác là tình tiết tăng nặng.
Trường hợp người phạm tội chỉ có một hành vi, nhưng hành vi này lại cấu thành nhiều tội khác nhau thì tùy từng vụ án cụ thể mà xét xử về nhiều tội hoặc chỉ xét xử về một tội.
Trong trường hợp xử bị cáo về nhiều tội, sau khi phân tích, kết luận về từng tội, Tòa án QĐHP đối với từng tội, sau đó QĐHP chung cho các tội.4
1.4.3. Quyết định hình phạt tù có thời hạn trong trường họp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt
Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt là hai trường hợp đặc biệt, khác với trường hợp phạm tội hoàn thành ở mặt khách quan là hậu quả của tội phạm chưa xảy ra nên việc QĐHP cho bị cáo phải nhẹ hơn so với trường hợp tội phạm hoàn thành. Chế tài được áp dụng để xác định TNHS cho chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt tuy vẫn là chế tài quy định cho tội phạm cố ý (ở giai đoạn hoàn thành) nhưng bị giới hạn thấp hơn về hình phạt nặng nhất hoặc về mức cao nhất của khung hình phạt nặng nhất (mà vẫn giữ nguyên mức thấp nhất của khung hình phạt). Việc QĐHP tù có thời hạn đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt là trường hợp riêng và vẫn phải tuân theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 BLHS đối với trường hợp hình phạt chính là tù giam. Theo đó:
Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhât là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù khơng q hai muơi năm; Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng q % mức phạt tù mà điều luật quy định.4
1.4.4. Quyết định hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp đồng phạm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 BLHS năm 2015: “£)ớMg phạm là trường hợp có hai người trở lên co ý cùng thực hiện một tội phạm Pháp luật hình
sự chia những nguời đồng phạm thành: Nguời tổ chức, nguời thục hành, người xúi giục, người giúp sức. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dồ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
• • • • • 1 •
1.4.5. Quyết định hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội
Đây là một trường hợp đặc biệt, thể hiện ở chỗ hình phạt được quy định nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội có các tình tiết khác tương đương và mức giảm nhẹ phụ thuộc vào mức tuổi của người phạm tội. Trên tinh thần Điều 91 BLHS hiện hành, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội. Do đó, nếu có phải áp dụng hình phạt đối với họ cũng chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh
4 5
và trở thành cơng dân có ích cho xã hội. Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi QĐHP tù có thời hạn, Tồ án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng và cần phải cân nhắc kỹ xem có nên áp dụng hình phạt tù đối với họ hay khơng. Chỉ áp dụng hình phạt tù đơi với người chưa thành niên khi thấy không thể áp dụng được các loại hình phạt khác đối với họ.
Căn cứ vào quy định của BLHS để QĐHP đối với người chưa thành niên phạm tội là cơ sở, là tiền đề cho việc có áp dụng hay khơng áp dụng hình phạt, nếu áp dụng thì áp dụng loại hình phạt nào với mức hình phạt là bao nhiêu. Căn cứ vào các quy định của BLHS là căn cứ vào từng hành vi phạm tội cụ thể, của người phạm tội cụ thể đối chiếu với quy định của BLHS để áp dụng điều khoản nào cho phù hợp với hành vi phạm tội.
QĐHP tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội là trường hợp đặc biệt của QĐHP. Khi QĐHP thì Tịa án khơng được phép QĐHP q một phần hai mức hình phạt mà điều luật quy định đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, khơng q ba phần tư mức hình phạt mà điều luật quy định đối với người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc về xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội4
theo quy định tại Điều 91 BLHS.
Như vậy, quy tắc QĐHP đối với người chưa thành niên phạm tội và quy tắc QĐHP nhẹ hơn là khác nhau, độc lập nhau và có thể cùng vận dụng vào một vụ án cụ thể, khi QĐHP nếu bị cáo có đủ điều kiện luật định thì Tịa án áp dụng quy định về QĐHP nhẹ hơn trước và quyết định mức hình phạt cụ thể, sau đó dựa trên mức hình phạt đó thì Tịa án QĐHP đối với người chưa thành niên phạm tội.
1.4.6. Quyết định hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
Thực tiễn xét xử cho thấy không phải trong tất cả các trường hợp phạm nhiều tội đều được phát hiện và đưa ra xét xử cùng một lần. Nếu tất cả các tội phạm đều được phát hiện và đưa ra xét xử cùng một lần thì QĐHP trong trường hợp này bao gồm QĐHP đối với từng tội và QĐHP chung đôi với các tội theo quy định tại Điêu 56 BLHS 2015. Nêu tât cả các tội phạm được xét xử ở các lần khác nhau thì việc tổng hợp hình phạt nói chung và hình phạt tù nói riêng ở nhiều bản án sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 56 BLHS 2015.
về bản chất thì đây cũng là QĐHP trong trường hợp phạm nhiều tội nên việc QĐHP trong trường hợp này được thực hiện giống như QĐHP trong trường
4 7
hợp phạm nhiều tội nhưng do khác nhau về thời điểm phạm tội và thời điểm xét xử nên việc người phạm tội phải chấp hành hình phạt trong trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án có sự khác biệt. Điều 56 BLHS 2015 quy định việc tổng hợp hình phạt trong nhiều bản án bao gồm 3 trường hợp:
1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tịa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.
