+ Mảng có N phần tử , chỉ số của các phần tử là số nguyên từ 1 đến N
Type Tên_kiểu = Array[1..N] of <Kiểu_phần _tử >; Var Tên_biến : Tên_kiểu ;
+ Mảng có N phần tử , chỉ số của các phần tử là số nguyên từ -1 đến N-2 Type Tên_kiểu = Array[-1..N-2] of <Kiểu_phần _tử >;
+ Mảng có 10 phần tử , chỉ số của các phần tử là kí tự từ ′A ′ đến ′K′
Type Tên_kiểu = Array[ ′A ′ .. ′K′] of <Kiểu_phần _tử >;
Khai báo mảng 2 chiều :
+ Mảng có N xN phần tử , chỉ số của các phần tử là cặp số nguyên từ (i,j)
Type Tên_kiểu = Array[1..N,1..N ] of <Kiểu_phần _tử >;
Khai báo mảng 3 chiều :
+ Mảng có N xN xN phần tử , chỉ số của các phần tử là bộ 3 số nguyên từ
(i,j,k)
Type Tên_kiểu = Array[1..N,1..N ,1..N ] of <Kiểu_phần _tử >;
Chú ý :
Mỗi phần tử thứ i của mảng 1 chiều ( mảng A với chỉ số nguyên chẳng hạn ) được tương ứng với 1 ô nhớ trong máy Muốn nạp hoặc lấy giá trị ô nhớ đó , phải thông qua phần tử thứ i của mảng tương ứng với ô nhớ ấy kí hiệu là A[i] ,
Mỗi phần tử có chỉ số (i,j) của mảng 2 chiều ( mảng A với chỉ số là cặp số nguyên chẳng hạn được kí hiệu A[i,j] trong đó i là chỉ số hàng ,j là chỉ số cột
Như vậy việc duyệt các giá trị của các phần tử của mảng rất dễ dàng . Song cần lưu ý biến chỉ số của mảng không được vượt ra ngoài phạm vi đã khai báo . Thí dụ Mảng A khai báo có 10 phần tử với chỉ số từ -5 đến 4 thì kí hiệu A[5] là phạm lỗi .
Nhược điểm của kiểu mảng là tốn bộ nhớ do khai báo ban đầu phải lường trước mọi giá trị của dãy nào đó đều được đưa vào mảng , nên kích thước mảng sẽ lớn , nhưng thực tế có thể không dùng hết các phần tử của mảng đã khai báo.
MỘT SỐ HÀM THÔNG DỤNG
1) ABS(x) : giá trị tuyệt đối của x có kiểu như x
2) SQR(x) : Bình phương của x có kiểu như x
3) SQRT(x) : Căn bậc hai của x có kiểu Real
4) Sin(x) : sin của x có kiểu Real
5) Cos(x) : côsin của x có kiểu Real
7) Ln(x) : Loga cơ số e của x có kiểu Real
8) Exp(x) : cho e x
9) Random(n) : Cho một số nguyên ngẫu nhiên từ 0 tới n-1 ( n nguyên ) 10) Odd (n) : cho giá trị True nếu n lẻ ; cho giá trị False nếu n chẵn 11) Round(x) : là số nguyên làm tròn của số thực x
12) Trunc(x) : là số nguyên ,bằng phần nguyên của số thực x
13) Int(x) : là số thực , bằng phần nguyên của số thực x
14) Frac(x) : là số thực , bằng phần thập phân của số thực x
Với các kiểu dữ liệu vô hướng đếm được ( Kiểu số nguyên :Integer,Byte, LongInt, ShortInt, Word, Kiểu Lôgic : Boolean, Kiểu kí tự : Char ) có quan hệ thứ tự nên còn được xây dựng các hàm sau đây : ORD , PRED , SUCC
Thí dụ :
ORD(10) = 10 , PRED(10) = 9 , SUCC(10) = 11
ORD(‘B’) = 66 , PRED(‘B’) =‘A’ , SUCC(‘B’) =‘C’
ORD(False) = 0 , ORD(True) = 1 ,
ORD(3*4=12) = 1 , ORD(3*4=11) = 0 ,
PRED(True) = False , SUCC(False) = True
15) INC(x,k) : Tăng số nguyên x lên thêm k đơn vị ( x := x+k )
16) DEC(x,k) : Giảm số nguyên x đi k đơn vị ( x := x-k )