0
Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Bàn bạc, mở rộng:

Một phần của tài liệu 36 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HAY (CÓ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT) (Trang 27 -28 )

- Tại sao lại nói trách nhiệm là yếu tố đôi khi con người cảm thấy bị ràng buộc?

+ Khi được giao một công việc, nhiệm vụ nào đó, bắt buộc ta phải làm tròn, phải có trách nhiệm hoàn thành tốt, nếu không sẽ ảnh hưởng đến công việc, thành tích, danh dự, cuộc sống của bản thân và còn làm liên luỵ đến người khác, ảnh hưởng xấu đến các tổ chức, tập thể...có liên đới.

+ Đó là những ràng buộc trong lời nói, hành vi của mình. Khi đã nói ra mỗi người phải chịu trách nhiệm về lời nói ấy: sự trung thực, đúng đắn, chính xác, tin cậy. Chịu trách nhiệm về lời nói của mình gắn liền vói những hành động, việc làm cụ thể. Nói đi đôi với làm.

+ Mỗi người còn phải chịu sự ràng buộc trong hành vi, mỗi hành vi đúng đắn, có ý nghĩa sẽ được coi trọng, những hành vi việc làm sai trái đều phải chịu hậu quả. Đó là những ràng buộc mà ta ngầm phải thực hiện nên đôi khi thấy mệt mỏi, nặng nề, không được tự do, thoải mái.

- Tại sao trách nhiệm cũng chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách?

+ Để hoàn thành trách nhiệm được giao, con người phải vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, đòi hỏi phải có ý chí, nghị lực, tình yêu, niềm say mê....đó cũng chính là quá trình rèn luyện, phấn đấu để xây dựng và phát triển nhân cách.

+ Khi mỗi người có ý thức thể hiện trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội cũng chính là có ý thức sống tốt, sống có ích, sống theo những chuẩn mực đạo đức, luân lí của xã hội. Tránh được thói vô trách nhiệm sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho bản thân, xã hội (ảnh hưởng về kinh tế, về đạo đức....)

- Ngoài mỗi con người sống có trách nhiệm, cũng cần thấy trách nhiệm của các tổ chức, ban ngành, xã hội đối với mỗi cá nhân.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được vai trò quan trọng của việc sống có trách nhiệm đối với cuộc đời mình, đối với gia đình, xã hội. Có ý thức phê phán thói vô trách nhiệm.

- Cần phải trang bị cho bản thân những tri thức , kĩ năng để sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, đồng thời góp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi người.

Câu 31:Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về

mối quan hệ giữa nói và làm.

Gợi ý:

1. Giải thích ý kiến:

- Nói và làm là hai hoạt động chủ yếu, quan trọng của con người. Nói là sự thể hiện thành lời những ý nghĩ, tư tưởng của con người. Làm là sự thực hiện, cụ thể hoá bằng hành động những ý nghĩ, tư tưởng của con người.

- Trong cuộc sống, quan hệ giữa nói và làm diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau.

2. Bàn bạc, mở rộng:

- Nói và làm theo quan hệ đồng thuận: nói đi đôi với làm; tư tưởng được cụ thể hoá bằng hành động… Nhờ đó, lời nói có sức thuyết phục đối với mọi người. Người thực hiện được những điều đã nói là người có nhân cách, luôn nhận được sự tôn trọng của mọi người. (liên hệ thực tế)

- Nói và làm theo quan hệ tương phản: nói khác làm; nói mà không làm; nói nhiều làm ít… dẫn tới sự mất niềm tin, thất vọng của mọi người. Đó là loại người thiếu nhân cách, không nhận được sự tôn trọng của mọi người. (liên hệ thực tế)

- Quan hệ lợi dụng: dùng lời nói để biện minh cho hành vi xấu xa, tội lỗi; xúi dục người khác làm điều sai trái… làm cho sự thật bị xuyên tạc, cái ác, sự dối trá được dung túng, đánh lừa mọi người, gây tác hại lớn cho đời sống xã hội.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống, phải luôn thực hiện nói đi đôi với làm. - Không ngừng học hỏi, tu dưỡng rèn luyện bản lĩnh để có đức tính trung thực trong lời nói và việc làm.

Câu 32: Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về

hiện trạng: nhiều

học sinh không thích học môn Lịch sử và ít hiểu biết về truyền thống dựng nước, giữ nước vẻ vang của

dân tộc.

Gợi ý:

1. Nêu hiện trạng: Việc học sinh không thích học môn Lịch sử và ít hiểu biết về truyền

thống dựng nước, giữ nước vẻ vang của dân tộc là điều có thật và là một thực tế đau lòng. Hiện trạng này không thể không thấy, không thể không suy nghĩ:

+ Xé đề cương ôn thi môn Lịch sử và rải trắng khắp trường khi nghe tin môn này không có trong danh sách các môn thi tốt nghiệp (năm 2013).

+ Mừng rỡ khi Lịch sử không còn là môn thi bắt buộc mà là môn thi tự chọn; ít học sinh đăng ký thi môn Lịch sử theo hình thức tự chọn (năm 2014). Hằng năm, kết quả điểm thi môn Lịch sử (kể cả thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học) thấp một cách bất thường. + Ít người trả lời thông suốt những câu hỏi về lịch sử trong các kỳ thi trên truyền hình, kể cả những người được xem là học tốt, học giỏi.

+ Lúng túng khi được hỏi về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử nổi bật được lấy tên đặt cho các đường, các phố trong nhiều đô thị.

Một phần của tài liệu 36 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HAY (CÓ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT) (Trang 27 -28 )

×