Kết quả:
Bảng 3.9. Tương quan giữa trình độ văn hóa với việc sử dụng các biến thể thanh điệu
Trình độ Biến thể (0) Biến thể (1) Biến thể (2) Tổng Đại học
+
30,3 8,6 61,1 100,0
Đại học - 23,3 26,1 50,6 100,0
p < 0,06
Qua kết quả thống kê trên cho ta thấy những người có bậc học vấn từ đại học trở lên dùng những biến thể thanh điệu NGL với tỷ lệ hạn chế (8,6%), trái lại với tỷ lệ này ở nhóm có trình độ dưới đại học cao hơn rất nhiều (26,1%), còn tỷ lệ sử dụng các biến thể Vinh và trung gian ở nhóm có trình độ đại học trở lên cũng cao hơn hẳn nhóm còn lại.
Tiểu kết chương 3
(1) Với những kết quả mà chúng tôi vừa phân tích trên biểu hiện một sự biến đổi rất rõ rệt, thậm chí rất mạnh mẽ. Khuynh hướng chuyển dùng từ các biến thể địa phương NGL sang dùng các biến thể trung gian và các biến thể địa phương Vinh của các cư dân nhập cư là một khuynh hướng khá mạnh.
(2) Khuynh hướng trên đây không thể hiện sự giống nhau ở các thanh điệu khác nhau. Có thanh điệu thì thể hiện mạnh hơn và cũng có thanh điệu thì thể hiện yếu hơn, điều này phụ thuộc vào đặc điểm và bản chất ngữ âm của từng thanh điệu cũng như đặc điểm của hai biến thể địa phương Vinh và NGL của mỗi thanh.
(3) Sự biến đổi cũng thể hiện rất khác nhau ở các phong cách ngôn từ khác nhau. Điều này chứng tỏ sự lưu tâm của chủ thể giao tiếp có ảnh hưởng rất mạnh đến ngôn từ khi giao tiếp
(4) Ảnh hưởng đến sự biến đổi trên đây là hàng loạt những nhân tố xã hội, tâm lý khác nhau của chủ thể giao tiếp như giới tính, tuổi đời, tuổi đến Vinh, thời gian định cư ở Vinh, rồi trình độ văn hóa, khả năng ngoại
giống nhau, có nhân tố không ảnh hưởng quyết định, có nhân tố có ảnh hưởng quan trọng và cũng có những nhân tố không ảnh hưởng quyết định nhưng góp phần tạo nên kết quả biến đổi.
KẾT LUẬN
1. Đứng trước rất nhiều cách tiếp cận khác nhau để nghiên cứu ngôn từ của các cộng đồng từ Nghi Lộc, luận án đã chọn đề tài nghiên cứu sự biến đổi ngôn từ của một số nhóm nhập cư tới thành phố Vinh, với đối tượng nghiên cứu là lời nói và việc sử dụng chúng trong đời sống giao tiếp của các cộng đồng này. Sự lựa chọn này phù hợp với trào lưu nghiên cứu của ngôn ngữ học thời hậu cấu trúc luận là nghiên cứu mặt biểu hiện sống động của lời nói. Do vậy cách tiếp cận này cũng phù hợp với hướng nghiên cứu hiện nay trong ngôn ngữ học xã hội hiện đại: nghiên cứu các cộng đồng ngôn từ. Với trào lưu nghiên cứu đó, nhiều lý thuyết mới đã ra đời, nhiều phương pháp nghiên cứu mới đã được áp dụng ở nhiều cộng đồng ngôn từ khác nhau và những thành tựu thu được là những đóng góp đáng kể cho ngôn ngữ học xã hội thế giới. Luận án này hướng tới phác họa một quá trình, một khâu quan trọng của những khuynh hướng biến đổi ngôn ngữ trong sự biến động dân cư ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
2. Qua phân tích chúng tôi thấy sự biến đổi ở các phụ âm là không đáng kể. Sự biến đổi diễn ra chủ yếu ở hệ thống vần cái và hệ thống thanh điệu là khá đa dạng và phức tạp. Hầu hết các vần cái và thanh điệu của tiếng địa phương Nghi Lộc khi đi vào tiếng Vinh đều thể hiện bằng những biến thể trong tiếng Vinh. Các biến thể địa phương vừa được thể hiện trong thực tế phát âm vừa được ghi nhận ở một bộ phận từ vựng.
