c, Thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu tại khu vực Nam Trung Bộ
3.2 CÁC SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này chúng tơi phân tích một bộ số liệu quan trắc từ vệ tinh bao gồm nồng độ Chl-a mặt biển và nhiệt độ bề mặt biển SST.
Thu thập thông tin, số liệu từ các bài báo, tạp chí khoa học
Thu thập thơng tin từ các diễn đàn học tập, thảo luận nhóm với bạn bè.
Thu thập thông tin, số liệu từ các luận văn, đồ án, nghiên cứu khoa học đã thực hiện ngày trước.
Thu thập số liệu từ các trạm hải văn ven biển và đất liền. Thu thập thông tin, số liệu từ ảnh vệ tinh.
Thu thập thông tin, số liệu từ việc khảo sát thực tế. 3.2.2.Phương pháp suy luận logic
Trong lập luận suy diễn, cho trước các tiền đề đúng, kết luận phải được rút ra từ đó và nó khơng thể sai. Trong kiểu lập luận này, kết luận là cố hữu trong các tiền đề. Do đó, lập luận suy diễn khơng làm tăng cơ sở tri thức của ta và được coi là khơng có tính mở rộng.
Ngược lại trong lập luận quy nạp, nếu các tiền đề đúng thì kết luận được rút ra với một xác suất đúng nào đó. Phương pháp này có tính mở rộng, do nó tạo thêm thơng tin bên ngồi những gì đã được hàm chứa trong chính các tiền đề.
Phương pháp lập luận thứ ba được gọi là lập luận loại suy, hay suy luận để tìm ra cách giải thích tốt nhất. Phương pháp này phức tạp hơn về cấu trúc và có thể dùng đến cả các luận cứ quy nạp và suy diễn. Đặc điểm chính của loại suy là phương pháp này ủng hộ một kết luận bằng cách chứng minh rằng các lời giải thích khác là sai, hoặc chứng minh khả năng xảy ra của kết luận được ủng hộ, với một tập hợp các giả thuyết gây tranh cãi được cho trước.
Phương pháp thứ tư là phép tương tự. Lập luận bằng tương tự đi từ trường hợp cụ thể này tới trường hợp cụ thể khác. Kết luận của một phép tương tự chỉ là có thể đúng (plausible. Lập luận bằng tương tự rất thường gặp trong nhận thức thông thường, khoa học, triết học và khoa học nhân văn, nhưng đôi khi chỉ được chấp nhận như là một phương pháp bổ trợ. Một cách tiếp cận được cải tiến là lập luận dựa tình huống.
3.2.3.Phương pháp phân tích và tổng hợp
Nghiên cứu lý thuyết thường bắt đầu từ phân tích các tài liệu để tìm ra cấu trúc, các xu hướng phát triển của lý thuyết. Từ phân tích lý thuyết, lại cần tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù tiến tới tạo thành lý thuyết khoa học mới.
3.2.3.1.Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thơng tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:
Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thơng tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.
Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước, tác giả đương thời hay q cố). Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trước đối tượng.
Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).
3.2.3.2.Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp là phương pháp liên quan kết những mặt,những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau:
Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch.
Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ.Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận dạng tương tác.
Làm tái hiện quy luật. Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.
Giải thích quy luật. Cơng việc này địi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng
nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu.
3.2.4.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm là xem xét lại những thành quả của các cơng trình nghiên cứu trước để rút ra những kết luận hay kiến nghị có ích trong bài báo cáo của mình. Cụ thể trong bài này sẽ xem xét các giải pháp chống xói bồi trước đây đã thực hiện trong thực tế đạt mức độ hiệu quả ra sao, có phù hợp với khu vực mình đang nghiên cứu hay khơng để cuối cùng tìm ra 1 giải pháp thích hợp nhất cho vùng ta nghiên cứu.
3.2.5.Phương pháp xử lý số liệu
Tổng hợp số liệu thành bảng excel rồi sử dụng phần mềm hỗ trợ chuyển thành file .xyz là file đưa vào chạy mơ hình Delft 3D và Mike. Sử dụng hàm max, min, hàm đếm count để tính tổng số liệu, số liệu cực đại, cực tiểu...
Sử dụng công cụ Table of Content/Figures trên Word để tạo mục lục, danh mục bảng, danh mục hình ảnh tự động.