khơng thuộc về DN
Đây là bài tốn cho DN. Nhưng lời giải lại không chỉ nằm ở họ, mà nó cịn liên quan đến các chủ thể khác khơng thực hiện chức năng đầu tư, kinh doanh.
Năm ngoái, trong “chiến dịch” cắt giảm các điều kiện kinh doanh, các DN nhỏ kinh doanh gas ở nhiều địa phương đã phải “than trời” vì quy định buộc mỗi DN phải có 50.000 vỏ bình và bồn chứa gas 300m3. Lý do được đưa ra là để đảm bảo DN đủ điều kiện cung ứng cho thị trường, tránh tình trạng sang chiết gas lậu, cưa tai vỏ bình.
Những chi phí... tn thủ
Nhưng thực tế lại không hẳn là vậy. Bởi nhu cầu gas ở mỗi địa phương là rất khác nhau. Có những DN miền núi phía Bắc than rằng: chỉ 20.000 vỏ bình đã thừa đáp ứng nhu cầu tại tỉnh. Hơn nữa, chỉ với 20.000 vỏ bình này, thì DN lại phải thuê đất, dựng nhà xưởng chỉ để làm kho chứa. Chi phí tăng lên rất nhiều. Với 50.000 vỏ bình gas, thì đương nhiên mỗi DN, dù lớn hay nhỏ, đã phải bỏ ra tới 25 tỷ đồng chỉ để đáp ứng cái tiêu chuẩn không phù hợp với quy luật thị trường này. Chi phí tuân thủ quy định này của DN là rất lớn. Hay những quy định về nhà xưởng, kho bãi,
máy xay xát đối với các DN xuất khẩu gạo trước đây là một ví dụ kinh điển khác. Bởi lẽ với các điều kiện này, cùng với quy hoạch 150 thương nhân xuất khẩu gạo, đã bóp chết nhiều DN vì chi phí tn thủ khá lớn.
Chi phí vận chuyển 1 container từ cảng Hải Phịng - Hà Nội gấp 3 lần so với chi phí từ Hàn Quốc, Trung Quốc về Việt Nam
Mới đây nhất, cuộc chiến giữa taxi và Grab, Uber taxi đã lộ ra một vấn đề. Các hãng taxi truyền thống cho rằng sở dĩ không thể cạnh tranh được với loại hình kinh doanh mới là Grab và Uber khơng phải bởi nội lực khơng có. Mà bởi vì nội lực ấy đã phải dùng để tuân thủ các điều kiện kinh doanh của ngành này.
Kho bãi, máy móc, nhà xưởng, văn phịng… rõ ràng trong nền sản xuất theo chuỗi giá trị khơng cịn phải là điều kiện tiên quyết. Nhưng vẫn còn hàng trăm văn bản yêu cầu DN sản xuất, kinh doanh phải hội tụ đủ những điều kiện về kho bãi, máy móc, nhà xưởng, diện tích văn phịng. Trong khi đó, trong xu thế phát triển, thì những vấn đề trên hồn tồn có thể trở thành dịch vụ chuyên nghiệp để liên kết sản xuất. Điều đáng bàn là, trong khi các cơ quan hữu quan ln nói DN phải giảm chi phí, hạ giá thành… nhưng chính họ lại đang đặt ra nhiều điều kiện kinh doanh làm cho chi phí tn thủ tăng lên. Hạ giá thành vì vậy là bài tốn khơng có lời giải.
DN phải đối phó, tn thủ hàng chục nghìn điều kiện kinh doanh hiện tại đã là một gánh nặng. Trong số hàng chục nghìn điều kiện kinh doanh ấy, như nhiều chun gia đã bình luận, có những điều kiện hết sức vô lý, phi thị trường và chỉ làm cho chi phí tuân thủ của DN ngày càng chồng chất. Trong khi đó, nếu có thể bỏ được hàng nghìn điều kiện kinh doanh vơ lý, thì rõ ràng DN sẽ bớt đi được những khoản chi cho việc tuân thủ những điều kiện không cần thiết. Bởi xét cho đến cùng, những điều kiện kinh doanh sẽ ln buộc các DN phải gồng mình đáp ứng những thứ khơng phải là thị trường.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc lúc phát biểu trong cuộc gặp của Thủ tướng với cộng đồng DN ngày 17/5 đã từng ví von rằng: với những điều kiện kinh doanh ấy thì đến Boeing cũng bó tay khơng thể kinh doanh được ở Việt Nam.
Và những trở ngại mang tên... khơng chính thức
Chia sẻ tại Diễn đàn Phát triển DN Việt Nam 2017, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết,"50-60% DN chi trả chi phí khơng chính thức vì cho rằng
để giảm phiền hà, duy trì quan hệ, né tránh nghĩa vụ...".
Theo Trưởng Ban pháp chế của VCCI, chi phí khơng chính thức DN không chỉ là nạn nhân còn là tác nhân, coi đây như lợi thế cạnh tranh của mình, thể hiện mơi trường kinh doanh không minh bạch.
Thừa nhận thực tế này, ơng Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đánh giá, ngồi chi phí chính thức như phí logistic, hạ tầng, tuân thủ pháp lý, ngăn ngừa khủng hoảng rủi ro,..., các DN Việt cịn đang phải trả chi phí khơng chính thức.
Băn khoăn về những rào cản đổi với DN tư nhân, ông Hồ Sỹ Hùng - Cục trưởng Cục phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, quy mô vốn hạn chế là một trong các trở ngại lớn khiến các DN tư nhân không tận dụng được hiệu quả kinh tế.
Việc khơng năng lực tài chính khiến DN khó khăn trong việc đầu tư vào máy móc cơng nghệ để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, ơng Hùng nhận định.
Theo Báo cáo khảo sát của Jetro năm 2016, tốc độ tăng lương tối thiểu thời gian qua từ 8-12%, đem lại lợi ích cho người lao động, nhưng tốc độ
tăng năng suất lao động lại chỉ đạt 4-5%; mức đóng bảo hiểm 22% lương tháng là cao, so với Malaysia chỉ là 13%, Philippines là 10% . Giảm chi phí, hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận luôn là chiến lược của bất kể một DN nào. Nhưng chiến lược ấy, dù có vẫy vùng thế nào, cũng khó có thể thành cơng nếu động lực bị triệt tiêu bởi hàng chục nghìn điều kiện kinh doanh vơ lý, phi thị trường.
Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã từng nhận định: trong khi pháp luật thì đắt đỏ, chi phí tuân thủ các điều kiện kinh doanh và chi phí khơng chính thức đã giết chết những nỗ lực hạ giá thành, nâng cao tính cạnh tranh của DN. Bởi vậy, vấn đề giảm chi phí cho DN, như đã nói ở trên, thường khơng phụ thuộc vào bản thân chính sách của DN.
Theo enternews.vn