3. Ảnh hưởng đến sự biến đổi trên đây là hàng loạt những nhân tố xã hội, tâm lý khác nhau của chủ thể giao tiếp như giới tính, tuổi đời, tuổi bắt đầu chuyển đến định cư tại thành phố Vinh, thời gian định cư ở thành phố Vinh, trình độ văn hóa, khả năng ngôn ngữ, mô hình hôn nhân…Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này không giống nhau, có nhân tố ảnh hưởng quyết định, có nhân tố ảnh hưởng quan trọng và cũng có những nhân tố không ảnh hưởng quyết định nhưng góp phần tạo nên kết quả biến đổi. Tất cả những nhân tố đó phụ thuộc vào nhau, quy định lẫn nhau, hòa trộn vào nhau và sự kết hợp đó tạo nên tính đa dạng của ngôn ngữ mà chúng ta dễ dàng nhận thấy.
4. Qua những kết quả đã khảo sát, chúng tôi nhận thấy sự biến đổi phát âm theo hướng nhích lại gần cách phát âm thành phố Vinh của cộng đồng Nghi Lộc là một hiện thực. Hiện thực này có thể nằm ngoài ý định chủ quan cũng như sự nhận biết của nhiều người, song nó vẫn tồn tại, như một thực thể khách quan. Hiện thực này phản ánh một quy luật trong giao tiếp ở môi trường đa phương ngữ, quy luật hướng tới những cách dùng phổ dụng
hợp những yếu tố tốt có lợi cho hoạt động giao tiếp. Điều này dự báo một xu hướng biến đổi và bảo lưu ngôn ngữ trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời cũng hàm chỉ những phương hướng biến đổi và bảo lưu của các qúa trình văn hóa trong sự mở rộng giao lưu và hợp tác hiện nay.
5. Những nhân tố này không tác động độc lập mà ảnh hưởng lẫn nhau, chi phối thậm chí bài trừ lần nhau và tạo nên một kết quả biến đổi hoặc bảo lưu mà chúng ta đã thấy. Nhận thức được như vậy, chúng tôi cũng thấy được tính tập thể, nhiều chiều của những tương tác tâm lý, xã hội lên sự vận động và biến đổi ngôn từ của mỗi cá nhân trong giao tiếp đa phương ngữ. Thực tế này cũng giúp chúng tôi tìm ra những được đồng biến rất đáng chú ý giữa các biến ngôn ngữ và biến xã hội, chẳng hạn: sự biến đổi ở nữ mạnh hơn nam, cũng có nghĩa là sự bảo lưu ở nam mạnh hơn nữ; thời gian đến thành phố Vinh càng dài thì kết quả biến đổi càng mạnh; tuổi đến thành phố Vinh càng trẻ thị sự thích nghi càng nhanh; rồi tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng tới sự biến đổi… và nhiều đường đồng biến khác nữa.
6. Cùng với những nhân tố trên đây, chúng tôi cũng nhận thấy một sự ảnh hưởng khác có tính chất quyết định đối với sự biến đổi hay bảo lưu ngôn ngữ của cộng đồng này, đó là thái độ của cộng đồng tiếp nhận khác nhau không giống nhau và khá đa chiều tùy theo đặc điểm tâm lý - xã hội của đối tượng tiếp nhận. Nhưng nhìn chung hướng chấp nhận một sự thay đổi hợp lý để thích nghi trong môi trường giao tiếp mới là một thái độ cơ bản.
7. Sự biến đổi cũng thể hiện rất khác nhau ở các phong cách ngôn từ khác nhau. Điều này chứng tỏ sự lưu tâm của chủ thể giao tiếp có ảnh hưởng rất mạnh đến những sản phẩm ngôn từ khi giao tiếp. Như vậy, từ góc độ phong cách và liên quan đến nó là vấn đề chuyển mã, chúng tôi thấy là: nhiên), tính chất tự nhiên khiến các chủ thể ngôn từ không lưu tâm đến vấn đề mã phương ngữ mà chỉ sử dụng hoàn toàn theo thói quen, có thể là thói quen của phương ngữ gốc, có thể là thói quen đã chịu ảnh hưởng của phương ngữ Vinh sau nhiều năm, thói quen sau khi đã qua một quá trình biến đổi.
8. Luận án này mới chỉ khảo sát sự biến đổi ngôn ngữ của một số nhóm chuyển cư từ Nghi Lộc đến thành phố Vinh. Còn rất nhiều nghiên cứu theo hướng đi này, chẳng hạn khảo sát sự biến đổi và bảo lưu tương tự ở những cộng đồng ngôn từ khác tại thành phố Vinh. Trong xu hướng hội tụ cư dân tới các đô thị lớn của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, xu hướng hội tụ và phân ly ngôn ngữ cũng đồng thời xuất hiện và cần được xem xét vì những mục đích lý luận và thực tiễn. Hy vọng rằng hướng nghiên cứu biến đổi ngôn từ mà chúng tôi đã thực hiện trong luận án này sẽ trở nên có ý nghĩa hơn.