Những hình thức huy động vốn tại NH maritime bank

Một phần của tài liệu Ngân hàng maritime bank mở rộng cho vay (Trang 47 - 49)

6.2 .Nhân tố chủ quan

2. Thực trạng mở rộng huy động vốn của NH

2.2. Những hình thức huy động vốn tại NH maritime bank

2.2.1. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn truyền thống của Maritime Bank nói riêng và của các ngân hàng nói chung. Ngồi các hình thức tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn truyền thống thì Maritime Bank cịn phát triển nhiều hính thức tiết kiệm hấp dẫn khác như: tiền gửi tiết kiệm ngắn ngày với lãi suất tăng dần theo tuần, theo số lượng tiền gửi vào; tiết kiệm dự thưởng ”Lộc xuân may mắn”; chương trình ”Lãi suất vượt trội, quà tặng đặc biệt”, ”Niềm vui nhân đôi”, ”Quà tặng vàng”, tặng lãi suất cho khách hàng trên 50 tuổi... Ngoài ra Maritime Bank cịn đa dạng hố các sản phẩm theo kỳ hạn từ 1

48 tuần đến 36 tháng và đa dạng hoá loại đồng tiền gửi bao gồm VND, USD, EUR. Bên cạnh đó Maritime Bank ln đưa ra mức lãi suất hợp lí đảm bảo tính cạnh tranh và mang lại hiệu quả cho ngân hàng.

Maritime Bank mới triển khai thêm dịch vụ gửi tiết kiệm qua ATM và internet banking. Đây là loại hình dịch vụ ngân hàng mới đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, khách hàng không cần phải đến điểm giao dịch của Maritime Bank mà chỉ cần sử dụng thẻ ATM hoặc sử dụng máy tính có kết nối internet chuyển tiền từ tài khoản khác của mình sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm và lựa chọn sản phẩm, kỳ hạn và lãi suất hiện trên màn hình máy ATM hoặc màn hình máy tính.

2.2.2. Tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế

Tiền gửi của Tổ chức kinh tế tại Maritime Bank bao gồm tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Trong đó tiền gửi khơng kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao, nó phản ánh số lượng lớn khách hàng của Maritime Bank có sử dụng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền của ngân hàng.

Tiền gửi khơng kỳ hạn bao gồm: tiền gửi thanh tốn, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi ký quỹ. Tiền gửi không kỳ hạn của Tổ chức kinh tế được hưởng lãi suất thấp hơn tiền gửi có kỳ hạn và nguồn tiền này thường khơng ổn định.

Tiền gửi có kỳ hạn: Maritime Bank triển khai cả tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tuần trở lên đến tài khoản tiền gửi từ 1 tháng đến 36 tháng với nhiều sản phẩm đa dạng như: tiền gửi rút gốc linh hoạt, tiền gửi 12 tháng lãi suất điều chỉnh định kỳ, tiền gửi lĩnh lãi theo thời gian thực gửi...

2.2.3. Phát hành giấy tờ có giá

Maritime Bank phát hành giấy tờ có giá dưới các hình thức: chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, trái phiếu ngân hàng. Maritime Bank đã triển khai chứng chỉ tiền gửi ghi danh ngắn hạn VND với các kỳ hạn từ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng áp dụng đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Việc triển khai chứng chỉ tiền gửi cho phép Maritime Bank có thể huy động vốn một cách chủ động mà không phải phụ thuộc vào tiền gửi của khách hàng. Khả

49 năng chuyển nhượng tạo nên sự hấp dẫn hơn nhiều cho chứng chỉ tiền gửi so với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn khác. Do vậy, tổng số vốn huy động từ phát hành chứng chỉ tiền gửi năm 2014 đạt 257 tỷ đồng, năm 2015 tăng lên là 1.134 tỷ đồng, đến năm 2016 huy động vốn từ chứng chỉ tiền gửi đạt 368 tỷ đồng. Trái phiếu là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát hành đối với người sở hữu, trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ kèm với tiền lãi trong khoảng thời gian nhất định. Trong năm 2014 và 2015 Maritime Bank chưa áp dụng hình thức huy động này nhưng đến năm 2016 Maritime Bank bắt đầu phát triển hình thức huy động vốn trái phiếu với số dư đạt 5.000 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Ngân hàng maritime bank mở rộng cho vay (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)