Phát hiện các biện pháp nghệ thuật

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 87 - 88)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Cách cảm thụ tác phẩm văn học

3.1.1. Phát hiện các biện pháp nghệ thuật

Một trong những biện pháp giúp cho các em có năng lực cảm thụ văn học tốt là giúp cho HS nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học.

Để cảm thụ các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. HS cần thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, điệp từ vàđảo ngữ..., (thơng qua phân môn Luyện từ và câu.); Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ (thôngqua môn Tập đọc); Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh thể hiện biện pháp nghệ thuật và cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ. Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường gặp trong các bài tập đọc ở chương trình bậc Tiểu học: so sánh, liệt kê, nhân hóa,…

* Cách phát hiện biện pháp so sánh

Trước hết cho các em hiểu thế nào là nghệ thuật so sánh rồi hướng cho các em tìm nêu những câu văn hoặc thơ có sử dụng nghệ thuật so sánh. Hướng dẫn HS phát hiện các từ so sánh: là, như. Sau đó cho các em làm bài tập thực hành.

* Cách phát hiện biện pháp liệt kê

Giúp HS hiểu liệt kê là gì? Hiểu được tác dụng của liệt kê. Hướng dẫn HS tìm dấu hiệu của biện pháp liệt kê trong văn bản cụ thể và hiệu quả của nó.

“Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện

của Hai Bà. Tiếng trống dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.”

(Hai Bà Trưng - Văn Lang) Trong đoạn văn trên, tác giả đã liệt kê một loạt những vũ khí mà đồn qn mang theo: giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc. Tác dụng là thể hiện khí thế của đồn qn do Hai Bà Trưng lãnh đạo, nhấn mạnh được quyết tâm của quân ta trong chiến đấu.

* Cách phát hiện biện pháp nhân hóa

Trước hết, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ về khái niệm nhân hóa, cũng như tác dụng của biện pháp tu từ này. Hướng dẫn học sinh tìm ra những dấu hiệu nhận biết: các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người.

“Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ơm tay níu tre gần nhau thêm”

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

Hai câu thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để tả hoạt động

của tre giống như con người (bọc, ơm, níu) nhằm tạo nên hình ảnh cây tre

Việt Nam trở nên gần gũi và có hồn hơn.

Một phần của tài liệu Chủ đề tổ quốc trong chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)