Đức Lê Văn Duyệt Đại Tiên; Thánh Giáo Sưu Tập 1970-1971, tr.29.

Một phần của tài liệu Chương 4 - Nhân sinh (Trang 30 - 32)

MỤC 4.

ĐẠI ĐỒNG

Vũ trụ luận Đại Đạo đã nêu lên điểm trọng yếu nhất của con người ở tầm kích vũ trụ là Thượng Đế tính trong bản thể Tiểu Linh Quang đồng nhất với Đại Linh Quang. Nhờ đó, con người được xem là một chủ thể đồng đẳng cùng Tạo Hóa xét về cương vị đứng đầu vạn vật và về triển vọng tiến hóa đến mức độ tồn thiện tồn năng ở tương lai.

Con người đã được xác định khả năng đạt Đạo để trở nên hằng hữu trong Càn Khôn vũ trụ. Nhưng trong cuộc sống trần gian, thiên nhiên, lịch sử và quá trình phát triển nhân văn của nhiều khu vực địa cầu qua nhiều thế hệ đã khắc sâu vào tâm hồn nhân loại biết bao dấu ấn khác biệt dẫn đến tệ nạn kỳ thị áp bức bất nhân. Trên đà tiến bộ, vơ tình hay hữu ý, cái tinh khôn, kỹ xảo của con người đã quay lại chia rẽ chà đạp đồng loại. Con người tự đánh mất đức Nhân, tự rời khỏi cương vị xứng đáng trên đường tiến hóa, trước sau sẽ tự hủy diệt, nếu khơng cải thiện.

Do đó, bước vào thời đại cực kỳ phân hóa ngày nay của nhân loại, nhân sinh luận Đại Đạo nêu lên lý tưởng đại đồng hầu làm phương thuốc đối trị căn bịnh kỳ thị phân chia hiểm nghèo.

Trong kinh Dịch, Soán truyện của quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhơn có câu:

“Đồng nhơn vu dã, hanh, lợi thiệp đại xuyên, kiền hành dã. Văn minh dĩ kiện, trung chính nhi ứng, quân tử chính dã. Duy quân tử nhi năng thơng thiên hạ chí.”

Câu này có nghĩa là: Người quân tử thực hiện được chính sách đại đồng với thiên hạ thì làm được việc lớn, nhờ ở sự sáng suốt, dũng mãnh, đem lịng trung chính mà tương ứng tương hiệp với người đồng tâm. Đó là bậc qn tử thơng suốt được chí hướng của thiên hạ.

“(...) Truyện của Trình Di nói: Chí của thiên hạ mn thứ khác nhau, lý thì có một. Đấng Qn Tử biết rõ về lý, cho nên có thể thơng được chí của người thiên hạ. Đấng Thánh Nhơn coi lòng của ức triệu người cũng như một lòng, là thông về lý mà thôi.

Văn vẻ sáng suốt thì có thể thơng về lý, cho nên mới rõ về nghĩa Đại đồng; lại mạnh mẽ sáng suốt thì có thể thắng được lịng riêng tây của mình, nghĩa là qn lịng cá nhơn, để chung lo việc của toàn thể đồng bào, cho nên làm xong trọn được hết cái đạo Đại đồng. Như thế rồi mới có thể trung chính, hợp với sự đi của Trời, cùng là chí của người thiên hạ bốn phương.”1

Một phần của tài liệu Chương 4 - Nhân sinh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)