2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tịa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng
hợp, thì Chánh án Tịa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.4
Tiêu kêt chương 1
Qua nghiên cứu về vấn đề lý luận và pháp luật về QĐHP tù có thời hạn, tác giả đi sâu phân tích về khái niệm của hình phạt này và những khái niệm có liên quan; những yêu cầu cần đạt được khi QĐHP tù thời hạn như: Bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật; Bảo đảm mục đích của hình phạt; Bảo đảm khơng để người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm; góp phần giáo dục cơng dân tn thủ pháp luật. Bên cạnh đó, luận văn cịn đưa ra những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tù có thời hạn; những căn cứ QĐHP tù có thời hạn như: Dựa vào quy định của BLHS; Dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; Dựa vào nhân thân người phạm tội; Dựa vào các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS; Trong nhiều trường hợp khi QĐHP, Tịa án phải vận dụng các quy định mang tính đặc thù để QĐHP riêng đối với bị cáo. QĐHP trong trường hợp này được gọi là QĐHP trong trường họp đặc biệt. Tìm hiểu những nội dung trên để thấy được ý nghĩa của hình phạt tù có thời hạn và hoạt động QĐHP tù có thời hạn có giá trị nhận thức trên thực tiễn. Từ đó tạo cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu Chương 2 về thực tiễn áp dụng pháp luật về QĐHP tù có thời hạn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các kiến nghị, đề xuất.
Chương 2
THỤC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUYẾT ĐỊNH4
HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK VÀ CÁC KIẾN NGHỊ, ĐÈ XUẤT
2.1. Thực tiễn việc quyết định hình phạt tù có thịi hạn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Tình hình xét xử của TAND 2 cấp tỉnh Đẳk Lắk và những kết quả đạt được có liên quan đến quyết định hĩnh phạt tù có thời hạn
Tỉnh Đắk Lắk là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng; Phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, Phía Nam giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nơng; Phía Đơng giáp các tỉnh Phú n và Khánh Hịa; Phía Tây giáp tỉnh Mondulkiri của vương quốc CamPuChia với đường biên giới dài 193km. Tình trạng dân cư phát triển mạnh và phân bố không đều, dân số hiện nay khoảng hơn hai triệu người với 47 dân tộc cùng người nước ngồi sinh sống. Trong đó, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Êđê, M’nông, Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, H’mơng ....
Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có những chuyển biến rõ rệt góp phần giữ vững sự ổn định tại địa phương. Trong việc giải quyết, xét xử các vụ án hình sự của TAND 2 cấp tỉnh Đắk Lắk về cơ bản đã đảm bảo được tính khách quan, nghiêm5
minh, tuân thủ chặt chẽ các trình tự tố tụng, tranh tụng cơng khai tại phiên tịa. Tòa án hai cấp tiếp tục chú trọng việc tranh tụng tại phiên tòa theo hướng thực chất, hiệu quả. HĐXX không hạn chế thời gian dành cho tranh tụng, tôn trọng và đảm bảo cho các bên tham gia tố tụng đưa ra chứng cứ, trình bày hết các ý kiến của mình. Trên cơ sở kết quả tranh tụng, HĐXX đưa ra các phán quyết đúng pháp luật, đảm bảo đúng người, đúng tội, được dư luận xã hội đơng tình ủng hộ. Bản án, qut định của Tịa án đa phân được dư luận đồng tình ủng hộ, góp phần tun truyền phổ biến pháp luật tới bà con nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiếu số. QĐHP tù có thời hạn về cơ bản đảm bảo tính nghiêm minh, đúng quy định, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phịng chống tội phạm trong tình hình hiện nay.
Trong quá trình xét xử các vụ án hình sự, các Tịa án tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 48/CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới; quán triệt ý kiến chỉ đạo của TAND tối cao về QĐHP tù có thời hạn theo đúng quy định của pháp luật, được HĐXX xem xét, cân nhắc kỳ lưỡng trước khi quyết định. Bên cạnh đó tình hình tội phạm về hình sự cịn có những diễn biến phức tạp trong giai đoạn 2016-2020.5
Cụ thể, trong 05 năm từ năm 2016 đến năm 2020 (Thời điểm lấy số liệu thống kê tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12), TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý 9.538 vụ, 18.047 bị cáo (trong đó, thụ lý sơ thẩm 6.977 vụ, 13.871 bị cáo; thụ