Tương quan Pearson

Một phần của tài liệu đề tài NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI (Trang 43 - 45)

4.5.1. Lý thuyết

Phân tích hệ số tương quan Pearson là một trong những bước quan trọng trong phân tích định lượng. Ngay sau bước phân tích nhân tố khám phá EFA, ta tạo biến đại diện cho mỗi nhóm nhân tố và tiến hành phân tích tương quan Pearson.

Hệ số tương quan Pearson (r) là số liệu thống kê kiểm tra đo lường mối quan hệ thống kê hoặc liên kết giữa các biến phụ thuộc với các biến liên tục, có giá trị dao động trọng khoảng liên tục từ -1 đến +1:

- Nếu r càng tiến về 1, -1: tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ. Tiến về 1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm.

- Nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu.

- Nếu r = 1: tương quan tuyến tính tuyệt đối, khi biểu diễn trên đồ thị phân tán Scatter như hình vẽ ở trên, các điểm biểu diễn sẽ nhập lại thành 1 đường thẳng.

- Nếu r = 0: khơng có mối tương quan tuyến tính. Lúc này sẽ có 2 tình huống xảy ra. Một, khơng có một mối liên hệ nào giữa 2 biến. Hai, giữa chúng có mối liên hệ phi tuyến.

Tại bước tương quan Pearson, nếu sig > 0.05 thì 2 biến khơng có tương quan với nhau nhưng vẫn có thể có ý nghĩa khi phân tích hồi quy. Bởi vì trong Pearson, các biến so sánh với nhau ở mối quan hệ độc lập, chỉ xét trong phạm vi 2 biến đó. Cịn trong hồi quy, khơng có sự so sánh từng cặp nữa mà mỗi biến độc lập sẽ được xem xét sự tương quan với biến phụ thuộc khi đặt cạnh các biến độc lập cịn lại. Do đó, mỗi biến có thể khơng tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc ở bước phân tích Pearson nhưng lại hồn tồn có ý nghĩa trong phương trình hồi quy tuyến tính.

4.5.2. Phân tích tương quan Pearson

Sau khi phân tích khám phá nhân tố EFA, ta có được bảng ma trận xoay cuối cùng. Sau đó ta tiến hành tạo các nhân tố đại diện.

- Nhân tố đại diện Tính hữu dụng (THD) gồm 11 biến là TKW1, TKW2, TKW3, TKW4, SDD1, SDD2, SDD3,TDSD1, TDSD2,TDSD3,TDSD4.

- Nhân tố đại diện Tính bảo mật (TBM) gồm 3 biến là TBM1, TBM2, TBM3. - Nhân tố đại diện Niềm tin (NT) bao gồm 3 biến là NT1, NT2, NT3.

- Nhân tố đại diện Quyết định mua hàng trực tuyến bao gồm 4 biến là QDMH1, QDMH2, QDMH3, QDMH4.

Tiếp theo ta, phân tích tương quan pearson

Correlations QDMH THD TBM NT QDMH Pearson Correlation 1 .755** .526** .658** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 N 202 202 202 202 THD Pearson Correlation .755** 1 .577** .576** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 N 202 202 202 202 TBM Pearson Correlation .526** .577** 1 .594** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 N 202 202 202 202 NT Pearson Correlation .658** .576** .594** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 N 202 202 202 202

Bảng 4. 24: Tương quan Pearson

Quan sát các giá trị sig và hệ số tương quan pearson trong bảng trên, ta có kết luận sau: Kết quả kiểm định correlations của các biến có giá trị Sig < 0.05 và 0 < r < 1

+ Có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến THD và biến QDMH; và 2 biến này có mối quan hệ cùng chiều.

+ Có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến TBM và biến QDMH; và 2 biến này có mối quan hệ cùng chiếu.

+ Có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến NT và biến QDMH; và 2 biến này có mối quan hệ cùng chiếu.

Một phần của tài liệu đề tài NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)