Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về trích lập dự phòng nợ

Một phần của tài liệu Bàn về chế độ hạch toán dự phòng phải thu khó đòi.DOC (Trang 25 - 31)

- Chuẩn mực số 18

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về trích lập dự phòng nợ

nợ phải thu khó đòi hiện hành

Các quy định về trích lập dự phòng hiện nay đã khá đầy đủ và chi tiết, giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc trích lập dự phòng. Tuy nhiên để cho các quy định này đi vào thực tiễn sâu rộng hơn, em xin có một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện như sau:

Thứ nhất: Nhà nước cần hướng dẫn cho các doanh nghiệp thêm phương

pháp ước tính (phân bổ) và khuyến cáo doanh nghiệp về phương pháp trực tiếp sẽ vi phạm nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Phương pháp này được biết như phương pháp ước tính và phân bổ dựa trên hai yếu tố: Dự kiến khoản nợ phải thu khó đòi; Sử dụng tài khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi dựa trên con số ước lượng và giảm trừ doanh thu. Đồng thời, doanh nghiệp nên phân bổ nợ phải thu khó đòi theo tỷ lệ doanh thu, tỷ lệ khoản phải thu và theo độ dài thời gian khoản phải thu (hay tuổi nợ phải thu) để tăng thêm độ chính xác cho các ước tính của mình. Mặc dù, đây là phương pháp khó và yêu cầu nhà quản lí phải có trình độ

cao nhưng với tốc độ hội nhập toàn cầu đang gia tăng thì chúng ta cũng nên học hỏi phương pháp này để hội nhập với thế giới, tạo ra sự chính xác cho các thông tin được phản ánh.

Thứ hai: Nên tách biệt việc ghi nhận khoản tiền thu được từ khoản nợ phải

thu đã xoá sổ thành cùng niên độ kế toán và khác niên độ kế toán. Nếu cùng niên độ kế toán nên ghi bút toán đảo và ghi nhận lại khoản phải thu đã thu được tiền, nếu không cùng niên độ thì ghi nhận vào thu nhập khác – Tài khoản 711 - dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Việc ghi nhận chung vào tài khoản thu nhập khác khi cùng niên độ kế toán là không hợp lí vì khoản tiền này vẫn thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì.

Việc thu được các khoản nợ phải thu đã xoá sổ trong kì kế toán có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp đã lập báo cáo tài chính giữa liên độ do đó, áp dụng phương pháp này là việc ứng dụng nguyên tắc phù hợp trong hạch toán kế toán.

Thứ ba: Cần có sự thống nhất giữa chế độ và chuẩn mực kế toán. Mức giảm

khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi cuối năm nên hạch toán vào tài khoản chi phí quản lí doanh nghiệp do khi phát sinh chi phí doanh nghiệp đã hạch toán vào tài khoản này và theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế đều quy định là hoàn nhập vào chi phí quản lí doanh nghiệp. Nhưng theo quan điểm của bản thân, trong một số doanh nghiệp khoản hoàn nhập này có thể làm cho số phát sinh bên Có tài khoản 642 lớn hơn số phát sinh bên Nợ. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp nên hoạch toán phần chênh lệch thừa vào thu nhập khác để tạo nên sự hợp lí.

Thứ tư: Các thuật ngữ và nội dung còn trừu tượng, các quy định còn phức

tạp gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, nên sửa đổi bổ sung các quy định xử lý nợ tồn đọng theo hướng thông thoáng hơn, nhất là các quy định về tài liệu chứng minh các khoản nợ tồn đọng. Hiện nay, có nhiều khoản nợ đủ điều kiện để trích lập dự phòng nhưng do doanh nghiệp khó có thể thu thập được bằng chứng cần thiết nên cũng không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Thiết nghĩ, trong nền kinh tế thị trường ngày nay, thời gian và tốc độ là yếu tố làm nên thành công cho doanh nghiệp, do đó các quy định cũng nên được thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

Thứ năm: Nên có quy định cụ thể trách nhiệm của người có thẩm quyền lập

dự phòng mà không lập. Đối với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc Công ty nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không có khả năng thu hồi hoặc không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi thì Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc giám đốc chịu trách nhiệm như việc báo cáo không trung thực tình hình tài chính của công ty, cần có biện pháp mạnh hơn đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của người điều hành doanh nghiệp hoặc không có báo cáo chính xác, rõ ràng.

Thứ sáu: Ngày nay, nhận thức về tầm quan trọng của việc trích lập dự phòng

nợ phải thu khó đòi trong các doanh nghiệp là chưa cao. Do đó cần hướng dẫn cũng như truyền đạt vai trò, tác dụng của việc trích lập dự phòng cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng nên giành sự quan tâm nhiều hơn đến việc thu hồi các khoản nợ phải thu để giảm thất thoát tài sản.

Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi chủ yếu dựa vào những xét đoán và trong các điều kiện không có sự chắc chắn về kết quả của các sự kiện đã phát

sinh hoặc có thể sẽ phát sinh, vì vậy, mức độ rủi ro, sai sót thường rất cao. Quy định cụ thể, chi tiết và hướng dẫn các doanh nghiệp lập các khoản dự phòng là cần thiết hiện nay nhằm đảm bảo cho các báo cáo phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp và nhà đầu tư biết được chính xác tài sản hiện có của doanh nghiệp, tiềm năng kinh tế của đơn vị để có chiến lược kinh doanh và quyết định đầu tư hiệu quả.

KẾT LUẬN

Hiện nay, việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, chưa phát huy được hết tác dụng của nó là làm cho doanh nghiệp có một khoản dự phòng cho những tổn thất có thể phát sinh, đảm bảo cho doanh nghiệp chủ động về tài chính. Ngoài ra, nó còn cho những người trong và ngoài doanh nghiệp biết chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thông tin chính xác là công cụ quan trọng nhất trong việc lập kế hoạch và ra các quyết định kinh tế có hiệu quả. Do đó, việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là cần thiết và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quát về các khoản nợ phải thu, về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có các biện pháp thu hồi nợ, có chính sách bán hàng phù hợp.

Bên cạnh đó, không chỉ có doanh nghiệp quan tâm đến dự phòng nợ phải thu mà các cơ quan ban ngành liên quan cũng cần nghiên cứu tình hình thực tế của các doanh nghiệp và nền kinh tế để đưa ra các quy định phù hợp do dự phòng nợ phải thu là một khoản ước tính nên còn mới mẻ và trong cách ghi nhận nghiệp vụ có thể chứa đựng những sai sót. Luôn luôn đổi mới và không ngừng hoàn thiện là việc làm cần thiết hiện nay.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel: 0918.775.368

MỤC LỤC

Phần I: Hạch toán dự phòng phải thu theo chế độ kế toán Việt Nam hiện

hành...3

1.Khái niệm và ý nghĩa của việc lập dự phòng phải thu khó đòi...3

1.1. Khái niệm...3

1.2. Ý nghĩa...5

2. Quy định chung về trích lập dự phòng phải thu khó đòi...5

2.1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng...6

2.2. Phương pháp lập dự phòng...8

3. Nội dung kế toán dự phòng phải thu khó đòi...10

3.1. Nguyên tắc và nhiệm vụ kế toán dự phòng phải thu khó đòi...10

3.2. Tài khoản sử dụng...11

3.3. Phương pháp hạch toán...11

Phần II: Hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi theo Kế toán Mỹ...13

Phần III: Kiến nghị hoàn thiện hạch toán dự phòng phải thu theo chế độ hiện hành...19

1.1. Ưu điểm của các quy định về trích lập dự phòng...19

- Chuẩn mực số 18...19

1.3. So sánh với Kế toán Mỹ...24

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hiện hành ...25

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel: 0918.775.368

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam: Quyết định 100/2005/QĐ-BTC; 2. Các thông tư hướng dẫn: Thông tư 13/2006/TT-BTC, Thông tư 107/2001/TT-BTC, Thông tư 33/1998/TT-BTC;

3. Chế độ kế toán doanh nghiệp: Quyết định 15/2006/QĐ-BTC;

4. Giáo trình lí thuyết và thực hành kế toán tài chính. PGS.TS Phạm Thị Loan NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm;

5. Một số trang web: kế toán, kiểm toán, Bộ tài chính, Bộ công thương;

6. Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán. PGS.TS Nguyễn Thị Đông NXB Tài Chính năm 2003.

Một phần của tài liệu Bàn về chế độ hạch toán dự phòng phải thu khó đòi.DOC (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w